KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 1. Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em; .
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của phẩn chất chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 166
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 2. Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2.
- Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 3. Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác .
87 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 6. Ý kiến nào dưới đây về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là đúng?
A. Chỉ những người lãnh đạo nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
B. Chỉ những cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
C. Chỉ những công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
D. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 6. D
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
* Chuẩn cần đánh giá: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi.
* Trang số (trong chuẩn): 175
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 7. Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 7. Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể như: Tham gia góp ý về việc xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, việc xây dựng trường học, về môi trường sống, về an toàn giao thông, về những hiện tượng bạo hành với trẻ em, lạm dụng sức lao động, ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 17
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1.
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm : xây dựng quốc phòng toàn dân ; thực hiện nghĩa vụ quân sự ; bảo vệ trật tự an ninh xã hội ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 2. Hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. Một số quy định của pháp luật :
- Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
- Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 3. Có bạn cho rằng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các chú bộ đội, học sinh còn nhỏ, chưa có nhiệm vụ đó. Em có tán thành ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. Không tán thành ý kiến của bạn đó, vì:
- Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của tất cả mọi công dân, trong đó có học sinh.
- Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trực tiếp cầm súng đánh giặc (thực hiện nghĩa vụ quân sự), mà còn những nhiệm vụ khác như xây dựng quốc phòng toàn dân; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- HS chưa đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự, nhưng vẫn có trách nhiệm và có thể làm những việc vừa sức để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 4. Theo em, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của ai ?
A. Của quân đội nhân dân.
B. Của các lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Của toàn dân.
D. Của nam thanh niên.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 5. Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào dưới đây ?
A. Tham gia phát triển kinh tế ở địa phương.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
E. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
G. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
H. Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. B, D, E, G
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 6. Việc làm nào dưới đây thể hiện ý thức thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ?
A. Tích cực học tập các bộ môn văn hoá.
B. Tự giác đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
C. Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
D. Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 6. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá:
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 7. Những việc làm dưới đây là đúng hay sai trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng)
Việc làm
Đúng
Sai
A. Tích cực học tập bộ môn quốc phòng trong nhà trường.
B. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách.
C. Trốn tránh lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
D. Tích cực luyện tập quân sự theo yêu cầu của nhà trường.
E. Gây mất trật tự an ninh ở địa phương.
G. Tích cực tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ.
H. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 7.
- Đúng : A, B, D, G, H
- Sai : C, E
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
* Chuẩn cần đánh giá: Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
* Số trang (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 8. Hoàng Văn P năm nay 18 tuổi và có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở địa phương, nhưng mỗi khi được gọi đi khám tuyển là P lại lấy lí do ốm hoặc đi làm ăn xa để không đi khám tuyển.
Em có tán thành việc làm của P không ? Vì sao ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 8. Không tán thành việc làm của Hoàng văn P vì đó là hành vi cố ý trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân.
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 18
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 1. Em hiểu thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1.
- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội
- Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 2. Theo em,giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 3. Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng ; là điều kiện để xây dựng gia đình hành phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của thanh niên học sinh.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 4. Thanh niên học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. Cần phải rèn luyện ý thức tự giác, thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân để trở thành người biết sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 5. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức ?
A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác.
B. Chế giễu người khuyết tật.
C. Tham gia các hoạt động từ thiện.
D. Nhận tiền hối lộ của người khác.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: II
* Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 176
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI :
Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật ?
A. Lạm dụng sức lao động trẻ em.
B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước.
C. Lấy của công làm của riêng.
D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 6. B
File đính kèm:
- cong dan 9 day duoc 1213.doc