Nhóm 1
Câu 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
Câu 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
Nhóm 2
Câu 1: Mong muốn của bác Hồ là gì?
Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bản thân em?
18 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 3 : Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em?
Nhóm 2 :
Câu 1 : Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
Câu 2: Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
Nhóm 3 :
Câu 1 : Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam?
Câu 2 : Em rút ra được bài học gì sau khi thảo luận về các thông tin và ảnh?
- HS : Các nhóm thảo luận.
- GV : Hướng dẫn các nhóm trình bày.
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1 :
Câu 1 :
- Sự tàn khốc của chiến tranh.
- Giá trị của hoà bình.
- Sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
Câu 2 : Hậu quả:
- Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm10 triệu người chết.
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai có 60 triêu người chết.
Câu 3 : Từ năm 1900 – 2000 chiến tranh đã làm :
- 2 triệu trẻ em chết.
- 6 triệu trẻ em thương tích tàn phế.
- 20 triệu trẻ em sống bơ vơ.
- 300.000 trẻ em tuổi thiếu niênbuộc phải đi lính, cầm súng giết người.
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS phân tích làm rõ nội dung
Sử dụng phương pháp kích thích tư duy.
Câu 1 : Nêu sự đối lập giữa hoà bình với chiến tranh.
Câu 2 : Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3 : Cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì?
- HS làm việc cá nhân.
- GV Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy khổ lớn
Câu 1:
Hoà bình
Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên tự do.
- Nhân dân được ấm no hạnh phúc.
- Là khát vọng của loài người.
- Gây đau thương chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm hoạ của loài người.
Câu 2
Chiến tranh chính nghĩa
Chiến tranh phi nghĩa
- Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
- Bảo vệ độc lập tự do.
- Bảo vệ hoà bình .
- Gây chiến tranh giết người, cướp của.
- Xâm lược đất nước khác.
- Phá hoại hoà bình.
Câu 3 : Cách bảo vệ hoà bình vững chắc nhất :
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia.
- Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do.
Hoạt động 4
Tìm hiểu nội dung bài học
GV : Đàm thoại giúp HS hiểu được hoà bình là gì, biểu hiện của hoà bình, các hoạt động bảo vệ hoà bình, từ đó biết liên hệ trách nhiệm bản thân.
Câu 1 : Thế nào là hoà bình?
Câu 2 : Biểu hiện của lòng yêu hoà bình ?
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm hoà bình
- Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, đân tộc, giữa con người với con người.
- Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại.
2/ Biểu hiện của hoà bình.
- Giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
- Không để xảy ra chiến tranh, xung đột.
3/ Phải làm gì để để bảo vệ hoà bình?
- Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh bảo vệ hoà bình. Lòng Yêu hoà bình thể hiện mọi nơi, mọi lúc giữa con người với con người.
- Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới.
Hoạt động 5
Liên hệ - rèn luyện kĩ năng, làm bài tập SGK
III. Bài tập
Bài 1
Đáp án :
Biểu hiện lòng yêu hoà bình : a, b, d, e, h, i.
Bài 2
Tán thành ý kiến : a, c.
Bài 1, 2 : Cho HS làm bài tập bằng phiếu học tập đã chuẩn bị.
4. Củng cố và dặn dò.
- Phân biệt chiến tranh và hoà bình ? Biểu hiện của lòng yêu hoà bình ?
- Bài tập về nhà : bài 3, 4 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, báo chí, các chuyện, các hoạt động vì hoà bình.
- Chuẩn bị bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5
tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
-----------------------------------------------------------------------------------------
NS : 25/9/2008
ND : ././2008
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc. ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc. Những biểu hiện, việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tham gia tốt các hoạt động vì tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Hành vi xử sự có văn hoá với bạn bè, khách nước ngoài đến Việt Nam. Tuyên truyền chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. Góp phần giữ gìn, bảo vệ tình hữu nghị với các nước.
B. Phương pháp
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn.
- Xây dựng đề án.
- Phối hợp các hình thức làm việc các nhân, theo nhóm, theo lớp.
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV GDCD lớp 9.
- Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyệnvề tình đoàn kết, tình hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới..
- Giấy khổ lớn và bút dạ.
D. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
1. Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình., giữa chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa.
2. Nêu các hoạt động vì hoà bình ở trường, lớp và điạn phương em.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
- GV Cho cả lớp hát bài “Trái đất này là của chúng em” (lời : Đinh Hải – thơ Trương Quang Lục).
