Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Năm học 2011-2012

-Khái niệm dân chủ : Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.(0,5đ)

-Khái niệm kỷ luật : Là những quy định chung của tập thể và cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. (0,5đ)

-Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật :

+Dân chủ tạo cơ hội để mọi người phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. (0,5đ)

+Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả (0,5đ)

-Dẫn chứng cụ thể :

+Mặt tốt (nêu ví dụ cụ thể ). (1 đ)

+Mặt trái của việc thiếu dân chủ, kỷ luật (nêu ví dụ cụ thể ).( 1 đ)

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải đăng ký quyền sở hữu? Câu 4: (3,5điểm): Tục ngữ có câu: “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. ? Em hãy cho biết câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất phẩm chất đạo đức nào của người Việt Nam chúng ta? Trình bày những hiểu biết cơ bản về phẩm chất đó? Câu 5: ( 5.0đ) “Khi bàn về các tệ nạn xã hội ngoài ma túy, cờ bạc và mại dâm thì thuốc lá cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.” Với tư cách là một tuyên truyền viên, em hãy viết một bài tham luận để tất cả mội người: “ nói không với thuốc lá”. Câu Đáp án Biểu điểm 1 Trong giờ ngoại khóa môn GDCD khi bàn về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay đa số các bạn lớp 9A Trường X đều thống nhất với ý kiÕn cho r»ng: “Ngoài truyền thống yêu nước đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Hơn nữa, trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, cái gì cũng mới mẻ và hiợ̀n đại nờn truyền thống dân tộc không còn có ý nghĩa nữa.” Em có đồng tình với ý kiến đó của các bạn lớp 9A không? Vì sao? - Không đồng tình với ý kiến đó. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc. 0.5 - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần... 0,25 - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học,tôn sư trọng đạo. 0.25 - Dù trong thời đại nào thì truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta luụn luụn giữ vị trí quan trọng. Nó góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. + Đụ́i với mỗi dân tộc: Muốn phát triển cần có sự giao lưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao lưu rụ̣ng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống,bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc + Đối với cá nhân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân tộc, tiờ́p thu và lĩnh hụ̣i được nhiờ̀u hơn tri thức của nhõn loại. 1,0 - Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc... 0.5 - Các bạn học sinh lớp 9A có suy nghĩ như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần phản đối, lên án những suy nghĩ lệch lạc đó của các bạn. 0.5 - Liên hệ bản thân. 0.5 2 Câu 2: Tình huống ( 4.5 điểm) “Tuấn là người nhanh nhẹn và thường cố hết sức làm việc thật nhanh để hoàn thành công việc trước mọi người. Nhưng vì muốn làm nhanh nên Tuấn thường không cẩn thận, hay bỏ qua một vài công đoạn, làm tắt nên hiệu quả công việc thường không tốt. Chẳng hạn, khi làm bài tập, Tuấn thường làm rất nhanh, xong trứơc cả lớp nhưng bạn chẳng được điểm cao vì lỗi do cẩu thả, sơ suất.” Nhận xét về cách làm việc của Tuấn ? Nếu là bạn của Tuấn em sẽ nói với bạn điều gì? b. Hãy liên hệ vấn đề này trong một số cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay ở nước ta? - Tuấn là người làm việc có năng suất nhưng chưa có chất lượng và hiệu quả. Đây là cách làm việc không tốt. 0.5 a. - Nếu là bạn của Tuấn em sẽ nói với Tuấn rằng: + Trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì phải đảm bảo ba yếu tố: Năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do đó bạn chỉ chủ ý làm việc thật nhanh ( đạt năng suất cao ) mà không quan tâm đến chất lượng công việc mình làm thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao. 0,5 + Trong học tập cũng vậy, nếu bạn không chú ý học tập một cách nghiêm túc mà chỉ qua loa đại khái ( miễn là có học là được ) thì chắc chắn rằng kết quả học tập của bạn sẽ không cao. 0.5 + Hơn nữa, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả là yêu cầu của người lao động trong mọi thời kỳ, nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Do đó bạn cần phải rèn luyện cách làm việc này. 0.5 b.- Liên hệ: HS nêu được những thực tiễn tiêu biểu, chẳng hạn như một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận ( Tức là chú ý mặt năng suất ) mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. 