Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
Trách nhiệm của công dân, HS đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kĩ năng.
Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống.
Tích cực học tập và tham gia các hoạt động bảo vệ truyền thống dân tộc.
3. Thái độ.
Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc.
Có những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp.
B. PHƯƠNG PHÁP:
GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp:
Thảo luận nhóm, lớp.
Phân tích tình huống.
Sắm vai.
C. TÀI LIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN
Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề.
Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
Giấy khổ lớn và bút dạ.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Những việc làm nào sau đây là hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường (đánh dấu X ý kiến đúng):
- Các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới
- Tham gia thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường
- Đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên.
- Đầu tư của các tổ chức nước ngoài về vấn đề nước sạch
cho người nghèo
- Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường.
- Thi hùng biện về môi trường.
- HS: Lên bảng trả lời. Cả lớp góp ý.
- GV: Nhận xét, cho điểm
108 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Hoàng Linh Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e. Buôn bán ma tuý.
Bài 2 (SGK) trang 68, 69
Đáp án đúng : Hành vi biểu hiệ người sống có đạo đức (a), (b), (c), (d), (đ), (e). Hành vi biểu hiện làm theo pháp luật:
(g), (h), (i), (k), (l).
Đáp án:
- Không đạo đức: của, d
- Vi phạm pháp luật: a, b, d, e
4. Củng cố. Hoạt động 6
rèn luyện củng cố kiến thức
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai (nếu có thời gian)
- GV: Đưa ra tình huống.
Tình huống 1 : Gặp một cụ già qua đường bị ngã.
Tình huống 2. Có người bị công an truy đuổi, người đó dúi vào tay người khác một gói hàng nhờ giấu hộ.
- HS: Cử 2 nhóm tham gia. Tự phân vai, viết lời thoại. Cả lớp nhận xét.
- GV: Đánh giá, tổng kết.
- GV: cho HS làm bài tập để kiểm tra thái độ, liên hệ trách nhiệm bản thân.
? : Những hành vi nào mà HS chúng ta phải rèn luyện?
GV kết luận toàn bài: Chương trình Sách giáo khoa GDCD lớp 6, 7, 8, 9 được cấu trúc thành 2 phần chính: Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực PL nhằm giải quyết trách nhiệm, nghĩa vụ của CD trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.
Nhìn vào tổng thể cho thấy những bài học trong phần đạo đức là cơ sở tạo ra nội lực để HS học phần pháp luật. Chỉ có thể hình thành được tình cảm, niềm tin thẩm mỹ đạo đức mới tạo ra được động lực hình thành, ý chí, nghị lực để điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, học tập và lao động.
Bài học hôm nay giúp chúng ta có được nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thời đại, coi đó là những chuẩn mực cần thiết của con người Việt Nam thời kì CNH – HĐH. Đồng thời phải tự giác thực hiện những quy định của pháp luật. Từ đó các em phải biết đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân. Tự xây dựng kế hoạch và có ý chí rèn luyện, tránh xa những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình, xã hội.
5. Dặn dò.
ã Bài tập 1, 3, 4, 5, 6 trang 68, 69 SGK
ã Sưu tầm thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm việc theo PL và ngược lại.
ã Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật.
e. tài liệu tham khảo
ã Hệ thống pháp luật Việt Nam.
ã Hiến pháp năm 1992.
ã Chuyện kể danh nhân.
______________________________________
Tuần 33 - Tiết 33 Ngày soạn :10/04/2011
Ngày dạy: 13/04/02011
ôn tập học kỳ ii
A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh
- Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập thông qua một số tình huống cụ thể.
