Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
Nhà nước tôn trọng và bảo vệ pháp lí cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-Những nguyên tắc mang tính nhân văn sâu sắc, bảo vệ quyền lợi con người, đặc biệt là quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân.
- Xã hội PK xưa quy định:
+ “ Trai có quyền năm thê, bảy thiếp.
gái chính chuyên chỉ có một chồng. “
+ “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy “
+ Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. “.
- Chế độ mới đã bảo đảm quyền tự do cho con người trong hôn nhân, đề cao nữ quyền .
-Mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ từ 1 đến 2 con
- Sinh đẻ có kế hoạch là một trong những điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình và tương lai của các con.
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp :
+Người đang có vợ, có chồng.
+Người mất năng lực hành vi dân sự.
+Giỡa những người cùng dòng máu trực
39 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung bài học.
1. Bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức HS thảo luận nhóm:
? Em hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
? Theo em, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thời bình có gì khác thời đất nước có chién tranh ?
2.Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc.
? Theo em, vì sao công dân phải có nghia vụ bảo vệ Tôe quốc ?
-Gợi ý: Ông cha chúng ta đã phải chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử. Đất nước ta một dải từ Hà Giang đến Mũi Cà Mau là do ông cha ta xây dựng lên. đối với đất nước ta hiện nay, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều tiêu cực, công tác quản lí lãnh đạo còn yếu kém. Kể thù còn đang lợi dụng phá hoại chúng ta về mọi mặt. Bằng nhiều thủ đoạn, chúng phá hoại kinh tế, tinh thần và niềm tin vào CNXH của nhân dân ta.
? Hãy kể một sự kiện về việc kể thù đang tìm mọi cách phá hoại đất nước ta
3.Nội dung bảo vệ Tổ quốc.
? Theo em, Việc bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
? Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào ?
? Công dân ở độ tuổi nào có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
3.Trách nhiệm của công dân học sinh.
? Theo em, là học sinh , chúng ta phải có trách nhiệm gì trong viẹc thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
-Kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền dó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
? Hãy chọn đáp án đúng ?
2.Bài tập 7:
Tổ chức HS làm việc cá nhân
Yêu cầu 2 – 3 HS lên bảng giải bài tập.
Yêu cầu HS cả lớp nhận xét vf bổ sung
GV kết luận, đánh giá và cho điểm HS có ý kiến tốt.
IV.Củng cố:
? Hãy kể một số hoạt động ở địa phương em trong việc giữ gìn trật tự an ninh địa phương ?
? Trường (Lớp) em đã có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc và an ninh trật tự ở địa phương ?
- HS quan sát tranh ảnh
- Các tranh ảnh đều ghi lại hình ảnh quân dân ta làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Những bức ảnh giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình là của mọi công dân, không phân biệt già trẻ , trai, gái
- HS có thể kể về các tấm gương: Trần Quốc Tuấn ; Lê Lợi ; Nguyễn Trãi ; Bác Hồ ; Võ Thị Sáu ; Nguyễn Viết Xuân
-HS thảo luận nhóm và trả lời:
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam
-Trong chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ nền độc lập dân tộc còn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chế độ XHCN
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi , xương máu khai phá, bồi đắp mới có được.
Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta.
- Những tổ chức phản động của người Việt Nam ở nước ngoài luôn tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động ở trong nước để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và gây mất lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng.
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
-Ngày 22 – 12
- Công dân từ 18 đến 27 tuổi
-Ra sức học tập, tu dưỡng dạo đức.
Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.
-HS đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
-Đáp án đúng: a; c; d; đ; e; h; i
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Đáp án đúng: 1; 2; 3; 4
- HS tự kể.
-HS liên hệ:
VD: +Ngoại khoá về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam nhân dịp 22– 12
+ Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
D. Hướng dẫn về nhà:
-HS làm tiếp các bài tập: 2; 3; 4; 5; 6
-Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
------------------------------------------------------------
Tiết 32
Bài 18
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
A.Mục tiêu bài học:
HS cần hiểu được:
-Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện và học tập nhiều mặt.
- Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật. Biết phân tích những hành vi đúng sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và cua mọi người xung quanh
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh. Có ý chí, nghị lực và hoài bão ước mơ tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
B. Chuẩn bị
-GV và HS cùng sưu tầm những tấm gương về danh nhân của đất nước, của địa phương; Những tấm gương người tốt việc tốt của trường, của địa phương
C. Hoạt động dạy và học
*Kiểm tra bài cũ:
CH: Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ Tổ quốc:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
- Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
*Bài mới:
Vào bài:
Bác Hồ dạy:”Có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Sống phải có đạo đức là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Không những thế, mọi người còn cần phải tuân theo pháp luật. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Đặt vấn đề
-Yêu cầu HS đọc chuyện kể trong SGK.
? Những chi tiết nào thể hiện nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
? Những biểu hiện nào chứng tỏ nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ?
? Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó?
? Theo em, Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh ?
? Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
-Kết luận: Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể, trong đó có lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội.
II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là sống có đạo đức.
? Em hiẻu thế nào là sống có đạo đức ?
? Em hãy tìm những câu ca dao khuyên nhủ con người sống có mục đích?
3.Thế nào là sống tuân theo pháp luật.
? Hãy nêu những biểu hiện sống tuân theo pháp luật?
? Theo em, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật có quan hệ với nhau như thế nào ?
? Hãy kể một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật ở quanh em?
3.Trách nhiệm của bản thân.
Tổ chức HS thảo luận nhóm:
Hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân.
III.Luyện tập:
Bài tập 2:
Chép bài tập trên bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
GV nhận xét và cho điểm.
Bài tập tình huống: Những hành vi nào sau đây không có đaọ đức và không tuân theo pháp luật:
A: Đi xe đạp hàng ba, hàng tư.
B: Vượt đèn đỏ gây tai nạn.
C: Vô lễ với thầy cô giáo.
D: Làm hàng giả.
Đ: Quay cóp bài.
E: Buôn bán ma tuý.
IV. Củng cố:
? Hãy phân biệt hành vi vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm đạo đức?
V.Hướng dẫn về nhà:
-HS về tiếp tục làm các bài tập: 1; 3; 4; 5; 6
-Sưu tầm trong thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm theo pháp luật và ngược lại.
-Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức và pháp luật.
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình kì 2 để chuẩn bị ch kì thi cuối năm.
*Kết luận toàn bài: Chương trình SGK GDCD lớp 6,7,8,9 được cấu trúc thành 2 phần chính: Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực pháp luật nhằm giải quyết trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhìn vào tổng thể cho ta thấy những bài học về đạo đức là cơ sở để HS học phần pháp luật. Bài học hôm nay giúp chúng tacó được nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Từ đó các em phải biết đánh giá ưu nhược điểm của bản thân. Tự xây dựng kế hoạch và có ý chí rèn luyện, tránh xa những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình, xx hội.
-2HS đọc.
- + Nguyễn Hải Thoại biết tự trọng tự tin, tự lập, có tâm, trung thực.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao)
+ Sống trách nhiệm, năng động sáng tạo (bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, năng cao trình dộ, kiến thức, mở rộng sản xuất)
+ Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.
-Biểu hiện:
+ Làm theo pháp luật.
+ Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.
+ Mở rộng sản xuất theo quy định pháp luật.
+ Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội.
+ Luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực tha nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo
-Động cơ: “Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước’’
-Động cơ đó thể hiện đức tính”Sống có đạo đức và làm theo hiến pháp, pháp luật’’của anh.
-Bản thân anh đạt danh hiệu”Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới’’
-Công ty của anh giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hẹ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên CNXH.
- Có suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức. Chăm lo việc chung, lo cho mọi người. Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ. Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống. Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.
- HS tự trả lời.
-Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật.
-
Sống có đạo đức
Thực hiện pháp luật
Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do nhà nước đề ra.
-HS kể.
-Học tập , lao động tốt. Rèn luyện đạo đức, tư cách. Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. Nghiêm túc thực hện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông đường bộ
HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Đáp án đúng:
+ Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: a; b; c; d.
+ Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật: g; h; i; k; l.
-HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
Đap án đúng:
+ Không có đạo đức: C; Đ.
+ Vi phạm pháp luật: A; B; D; E.
-HS ghi bài tập vào vở.
-HS nghe.
D. Hướng dẫn về nhà: HS về ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Tiết 33
Kiểm tra cuối năm
( Đề kiểm tra do trường hoặc PGD ra)
File đính kèm:
- Giao an Giao duc cong dan 9 Ki 2.doc