Hỏi : + Nội dung và ý nghĩa bài hát nói lên điều gì?
+ Bài hát có liên quan đến hoà bình, thể hiện ở câu hát hình ảnh nào?
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
- GV dẫn dắt các em học bài mới : Biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị, hợp tác của các dân tộc trên thế giới. Để hiểu thêm về nội dung này, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2
Phân tích thông tin của phần đặt vấn đề
- GV chuẩn bị số liệu lên bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp
Câu 1 : Quan sát các số liệu, ảnh trên, em thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?
Câu 2 : Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em biết?
Câu 3 : Chiến tranh đã gây hậu quả gì cho trẻ em?
I. Đặt vấn đề
Câu 1 :
- Tính đến tháng 10/2002 Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương.
- Đến tháng 3/2003 Việt Anm có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi đại diện ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới.
Câu 2 :
- Hội nghị cấp cao á - âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt Nam là dịp để Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, văn hoávà là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước con người Việt Nam.
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế về tình hữu nghị
- GV tổ chức cho HS liên hệ hoạt động hữu nghị của nước ta với các nước nói chung và thiếu nhi Việt Nam nói riêng.
- HS gới thiệu các tư liệu sưu tầm được (HS được phân công từ trước) về các hoạt động hữu nghị của nước ta, của thiếu nhi.
Hoạt động 4
Tìm hiểu nội dung bài học
GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1 :
- Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới ? Ví dụ.
Nhóm 2 :
- ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác? Ví dụ minh hoạ.
Nhóm 3 :
- Chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với hoà bình, hữu nghị ?
Nhóm 4 :
HS pahỉ làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
II. Nội dung bài học
1/ Khái niệm tình hữu nghị.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2/ ý nghĩa của tình hữu nghị.
- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.
- hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục , y tế, KHKT.
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh..
3/ Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoà bình.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đúng đắn có hiệu quả.
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước.
- Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.
4/ Học sinh phải làm gì?
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và khách quốc tế.
- Thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động 5
Liên hệ - làm bài tập SGK
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
- GV liên hệ các hoạt động về tình hữu nghị, hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới.
GV đạt câu hỏi :
Câu 1 : Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết.
Câu 2 : Công việc cụ thể của các hoạt động cụ thể đó?
Câu 3 : Những việc làm cụ thể của HS góp phần phát triển tình hữu nghị (kể cả những việc làm chưa tốt).
HS làm bài tập SGK.
Bài tập 2
III. Bài tập
Câu 1 : Các hoạt động :
- Quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài với Lào, Cam Pu Chia
-Thành viên hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC).
- Tăng cường quan hệ với các nước phát triển.
- Quan hệ nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế.
Câu 2 : Việc làm cụ thể :
- Quan hệ đối tác kinh té, KHKT, CNTT.
- Văn hoá, giáo dục, y tế, dân số.
- Du lịch.
- Xoá đói, giảm nghèo.
- Môi trường.
- Hợp tác chống các bệnh SARS – HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm H5N1
- Chống khủng bố, an ninh toàn cầu.
Câu 3 :
Việc làm tốt
Chưa tốt
- Quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
- Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.
- Bảo vệ môi trường.
- Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột.
- Thông cảm, giúp đỡ các bạn ở nước nghèo.
- Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.
- Thờ ơ với nỗi bất hạnh của người khác.
- Thiếu lành mạnh trong lối sống.
- không tham gia các hoạt động nhân đạo mà nhà trường tổ chức.
- Thiếu lịch sự, thô lỗ với khách nước ngoài.
Bài tập 2
a) Em góp ý kiến với bạn, cần phải có thái độ văn minh, lịch sự với người nước ngoài. Cần giúp đỡ họ tận tình nếu họ yêu cầu, có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước.
b) Em tham gia tích cực, đóng góp sức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp giới thiệu con người và đất nước Việt Nam, để họ thấy được chúng ta lịch sự, hiếu khách.
4. Củng cố và dặn dò.
- Khái niệm, ý nghĩa tình hữu nghị? Chính sách của Đảng và Nhà nước về hoà bình?
- Bài tập về nhà : bài 1, 3, 4 SGK.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh chuẩn bị cho bài : “Hợp tác cùng phát triển”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Bai 1 2 3 4 5.doc