Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HĐ1:Khai thác phần ĐVĐ:
G: Cho hs đọc phần đặt vấn đề trong SGK
H: Đọc SGK.
G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong thời gian là 3 phút các câu hỏi:
1.Em nhận xét gì về việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng trong hai câu chuyện trên? Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ điều đó?
2. Những việc làm đó đem lại kết quả gì cho Êđixơn và Lê Thái Hoàng?
3. Theo em tính năng động được thể hiện như thế nào qua hai câu chuyện trên?
H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học
HĐ2: Đàm thoại:
G: Đặt cho hs các câu hỏi: Những ý kiến sao đúng hay sai? Vì sao?
a. Hs còn nhỏ chưa thể năng đông, sáng tạo được.
b. Năng động, sáng tạo là những phẩm chất riêng của những thiên tài.
c. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mối cần đến sự sáng tạo.
d. Năng động sáng tạo là phẩm chất của tất cả những người lao động.
H: Tự liên hệ.
G; Nhận xét chốt lại ý đúng.
HĐ3: Liên hệ thực tế:
G: Em hãy kể về một tấm gương năng động, sáng tạo trong lớp trong trường hoặc là trong cuộc sống hằng ngày mà em biết hoặc là đã nghe được.
H: Tự liên hệ.
G: Em suy nhgĩ như thế nào về những tấm gương đó?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại, giáo dục hs. I. Đặt vấn đề:
1. Việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng thể hiện họ là những người dám nghĩ, dám làm, không chịu bó tay trước hoàn cảnh, vượt lên khó khăn, say mê, nổ lực cao.
2. Những việc làm đó đem lại vinh quang cho họ trên các lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Biểu hiện:
- Không tự bằng lòng với cái có sẵn, không bắt chước hoàn toàn cách làm đã có.
- Chịu khó suy nghĩ, tìm tòi.
-Tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới hiệu quả cao, độc đáo.
II Nội dung bài học:
1. Năng động là gì? Sáng tạo là gì?
2.Thế nào là người năng động, sáng tạo?
SGK / 29
-Các ý kiến a, b, c sai.
- Ý kiến d đúng.
-Không chỉnhững thiên tài mới có phẩm chất năng động, sáng tạo mà là phẩm chất tốt của mỗi con người vì nó giúp chúng ta vượt qua mọi hoàn cảnh, hoàn thành tốt công việc đề ra.
4.Củng cố:
G: 1. Năng động là gì? Sáng tạo là gì?
2.Thế nào là người năng động, sáng tạo?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại, giáo dục hs.
5. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới: Bài 8 tiếp theo
Tìm hiểu nội dung bài học(tiếp theo)
Làm bài tập trong SGK.
Hãy tìm ra biện pháp học môn GDCD được tốt thể hiện tính năng động, sáng tạo.
Chuẩn bị tiết mục sắm vai.
68 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Lê Thị Kim Thoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ
Câu 2:
Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ
Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:
Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ
Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ
Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.
Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.
Trường THCS BHĐông.
KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI.
Môn: GDCD 9.
Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)
Họ và tên:
Điểm
Số tờ
Chữ ký GT
Chữ ký GK
ĐỀ:
A.Trắc nghiệm: 5 đ:
I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.
1.Nếu thấy một vụ tai nạn gao thông xảy ra mà người có mặt tại hiện trường không giúp đỡ cứu chữa người bị nạn thì người đó có vi phạm pháp luật hay không?
a. Có b. Không.
2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn thì xe cơ giới sẽ đi như thế nào cho đúng?
a.Đi ở làn đường bên trái. b. Đi ở làn đường bên phải.
c. Đi tự do. d. Đi ở làn đường chính giữa.
3.Người nào sau đây chưa thể hiện được tính tự chủ?
a.Bình tĩnh giải quyết các công việc. b. Tự làm lấy công việc của mình không đợi ai nhắc nhở.
c.Luônđấu tranh bảo vệ điều đúng. d. Không dám trình bày ý kiến trước đám đông.
