Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của cộng đồng - Nguyễn Văn Tấn

I.Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

 Thế nào là trách nhiệm pháp lí, các loại trách nhiệm pháp lí, ý nghĩa trách nhiệm pháp lí.

2. Về kỹ năng:

 Biết xử sự phù hợp với quy định pháp luật.

3. Về thái độ:

 Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Sách giáo khoa GDCD 9

 - Sách giáo viên GDCD 9

- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

- Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Sách giáo khoa GDCD 9

 - Xem bài học bài trước khi đến lớp

III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này:

 - Kỹ năng chấp hành pháp luật, hiểu biết trách nhiệm pháp lí vận dụng trong cuộc sống.

 - Kỹ năng tuyên truyền, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.

IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học:

 Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

 - Phương pháp thuyết trình, diễn giảng.

 - Phương pháp giải quyết vấn đề.

 - Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm.

 - Kết hợp các hình thức làm việc cá nhân, theo nhóm, theo lớp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của cộng đồng - Nguyễn Văn Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT: THỰC HÀNH SƯ PHẠM Tổ chuyên môn: Sử - GDCD GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 2) Ngày tháng năm. Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh MSSV: DCT096035 Lớp: DH10CT Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tấn I.Mục tiêu bài học: Về kiến thức: Thế nào là trách nhiệm pháp lí, các loại trách nhiệm pháp lí, ý nghĩa trách nhiệm pháp lí. Về kỹ năng: Biết xử sự phù hợp với quy định pháp luật. Về thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa GDCD 9 - Sách giáo viên GDCD 9 Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa GDCD 9 - Xem bài học bài trước khi đến lớp III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này: - Kỹ năng chấp hành pháp luật, hiểu biết trách nhiệm pháp lí vận dụng trong cuộc sống. - Kỹ năng tuyên truyền, lên án các hành vi vi phạm pháp luật. IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học: Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp thuyết trình, diễn giảng. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm. - Kết hợp các hình thức làm việc cá nhân, theo nhóm, theo lớp. V. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ - Tranh ảnh minh họa VI. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức 1” 2. Kiểm tra bài cũ: 3” Câu hỏi: Vi phạm pháp luật là gì?Nêu các loại vi phạm pháp luật? 3. Khám phá: 1” Vi phạm pháp luật là một trong những hành vi không thể tha thứ không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây áp lực cho xã hội cho đất nước. Đối với những hành vi này thì Nhà nước có những biện pháp gì thực hiện ra sao?Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo B: “Trách nhiệm pháp lí” Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính của bài Hoạt động 1: Bằng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với thuyết trình GV giúp HS tìm hiểu trách nhiệm pháp lí của công dân. Mục tiêu: Hiểu được trách nhiệm pháp lí là gì? Trách nhiệm của công nhân đối với các hành vi vi phạm pháp luật? Cách tiến hành: GV: dùng bảng phụ cho HS hoàn thành các yêu cầu sau: Hành vi Loại vi phạm pháp luật Biện pháp xử lí 1. Vức rác bừa bãi Hành chính Phạt hành chính ( tiền) 2. Lấn chiếm vỉa hè Hành chính Phạt hành chính ( tiền) 3. Trộm cấp xe máy Hình sự Hình phạt theo bộ luật hình sự 4.Cướp giật tài sản Hình sự Hình phạt theo bộ luật hình sự 5. Mượn xe đạp đem bán lấy tiền Dân sự Bồi thường dân sự 6. Viết, vẻ bậy lên trường lớp Kĩ luật Kĩ luật, phê bình trước lớp - GV: Trong thực tế thì những hành vi có phải chịu đúng những biện pháp xử lí đó không? - HS: trả lời: - GV: vậy việc chịu nhũng biện pháp đó gọi là trách nhiệm pháp lí - GV: từ đó hãy cho biết trách nhiệm pháp lí là gì? Cho ví dụ minh họa? - GV: đối với các hành vi trên thì các cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật. - HS: trả lời - GV: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lí? - HS: trả lời - GV: Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó - GV: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí? - HS: trả lời - GV: + Giống: là những quan hệ xã hội và đều được pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo. + Khác nhau: - Trách nhiệm đạo đức: bằng tác động của dân sự xã hội, có thể thực hiện hoặc không thực hiện, lương tâm cắn rứt hay thanh thản - Trách nhiệm pháp lí: Bắt buộc thực hiện; bằng phương pháp cưỡng chế( chế tài) của nhà nước GV: Có những loại trách nhiệm pháp lí nào? HS: trả lời B. Trách nhiệm pháp lí. 1. Khái niệm: - Là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp khắc phục do nhà nước quy định 4. Các loại trách nhiệm pháp lí: - TRách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm kỉ luật. Hoạt động 1: Bằng phương pháp thảo luận nhóm GV giúp HS tìm hiểu ý nghĩa và trách nhiệm của công dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật. - GV: dùng bảng phụ nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận trong 3 phút Nhóm 1: Nêu những hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý mà em được biết trong thực tế cuộc sống?(Vi pham luật giao thông, luật nghĩa vụ quân sự, cướp giật, buôn lậu Nhóm 2: Thực hiện trách nhiệm pháp lí đem lai ý nghĩa gì cho bản thân gia đình và xã hội? Nhóm 3: Theo em, mỗi công dân phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện pháp luật? là học sinh em thường làm gì để thực thi pháp luật trong cuộc sống? + Đối với học sinh: Vận động mọi người tuân theo pháp luật. Học tập, lao động tốt. Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật. - HS: các nhóm tập trung thảo luận. - GV: cho các nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. - HS: các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung của nhóm ( các nhóm khác góp ý kiến hoàn thành câu trả lời) - HS: cả lớp trao đổi và nhận xét. - GV: Nhận xét và giải thích thêm. - GV: kết luận: 5. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. - Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. - Giáo dục ý thức tôn trong và chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật. - Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. 6. Trách nhiệm của công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp và pháp luật. - Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật. 4. Củng cố và dặn dò: 5 phút Củng cố: Câu 1: Hoàn thành bảng sau: Hành vi Trách nhiệm pháp lí 1. Xây nhà không phép, đổ phế thải xuống sông Cảnh cáo phạt tiền vì tội đổ phế thải trái nơi quy định 2. Đua xe, vượt đèn đỏ, gây tai nạn Luật Hình sự 3. Tâm thần đập phá Không phải chịu trách nhiệm pháp lí 4. Cướp giật dây chuyền, túi sách, vay tiền dây dưa không trả. Luật Hình sự và trả tiền cho người bị giật Câu 2: Trong các ý kiến sau ý kiến nào đúng? Bất kì ai phạm tội cũng phỉ chịu trách nhiệm hình sự. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phảo chịu trách nhiệm pháp lí. Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm pháp lí. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm Dặn dò: Học bài làm bài tập 3, 4 SGK Xem bài 16: Quyền than gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

File đính kèm:

  • docGDCD 9.doc
Giáo án liên quan