B. Chuẩn bị
- Học sinh xem lại các bài tập đã học
- Giáo viên: Bài tập tình huống
C. Phương pháp
- Học sinh trả lời theo câu hỏi: thảo luận
- Hỏi - đáp
D. Nội dung hoạt động
HĐ 1: Lý thuyết
* Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình
- GV: đặt câu hỏi : Hãy nêu những nội dung đã học trong chương trình
- Học sinh làm viêc cá nhân sau đó trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn thiện hệ thống kiến thức từ bài 11 đến bài 18
HĐ 2: Thực hành
Bài tập 1: Giáo viên chia học sinh chia làm 4 nhóm thảo luận:
Cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là sự nghiệp thanh niên . Vậy em hiểu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hoá là gì ?
Việc làm cụ thể của thanh niên nói chung và HS nói riêng.
HS thảo luận theo nhóm – Cử đại diện trình bày
Bài tập 2
- GV: Cùng HS cả lớp thảo luận.
- HS: Cả lớp làm việc.
- GV: Gợi ý yêu cầu HS cùng trao đổi các vấn đề sau:
So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm pháp lý
Giống nhau
- Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
Khác nhau
- Bằng tác động của dân sự XH
- Bắt buộc thực hiện.
- Lương tâm cắn rứt
- Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Bài tập 3 : Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao?
a. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
b. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
c. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.
d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè xung quanh.
đ. Sống, học tập, làm việc luôn suy nghĩa đến bổn phận đối với gia đình và XH.
e. Học tập vì quyền lợi bản thân.
g. Học tập vì sự phát triển của đất nước.
h. Vượt khó khăn để thực hiện kế hoạch đề ra.
i. Ngại tham gia các phong trào Đoàn và nhà trường tổ chức.
k. Dồn sức vào việc học tập.
Đáp án: - Biểu hiện có trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h.
Bài tập 4:
Phương án 1:
- GV: Tổ chức cho HS tham gia diễn đàn ngắn (tuỳ thời gian GV có thể thực hiện được).
- HS: Bày tỏ ý kiến, quan điểm về vấn đề quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng.
- HS: Trình bày, nêu những băn khoăn thắc mắc của bản thân.
- HS: Cả lớp có thể hỏi, chất vấn cùng trao đổi.
- GV: Bày tỏ ý kiến có lí, có tính thể hiện ủng hộ hoặc phê phán quan điểm đúng, sai của HS
Gợi ý cho HS nói rõ thêm ý thức trách nhiệm của bản thân với tập thể lớp.
Phương án 2:
GV kẻ sơ đồ nội dung bài học sách hướng dẫn của GV.
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi (theo nọi dung bài học).
- GV: Liệt kê ý kiến HS và ghi nội dung lên bảng.
- HS: Đọc lại nội dung bài học một lần.
- GV: Lưu ý: Hệ thống kiến thức của bài thể hiện cụ thể trong sơ đồ. HS có thể về nhà học sơ đồ cũng rất hiểu bài.
Bài tập 5:
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS: Chia theo nhóm hoặc đơn vị tổ.
- GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Nêu nội dung của quyền tam gia quản lí Nhà nước và xã hội - có ví dụ ?
+ Nhóm 2: Cách thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội như thế nào?
+ Nhóm 3: Nhà nước tạo điều kiện, đảm hảo gì cho công dân ?
+Nhóm 4: ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội.
- HS: Các nhóm thảo luận.
Cử đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Kết luận, đưa ra ý kiến đúng.
Bài tập 6:
- GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai. Đưa ra các tình huống.
Tình huống 1 :
- Hoa bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi.
Tình huống 2 :
- Lan và Tuấn yêu nhau, kết hôn khi cả 2 vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không đỗ Đại học và không có việc làm.
* hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra HKII
______________________________________
Tuần 34 - Tiết 34 Ngày soạn : 15 / 04 / 2011
Ngày dạy: 20 / 04 /2011
Kiểm tra Học kỳ ii
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức, sự hiểu bài của HS ở 7 bài mà HS đã được học .
