Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 ( bản mới nhất)

- Thế nào là tình hữu nghị hợp tác giữa các nước trên thế giới?

 

- Ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác? Ví dụ? ( Công trình thuỷ điện Hoà Bình; Công trình khai thác dầu khí Vũng Tàu.là kết quả của tình hữu nghị hợp tác Việt – Xô( Nga); Bệnh viện Việt- Đức; Bệnh viện Thuỵ Điển.)

- Chính sách của Đảng ta đối với hoà bình, hữu nghị?

- HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?

 1, Khái niệm tình hữu nghị:

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiệngiữa nước này với nước khác.

2, Ý nghĩa của tình hữu nghị:

- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển.

- Hữu nghị, hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật.

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

3, Chính sách của Đảng ta về hoà bình:

- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi, làm cho thế giới hiểu về Việt Nam.

- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác rộng rãi của các nước trên thế giới.

- Hoà nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại.

4, Học sinh chúng ta phải làm gì?

 - Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.

- Thể hiện bằng thái độ, cử chỉ, việc làm, sự tôn trọng trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 ( bản mới nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A...........; 9B.............; 9C.............. 9D. 2, Kiểm tra bài cũ: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay? 3, Bài mới: Hoạt động1. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh? Nêu biểu hiện của lòng yêu hoà bình? 2. Nêu chủ trương của Đảng và nhà nước ta về hợp tác cùng phát triển? 3. Nêu truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc. 4. Thế nào là năng động sáng tạo? ý nghĩa của năng động sáng tạo? Em cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào? Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập, sinh hoạt hằng ngày? 5. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 6. Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay? Hoạt động 2. Học sinh thảo luận nhóm, cá nhân tự ôn tập, trả lời các câu hỏi. Hoạt động 3. Củng cố kiến thức ôn tập. Hoạt động 4. Dặn dò: HS học bài, chuẩn bị tiết 18 kiểm tra học kì I. Ngày soạn: 20/12/2008. Ngày giảng: 9a(27/12);9b(30/12);9c(29/12);9D 27/12. Tiết 18 Kiểm tra học kì i A/ Mục tiêu cần đạt: 1, Kiến thức: Kiểm tra kiến thức GDCD 9 đã học trong học kì I. 2, Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, biết liên hệ với thực tiễn và bản thân. 3, Thái độ: Có ý thức nghiêm túc trong khi kiểm tra. B/ Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm, tự luận. Thiết lập ma trận cho đề bài. Nội dung chủ đề Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1, Nhận biết về lòng yêu hòa bình C1 TN ( 0,5 điểm) 2, Hiểu thế nào là tự chủ C2 TN ( 0,5 điểm) 3. Nhận biết về sự hợp tác cùng phát triển C3 TN ( 0,5 điểm) 4. Hiểu về truyền thống của dân tộc ta C4 TN ( 0,5 điểm) 5. Hiểu về năng động, sáng tạo. C5 TN ( 0,5 điểm) 6. Nhận biết về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả C6 TN ( 0,5 điểm) 7, Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống của thanh niên qua bài tập tình huống. C7 TL ( 2,5 điểm) 8. Nêu quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống? C8 TL ( 2,0 điểm) 9. Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập? C9 TL ( 2,5 điểm) Tổng số câu hỏi 3 5 1 Tổng điểm 1,5 6 2,5 Tỉ lệ 15% 60% 25% C/ Phương tiện và tư liệu dạy học: Đề bài kiểm tra. D/ Các bước lên lớp: 1, ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A...........; 9B.............; 9C.............. 9D. 2, Kiểm tra bài cũ: Không. 3, Bài mới: Hoạt động1. I/ Phát đề kiểm tra. *. Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: 3 đ. 1. Thế nào là bảo vệ hòa bình? A. Là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia. B. Đe dọa chiến tranh hạt nhân. C. Dùng vũ lực, gây sức ép giữa các quốc gia, dân tộc. D. Can thiệp sâu vào nội bộ các nước. 2. ý kiến nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ? A – Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. B – Người tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. C – Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân, biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. D – Người tự chủ luôn vội vàng trong hành động. 3, Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích gì cho các dân tộc trên thế giới? A – Giúp các nước nghèo phát triển. B – Tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể giải quyết được những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. C – Tạo ra mối quan hệ thân thiện, hướng tới mục tiêu hòa bình của nhân loại. D – Cả 3 ý trên. 4. Hành vi nào sau đây là sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc? A – Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc, tìm hiểu lịch sử đấu tranh ngoại xâm của dân tộc, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B – Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. C – Lãng quên quá khứ. D – Không tôn trọng những người lao động chân tay. 5, Em có quan niệm như thế nào về năng động, sáng tạo? A - Học sinh còn nhỏ, chưa thể sáng tạo được. B - Năng động, sáng tạo là của các thiên tài. C - Năng động, sáng tạo chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. D - Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động. 