0.5 + Ví dụ: ( HS lấy được 2 vd tốt sẽ được 1đ ) * Sản xuất rau, quả: Phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, chất bảo quản vượt quá mức cho phép để đạt năng suất cao. * Chăn nuôi lợn, gà...cho ăn hóa chất độc hại để kích thích trọng lượng cơ thể tăng nhanh. * Kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...để thu lợi nhuận cao. 1,0 + Tất cả những việc làm đó đều đảm bảo được yếu tố về năng suất nhưng sản phẩm làm ra, hàng hóa đều không đảm bảo về chất lượng nên chắc chắn cho dù có lợi nhuận trước mắt nhưng sẽ không tồn tại được lâu dài. Do đó sẽ không đạt được hiệu quả cao. 0,5 + Đây là những việc làm trái ngược với đạo đức, lương tâm và pháp luật Việt Nam, do đó tất cả mọi người cần có ý thức đấu tranh và bài trừ. 0,25 + Liên hệ bản thân. 0,25 3 Tình huống: “Bà Mai là người thuê nhà của ông Đức. Để tiện cho sinh hoạt của mình, bà Mai đã bỏ tiền thuê thợ về sửa lại nhà vệ sinh và bếp. Khi biết chuyện này, ông Đức rất tức giận và đã chửi mắng, xỉ nhục bà Mai một trận rất thậm tệ.” Nhận xét về việc làm của bà Mai và ông Đức? Nếu là người thân trong gia đình bà Mai và ông Đức em sẽ nói gì với họ? Tại sao pháp luật quy định các tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy...phải đăng ký quyền sở hữu? a. - Nhận xét: Việc làm của bà Mai và ông Đức đều sai, vì: + Bà Mai đã tự ý sửa nhà bếp và nhà vệ sinh mà chưa được sự đồng ý của ông Đức. Theo quy định của pháp luật, bà Mai là người thuê nhà thì bà Mai chỉ có quyền sử dụng, giữ gìn ngôi nhà đó chứ không có quyền định đoạt. Tức là bà Mai không được quyền tự ý sữa chữa ngôi nhà, cho dù bà Mai tự bỏ tiền ra. Chỉ có ông Đức – chủ sở hữu mới có quyền định đoạt đối với ngôi nhà. + Ông Đức đã chửi bới, xỉ nhục thậm tệ đối với bà Mai là ông Đức đã vi phạm pháp luật – Ông Đức đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bà Mai. 1.0 - Nếu là người thân trong gia đình của bà Mai và ông Đức thì em sẽ khuyên họ không nên xử sự như vậy vì đó đều là những cách cư xử trái pháp luật. 0.5 + Đối với Bà Mai: Nên đề nghị chủ sở hữu sữa chữa lại nhà bếp và nhà vệ sinh hoặc nên có sự bàn bạc, thống nhất trước, nếu được chủ sở hữu ngôi nhà đồng ý mới tiến hành sữa chữa. 0.5 + Đối với Ông Đức: Vì bà Mai đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của mình nên ông có quyền đề nghị bà Mai phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu hoặc chấm dứt hợp đồng cho bà Mai thuê nhà 0.5 b. Pháp luật quy định một số tài sản có giá trị như xe máy, ô tô, nhà đất...phải đăng ký quyền sở hữu vì : - Là cách thức công dân tự bảo vệ tài sản của mình 0.5 - Là cơ sở pháp lý để nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật. 0.5 4 Tục ngữ có câu: “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. ? Em hãy cho biết câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất phẩm chất đạo đức nào của người Việt Nam chúng ta? Bằng kiến thức đã học, em hãy làm nổi bật phẩm chất đó? - Câu tục ngữ nói về lòng khoan dung của con người Việt Nam. 0.5 - Nói về lòng khoan dung, yêu cầu HS trình bày được một số ý cơ bản sau: + Khái niệm: Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ cho người khác. 0.25 + Biểu hiện: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm... 0.5 +Ý nghĩa của lòng khoan dung... 0.5 + Khoan dung không có nghĩa là bao che, là đồng lõa với cái xấu, là thỏa hiệp vô nguyên tắc. 0.5 + Khoan dung là phẩm chất tốt của con người Việt Nam, nó được thể hiện trong chính sách pháp luật nước ta, đó chính là chính sách khoan hồng của Pháp Luật ( Nếu HS biết mở rộng thêm về chính sách này sẽ đạt điểm tối đa nếu không chỉ được 0.25 ) 0.5 +Biện pháp rèn luyện: Sống cởi mở, gần gũi với mọi người, biết chấp nhận cá tính, sở thích... 0.25 + Liên hệ bản thân. 0.5 5 Quan sát bức ảnh .... ......Với tư cách là một tuyên truyền viên em hãy viết một bài tham luận về vấn đề này Đây là dạng câu hỏi mở, đáp án gợi ý như sau: - Khẳng định hình ảnh liên quan đến vấn đề hút thuốc lá. - Đây là một tệ nạn xã hội. Là vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới quan tâm ( Ngày 31-5 hàng năm là ngày thế giới phòng chống thuốc lá ) 1.0 - Thực trạng: + Số lượng người hút tăng. +Đối tượng sử dụng đa dạng: Nam giới, phụ nữ, trẻ em, người già. 0.5 - Nguyên nhân: + Khách quan. + Chủ quan. 1.0 - Tác hại: +Cá nhân. + Gia đình. + Xã hội. 1.5 - Biện pháp phòng chống. 0.5 - Liên hệ bản thân. 0.25 - Thông điệp: “ Hãy nói không với thuốc lá” 0.25

File đính kèm:

  • doccac de thi chon HSG GDCD.doc
Giáo án liên quan