4.Hành động nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?
a.Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề đã vội làm bài.
b. Để tranh thủ thời gian Hà lấy môn sử ra học bài trong tiết giáo dục công dân.
c. Hoa tranh thủ thời gian vừa đưa em ngủ, vừa làm bài tập.
d. Để tranh thủ thời gian đi chơi Hùng vội chép cho xong bài học không cần dò lại.
5. Đâu là người năng động, sáng tạo?
a.Chỉ làm theo những gì thầy đã dạy mình.
b. Bình thường bỏ những tiết ngoại khóa để ở nhà phụ giúp mẹ làm công việc nhà.
c. Ngồi trong lớp nghe giảng bài Thắng thường để tâm suy nghĩ về dự định tương lai.
d. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Lan phải vừa học, vừa làm để có thêm thu nhập cho gia đình.
6.Tính đến tháng 12 – 2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
a. Hơn 100 quốc gia. b. Hơn 200quốc gia. c. Dưới 100 quốc gia. d. Dưới 200 quốc gia.
7.Theo báo Quốc tế (23-5-2002 – 29-5-2002) cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho bao nhiêu người chết?
a. 20 triệu người. b. 40 triệu người. c. 50 triệu người. d. 60 triệu người.
8. Câu nào sau đây thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
a.Tự do nói chuyện trong giờ học. b. Tự do nghỉ học không cần xin phép.
c. Là lớp trưởng nên mình có thể tự quyết định những vấn đề quan trọng của lớp không cần phải thông qua ai hết.
d. Trong cuộc hợp mọi người luôn tranh luận, sau đó lấy ý kiến chung theo đa số.
II. Hãy điền đầy đủ các thông tin vào phần còn trống sau cho phù hợp: 1đ.
(1) là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào (2) .Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy (3) ..để góp phần giữ gìn (4)..
III. Em tán thành hay không tán thành với từng quan niệm sau đây? 2đ.
1.Chỉ có trong thời kỳ chiến tranh người ta mới cần có lí tưởng sống, còn thời đại ngày nay cần chi có lí tưởng sống. Chỉ cần mình sống tốt không vi phạm pháp luật là được rồi.
2.Nếu ai có ơn với mình thì mình phải tìm cách đền đáp công ơn đó. Nhưng tùy vào từng tình hình cụ thể, không vì báo ơn mà làm những việc trái lương tâm hay trái với qui định của pháp luật.
B. Tự luận: 5đ
1.Thế nào là người năng động, sáng tạo?
Tại sao chúng ta cần năng động, sáng tạo?
Bản thân em đã có những việc làm, hành đông gì thể hiện tính năng động, sáng tạo và chưa năng động, sáng tạo?
Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần học tập, rèn luyện như thế nào? 3đ.
2. Hợp tác là gì? Cho ví dụ. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay trong hợp tác cùng phát triển là gì? 2đ
ĐÁP ÁN:
A.Trắc nghiệm:
I. Mỗi ý đúng + 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
a
d
c
d
b
c
d
II. Mỗi ý đúng +0,25đ.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bản sắc dân tộc Việt Nam.
III.
1.Không tán thành.0,25đTrong thời kỳ nào cũng vậy con người ta cần phải có lí tưởng sống. Trong thời đại hiện nay đất nước ta đang quá độ lên CNXH, là công dân của đất nước chúng ta cần xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đó cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân chúng ta, lí tưởng đó phải phù hợp với sự phát triển của đất nước, phù hợp với khả năng của bản thân.0,75đ
2. Tán thành.0,25đ Vì uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bất chấp để làm những việc trái với lương tâm hoặc trái với qui định của pháp luật, mình phải thể hiện là người chí công vô tư, không để tình riêng xen lẫn vào công việc chung. Có như thế xã hội chúng ta mới có sự công bằng và tiến bộ được.0,75đ
B. Tự luận:
Câu 1:
-Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện 0,25đ và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, công tác.nhằm đạt kết quả cao. 0,25đ
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của con người hiện đại. 0,25đ Nó giúp chúng ta có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, 0,25đ rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 0,25đ
Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, 0,25đ mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. 0,25đ
Bản thân em đã làm được: 0,25đ
Chưa làm được..0,25đ
-Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. 0,25đ
Để trở thành người năg động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình 0,25đ và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. 0,25đ
Câu 2:
-Hợp táclà cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 0,25đ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 0,25đ
Ví dụ: Cả lớp 9A cùng nhau làm chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.0,5đ
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, với các nước trong khu vực 0,25đ và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổcủa nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; 0,25đ bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặtvà cường quyền. 0,25đ Nuớc ta đã và đang hợp táccó hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế0,25đ
Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.