- Thể hiện ở việc vận dụng kiến thức - > để giải quyết các vấn đề , tình huống đạo đức và bộc lộc thái độ của HS
- Thấy rõ mức độ tiếp thu bài và ý thức học tập của HS, trên cơ sở đó cho điểm chính xác từng HS về kiến thức đã được học.
2. Tư tưởng :
- Giáo dục tinh thần tự giác sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS
- Rèn tính kỷ luật – nghiêm túc trong học tập của HS .
3. Kỹ năng :
- Ghi nhớ các vấn đề tình huống , phân tích đề
- Phát triển tư duy và lập luận của HS.
B . Nội dung :
1. Giấy kiểm tra : GV chuẩn bị
2. Lịch kiểm tra : theo lịch của nhà trường
_________________________________
Tuần 35 - Tiết 35 Ngày soạn : 24/ 04 / 2011
Ngày dạy: 27/ 04 / 2011
Thực hành ngoại khoá các vấn đề
của địa phương và các nội dung đã học
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề của địa phương mình như: Dân chủ, kỉ luật, tinh thần bảo vệ hoà bình, kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộco, lí tưởng sống của thanh niên.
B. Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống và các vấn đề đã học.
- Học sinh tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương mình
C. Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Trình bày trước tập thể (thuyết trình)
D. Nội dung hoạt động
-Hoạt động 1:
GV cho học sinh nói về những hiểu biết về địa phương trên các nội dung sau:
- Tình hình thực hiện dân chủ, kỉ luật
- Tinh thần bảo vệ trật tự trị an
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Những hoạt động tích cực của Đoàn thanh niên ở địa phương
Hoạt động 2
- Các nhóm trình bày những tình huống đã chuẩn bị
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung - đánh giá, cho điểm
Lớp trưởng sẽ điều hành tổ chức cho các học sinh trong lớp :
* Bước1: Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả báo cáo về các vấn đề có liên quan đến truyền thống của địa phưong
Nhóm1: Các truyền thống đang được phát huy tích cực tại địa phương
Nhóm2: Những việc làm cụ thể của địa phương nhằm giữ gìn và truyền thống của dân tộc
Nhóm3: Những hành vi gây tổn hại đến truyền thống của dân tộc
Nhóm 4: Bản thân em và gia đình có ý thức như thế nào đối với việc giữu gìn và phát huy truyền thống của địa phương
* Bước 2: Các nhóm sẽ nhận xét và chấm điểm cho nhóm bạn
* Bước 3: Thống nhất chung của lớp về những việc làm cụ thể nhằm góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của địa phương
* Bước 4: GV nhận xét sự hoạt động tích cực của các nhóm
GV Kết luận:
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của địa phương là việc làm của tất cả mọi người trong đó có công dân học sinh
Luôn có thái độ phê phán đối với những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc
Hoạt động 3: Trò chơi
- Phần này HS tự chuẩn bị và thực hiện dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
Yêu cầu: Nội dung trò chơi phải nằm trong nội dung chương trình đã học, hình thức chơi vui vẻ, phát huy được trí thông minh và sáng tạo của học sinh
Hoạt động 4 : Đàm thoại
* Giáo viên đặt một số câu hỏi mở :
Câu1: Lối sống của TN trên địa bàn cư trú của em đã thể hiện tính văn minh và lành mạnh chưa ? theo em vì sao vẫn còn những hiện tượng đó?
Câu 2: Hãy nêu những tấm gương sáng về thanh niên sống có lí tưởng , ước mơ và hoài bão ở địa phương em
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Học tập thật tốt để sau này kiếm được một công việc nhàn hạ” Em có đồng ý với ý trên không? Vì sao?
* HS tự do trình bày ý kiến cá nhân
* GV nhận xét và kết luận:
- Thanh niên cần có ước mơ và hoài bão
- Sống có lí tưởng đúng đắn sẽ là cơ sở để chúng ta xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng
File đính kèm:
- GIAO AN GDCD9 HNGAN BAC HA.doc