Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 12 đến 14 - Xa Văn Thắng

II- Nội dung bài học.

2- Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân.

a. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng bình đẳng.

- Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân VN với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- Được kết hôn:

+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

+ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.

- Cấm kết hôn:

+ Người đang có vợ, có chồng.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh.)

+ Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng, con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Giữa những người cùng giới tính.

- Thủ tục kết hôn:

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 12 đến 14 - Xa Văn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng nhận kết hôn. c. Quy định của quan hệ vợ chồng. - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. 3- Trách nhiệm. - Chúng ta phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. III- Bài tập. Bài 1: Đáp án đúng: d,đ,g,h,i,k. Bài 6 SBT.tr.41. Đáp án đúng: 1,2,4,6. Bài 7 (SBT). Đáp án: 1,2,3,6,7,8. GV: Học sinh các em đang tuổi trăng tròn. Cuộc sống các em tới đây rất mới mẻ, phong phú và đầy hứa hẹn. Để trách sai lầm, từ lúc bắt đầu yêu và hôn nhân chúng ta phải hiểu cuộc sống hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình không nói đến ngôn ngữ yêu đương, nhưng các quy định của pháp luật và nội dung sâu sắc của tình yêu đồng thời là những phương pháp để có một tình yêu hạnh phúc, bền vững. Vì vậy, học sinh chúng ta nói riêng và thanh niên nói chung cần xác định một tình yêu và hôn nhân đúng đắn. E- Dặn dò. - Bài tập 2,3,4,5,6,7,8 trang 43,44 SGK. - Sưu tầm tục ngữ nói về hôn nhân gia đình. - Xem bài 13. Tuần 23 Ngày soạn: Tiết PPCT: 23 quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế A- Mục tiêu bài học. 1- Kiến thức. - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. - Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế? - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện pháp luật về thuế. 2- Kĩ năng. - Biết phân biệt hành vi kinh doanh, thuế đúng pháp luật và trái pháp luật. - Vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 3- Thái độ. - ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế. - Biết phân biệt hành vi kinh doanh và thuế trái pháp luật. B- Chuẩn bị. 1- Phương pháp. - Thảo luận. - Đàm thoại. - Xây dựng đề án. 2- Tài liệu phương tiện. - SGK, SGV GDCD lớp 9. - Luật thuế. - Các ví dụ thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và thuế. C- Hoạt động dạy học. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Trách nhiệm của công dân và học sinh như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? 3- Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Điều 57 (hiến pháp 1992). “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Điều 80 (hiến pháp 1992). “ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. G: Hiến pháp 1992 quy định quyền và nghĩa vụ gì của công dân? - Tự do kinh doanh, thuế. G: Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HD tìm hiểu phần đặt vấn đề. H: Đọc phần đặt vấn đề. G: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. Nhóm 1: 1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? 2. Hành vi vi phạm đó là gì? Nhóm 2: 1. Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên? 2. Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không? vì sao? Nhóm 3: 1. Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? 2. Thông tin trên giúp em rút ra được bài học gì? Trả lời: Nhóm 1: - Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất buôn bán. - Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Nhóm 2: - Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau (cao và thấp). - Mức thuế cao là để hạn chế nghành mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân. Nhóm 3: - Những thông tin trên giúp em hiểu được những quy định của nhà nước về kinh doanh thuế. - Kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được nhà nước quy định. G: Chỉ ra các mặt hàng rởm, thuốc lá là loại có hại, ô tô là những hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, mê tín dị đoan... - G: Nói rõ tình trạng nhập lậu xe ô tô qua biên giới, nhập lậu rượu tây và làm rượu giả. - Sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi để dùng học tập là rất cần thiết cho con người. ? Theo em những hành vi nào sau đây công dân kinh doanh đúng và sai pháp luật: a. Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn. b. Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai. c. Kinh doanh đúng nghành đã kê khai. d. Có giấy phép kinh doanh. e. Kinh doanh hàng lậu, hàng giả. g. Kinh doanh mặt hàng nhỏ không phải kê khai. h. Kinh doanh mại dâm, ma tuý. Trả lời: - Kinh doanh đúng pháp luật: a,b,c,d. - Kinh doanh trái pháp luật: e,g,h. ? Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá mà em biết? - Sản xuất bánh kẹo, lúa gạo, nuôi gà, lợn, trâu, bò, vải... - Dịch vụ du lịch, vui chơi, gội đầu, cắt tóc... - Trao đổi bán lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo... G: Trong cuộc sống của con người rất cần đến sản xuất dịch vụ và trao đổi, giúp con người tồn tại và phát triển. Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học. ? Kinh doanh là gì? ? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? ? Thuế là gì? ? ý nghĩa của thuế? * Tác dụng của thuế: - Đầu tư phát triển kinh tế công, nông nghiệp xây dựng giao thông vận tải (đường sá, cầu cống...). - Phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội (bệnh viện, trường học...). - Đảm bảo các khoản chi cần thiết cho tổ chức bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh. ? Trách nhiệm của công dân với tự do kinh doanh và thuế? Hoạt động 3: HD làm bài tập. Bài 3: SGK HS đọc yêu cầu bài tập. I- Đặt vấn đề. II- Nội dung bài học. 1- Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. 2- Quyền tự do kinh doanh: là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, nghành nghề và quy mô kinh doanh. 3- Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước. 4- ý nghĩa. - ổn định thị trường. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... 5- Trách nhiệm. - Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. III Bài tập. Bài tập 3. Đáp án đúng: c,đ,e. D- Dặn dò. - Bài tập 1,2 trang 47 SGK. - Chuẩn bị bài 14. Tuần 24 Ngày soạn: Tiết PPCT: 24 quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (Tiết 1) A- Mục tiêu bài học. 1- Kiến thức. - Lao động là gì? - ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội. - Nôi dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 2- Kĩ năng. - Biết được các loại hợp đồng lao động. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. - Điều kiện tham gia hợp đồng lao động. 3- Thái độ. - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động. - Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội. B- Chuẩn bị. 1- Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại. - Thảo luận. 2- Tài liệu phương tiện. - SGK, SGV GDCD lớp 9. - Hiến pháp 1992 – Bộ luật lao động năm 2002. - Những tấm gương lao động giỏi, biết làm giàu cho mình, gia đình và xã hội. C- Hoạt động dạy học. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. ? 3- Bài mới. Hoạt động 1: giới thiệu bài. Từ xưa con người ta đã biết làm ra công cụ bằng đá, tác động vào tự nhiên (trồng lúa, làm đồ gốm...) tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mình. Dần dần, khoa học và kĩ thuật được phát minh và phát triển, công cụ lao động được cải tiến và hậu quả sản xuất ngày càng cao, phục vụ đầy đủ hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của mình. Có được thành quả đó chính là con người biết lao động. Để hiểu về lao động cũng như quyền và nghĩa vụ lao động của công dân chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: HD tìm hiểu. H: Đọc tình huống. ? Ông An đã làm việc gì? - Ông An tập trung thanh niên trong làng, mở lớp dạy nghề, hướng dẫn họ sản xuất, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán. ? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có lợi ích gì? - Việc làm của ông giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho xã hội. ? Việc làm của ông An có đúng mục đích hay không? - Việc làm của ông là đúng mục đích. ? Suy nghĩ của em về việc làm của ông An? G: Cho HS hiểu bức xúc về vấn đề việc làm hiện nay của thanh niên gây những khó khăn bất cẩn cho xã hội, cho nhà nước như thế nào trong đó có tệ nạn xã hội. GV: Khoản 3, điều 5 của Bộ luật Lao động “...mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”. G: Ngày 23/6/1994, Quốc hội khoá IX của nước CHXHCN VN thông qua Bộ luật Lao động và ngày 2/4/2002 kì họp thứ XI quốc hội khoá X thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, Bộ luật Lao động là văn bản pháp lí quan trọng, thể chế hoá quan điểm của Đảng về lao động. * Bộ luật lao động quy định. - Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động. - Các điều liên quan như: Bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại. G: Đọc điều 6 (Bộ luật LĐ). Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Hoạt động 4: HD tìm hiểu ND bài học. ? Từ các nội dung đã học trên, HS rút ra định nghĩa lao động là gì? I- Đặt vấn đề. - Ông An đã làm một việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và xã hội. II- Nội dung bài học. 1- Khái niệm lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. GV: Con người muốn tồn tại và phát triển cần có những nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở, uống...Để thoả mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao động và nhu cầu của con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng được cải tiến, cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ. Lao động giúp cho loài người ngày càng phát triển. D- Dặn dò. - Chuẩn bị tiết 2.

File đính kèm:

  • docHoc ki 2.doc
Giáo án liên quan