6. Biểu hiện nào sau đây là làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả? A - Làm kinh tế giỏi. C - Chất lượng hàng hoá kém, không tiêu thụ được. B - Học tập tốt, lao động tốt. D – Hoàn thành công việc trong thời gian ngắn, chất lượng cao. II/ Phần tự luận: 7 đ. 7. Nhận xét và giải thích các hành vi sau, hành vi nào đúng? hành vi nào sai? Vì sao? - Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề: " Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay". - Bạn An cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lí tưởng, nên bạn đã bỏ để đi chơi. 8. Nêu những biểu hiện khác nhau giữa năng động sáng tạo và không năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động, học tập? 9. Nêu quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống? * Đáp án: Phần trắc nghiệm: Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,5 đ. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 4 A 2 C 5 D 3 D 6 C Phần tự luận: Câu 7: 2,5 đ. - Hành vi của Nam đúng vì tham gia diễn đàn chủ đề: " Lí tưởng thanh niên, học sinh ngày nay" là để hiểu hơn về lí tưởng của thanh niên, để định hướng cho lí tưởng của mình. - Hành vi của An sai vì: Thanh niên lớp 9 đã trưởng thành, không phải là còn quá nhỏ. Câu 8: 2,5 đ. Hình thức Năng động sáng tạo Không năng động Lao động Chủ động dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp. bị động do dự, bảo thủ trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại. Học tập Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì nhẫn nại để phát hiện ra cái mới. Không thoả mãn những điều đã biết. Linh hoạt xử lí các tình huống. Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên dành kết quả cao nhất. Học theo người khác, học vẹt. Câu 9: 2,0 đ. Nêu cụ thể quá trình rèn luyện của bản thân để thực hiện lí tưởng sống: + Trong học tập. + Trong lao động, các hoạt động Hoạt động 2. II/ Thu bài, nhận xét giờ làm bài. * Dặn dò: Chuẩn bị bài: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Ngày soạn: 31 /12/2008. Ngày giảng: 9a( 3/1/09);9b(3/1/09);9c( 5/1/ 09);9D: 3/1/09. Tiết 19 Thực hành ngoại khoá về ATGT A/ Mục tiêu cần đạt: 1, Kiến thức: Giúp HS tiếp tục tìm hiểu an toàn giao thông đường bộ. 2, Kĩ năng: Phân tích tình huống, liên hệ thực tế. 3, Thái độ: Có ý thức coi trọng luật pháp và có ý thức sử dụng phương tiện giao thông AT. B/ Phương pháp: - Thảo luận nhóm., Đọc tài liệu. C/ Phương tiện và tư liệu dạy học: - Luật giao thông đường bộ ( tài liệu dùng trong nhà trường). D/ Các bước lên lớp: 1, ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A...........; 9B.............; 9C.............. 9D. 2, Kiểm tra bài cũ: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? Nêu ý nghĩa của lí tưởng sống? Lí tưởng của thanh niên ngày nay? 3, Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung Hoạt động 1. HS phân tích 2 tình huống HS đi xe đạp tham gia giao thông. I/ Tình huống: 1. Buổi trưa, tan học về, thấy đường vắng, Quý liền trổ tài với các bạn. Cậu điều khiển xe đạp thả hai tay, đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đanh phấn khởi thì cậu vướng phải quang gánh của một bác hàng rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh rau đổ. Quý bị ngã và còn bị bác bán rau mắng. Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này và có lỗi gì? 2. Nam và An là bạn thân của nhau, một buổi đi học, xe của Nam bị hỏng, An đã bảo Nam buộc xe của bạn vào xe của mình để kéo đi. Theo em như vậy có được không? Hoạt động 2 II/ Nội dung bài học: Người tham gia giao thông cần có ý thức như thế nào? Điều khiển xe đạp tham gia giao thông cần tuân theo những quy định về ATGT như thế nào? Nếu vi phạm ATGT thì sẽ bị xử lí như thế nào? Những quy định về đảm bảo ATGT đường bộ. 1. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông; giữ gìn ATGT cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của các phương tiện tham gia giao thông 2. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi; không được sử dụng ô, điện thoại di động, không đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên. Người ngồi trên xe đạp không được mang vác vật cồng kềnh; không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; không điều khiển xe bằng 1 tay hoặc buông cả hai tay, không lạng lách, đánh võng. 3. Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, nếu gây thiệt hại cho ngườ khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hoạt động 3. III/ Bài tập HS làm bài tập. Nêu ý kiến và giải thích. HS tự liên hệ bản thân và địa phương đang sinh sống về ý thức đảm bảo ATGT khi tham gia giao thông. 1. Trong những hành vi sau, em đồng ý với hành vi nào và không đồng ý với hành vi nào? Vì sao? Đi bộ chéo qua ngã tư đường. Đi bộ trên hè phố. Bám, nhảy tàu xe. Đá bóng, thả diều, đùa nghịch dưới lòng đường. Đi bộ sát mép đường. Chạy qua đường không quan sát kĩ. Điều khiển xe đạp bằng một tay. Đi xe đạp vào phần đường bên phải, trong cùng. Rẽ bất ngờ, không xin đường. Phóng xe nhanh từ trong ngõ ra đường. Đứng túm tụm hoặc mua bán dưới lòng đường. 2. Nhận xét về ý thức giữ ATGT của bản thân em và địa phương em ? Hoạt động 4. Củng cố kiến thức : Nhắc nhở về giữ giàn ATGT khi tham gia giao thông. Hoạt động 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. _________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao duc cong dan 9(1).doc
Giáo án liên quan