Trường THCS BHĐông.
KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII.
Môn: GDCD 9.
Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)
Họ và tên:
Điểm
Số tờ
Chữ ký GT
Chữ ký GK
ĐỀ:
A.Trắc nghiệm: 5 đ:
I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.
1.Theoqui định của Luật nghĩa vụ năm 1994 thì công dân nam trong độ tuuổi nào được gọi nhập ngũ?
a. từ 18 đến 25 tuổi. b. Từ 18 đến 27 tuổi. c. Từ 20 đến 25 tuổi. d. Từ 20 đến 27 tuổi.
2. Hành vi nào sau đây bị xem là vi phạm pháp luật hình sự?
a. Vay nợ không trả. b. Chạy xe vượt đèn đỏ.
c. Cướp giật dây chuyền của người đi đường. d. Lấn chiếm lề đường mở quán ăn.
3.Theo qui định điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính thì người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính về mọi hành vi của mình gây ra?
a. 16 tuổi. b. 17 tuổi. c. 18 tuổi. d. 20 tuổi.
4. Trong các quyền sau đây quyền nào là quyền lao động?
a. Quyền được thuê mướn nhân công.. b. Quyền sở hữu tài sản.
c. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. d. Quyền tự do kinh doanh.
Họ và tên:
Lớp: Kiểm tra 15 phút.
Môn GDCD
Đề:
I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời ứng với những hành vi vi phạm về kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam? 4 đ
1. Kết hôn khi đang có vợ có chồng.
2. Kết hôn giữa những người đã li hôn.
3. Kết hôn do cha mẹ sắp đặt.
4. Kết hôn giữa con bác, con chú nuôi.
5. Kết hôn với người nước ngoài.
6. Kết hôn cần phân biệt tôn giáo.
7. Kết hôn giữa những người đồng tính.
8. Kết hôn giữa con nuôi với bố mẹ nuôi.
9. Kết hôn để đền ơn.
10. Kết hôn khi nam nữ đã 20 tuổi.
11. Kết hôn với người bị bệnh thần kinh.
12. Kết hôn khi nam 18 tuổi, nữ 20 tuổi.
13. Kết hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng.
14. Kết hôn rồi mới đi đăng kí giấy kết hôn.
II. Em cho biết từng hành vi sau hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? 2đ.
1.Trong gia đình, người bố là có quyền qutết định tất cả.
2.Yêu nhanh, cưới nhanh là cách sống hiện đại.
III. Điền đầy đủ thôg tin vào các phần để trống dưới đây ứng với tóm tắt khái niệm của kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: 2 đ.
(1)
(3)
(4)
(2)
IV. Hãy đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất: 2đ.
1.Gia đình đuợc ví nhu điều gì của xã hội?
a. Trái tim. b. Khuôn mặt. c. Tế bào. d. Một bộ phận quan trọng khác.
2.Thanh niên ngày nay cần:
a. Học tập vì qutền lợi của bản thân. b. Nổ lực rèn luyện toàn diện.
c. Học lý thuyết không cần vận dung vào thực tế.
d. Học là chính không cần tham gia các hoạt động của xã hội.
3.Thnh niên đều không có ý chí cầu tiến:
a. Đúng b. Sai.
4.Có ý kiến cho rằng: Kết hôn là quyền của đôi nam nữ không ai có quyền can thiệp.
a. Sai b. Sai.
File đính kèm:
- giao an ca nam.doc