Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 1 đến bài 15

A. Mục tiêu bài học

. 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải

 rèn luyện phẩm chất CCVT.

 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành . vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.

 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi

 thiếu CCVT.

B. Phương pháp - Kể chuyện.

 - Phân tích, giảng giải.

 - Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.

C. Tài liệu phương tiện:

 - SGK, SGV GDCD 9.

 - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.

 - Bài tập tình huống.

 

doc38 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5308 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 1 đến bài 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Hoạt động 1 Tìm hiểu sơ lược về bộ luật lao động - GV giới thiệu so lược Bộ luật lao động và ý nghĩa của nó - GV yêu cầu HS tìm hiểu một số qui định của luật lao động đối với người lao động, người học nghề, người sử dụng lao động, tranh chấp lao động. - Rút ra kết luận: Hoạt động 2 Tìm hiểu về hợp đồng lao động - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý. - GV nhận xét và kết luận - GV yêu cầu HS nêu một số hợp đồng lao động thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 3 Một số qui định đối với LĐ chưa thành niên - GV giới thiệu một số qui định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên. - GV nêu câu hỏi: + Lao động chưa thành niên là lao động như thế nào? + Người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo những qui định như thế nào ? Hoạt động 4 Hướng dẫn giải bài tập - GV yêu cầu HS giải các bài tập 2,3 * Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động khác ( Bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, tranh chấp lao động...). * Hợp đồng lao động là bản thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. * Khi tham gia lao động người lao động cần phải kí kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Hơp đồng lao động phải đầy đủ nôi dung theo qui định của pháp luật. - Người lao động chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. - Người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo những qui định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên. III. Bài tập Bài 2: Phương án đúng là b, c. Bài 3: Phương án đúng là a, b, d. 4. Củng cố - dăn dò - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học. - HS về giải các bài tập còn lại và ôn các bài đã học tiết sau KT 45 ’ ________________________________________________________________________________ Tuần 28 Ngày soạn: Tiết 27 Ngày dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT ( Thời gian 45 phút) ĐỀ KIỂM TRA ( Thời gian 45 phút ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn ý trả lời đúng nhất ghi vào bài làm ( Ví dụ Câu 1: Ý a ) Câu 1: Những việc làm nào thể hiện sự có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của thanh niên ? a. Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa. b. Rèn luyện kĩ năng lao động. c. Tu dưỡng đạo đức, lối sống. d. Cả 3 ý trên. Câu 2: Những ý kiến nào sau đây về hôn nhân em cho là đúng pháp luật ? a. Kết hôn khi cả nam và nữ đủ 18 tuổi. b.Yêu nhau tự nguyện thì chỉ cần làm đám cưới không cân dăng kí kết hôn. c. Kết hôn không phân biệt tôn giáo. d. Cha mẹ quyết định hôn nhân cho con. Câu 3: Người lao động là người có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động và phải ít nhất là bao nhiêu tuổi ? a. 15 tuổi. c. 17 tuổi. b. 16 tuổi. d. 18 tuổi Câu 4: Hà 17 tuổi , muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Hà có thể làm cách nào sau đây ? a. Xin vao biên chế trong cơ quan nhà nước. b. Xin làm hợp đồng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. c. Xin đi lao động xuất khẩu nước ngoài. d. Xin vay vốn ngân hàng để mở cơ sở sản xuất kinh doanh. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì ? Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yếu tố nào là quyết định ? Vì sao ? Câu 2: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ? Để xứng dáng với sự tin tưởng đó, thanh niên cần phải làm gì ? Câu 3: Kinh doanh là gì? Tại sao tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước ? Câu 4; Ban Nam 17 tuổi , do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên Nam xin vào làm việc tại công ti khai thác than. Được ông An-giám đốc công ti thông cảm nhận vào làm việc và đã bố trí cho em xuống hầm lò khai thác than. Việc làm của ông giám đốc có đúng không ? Vì sao ? ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2đ) Mõi câu trả lời đúng cho 0.5đ) Câu 1; Ý d Câu 3; Ý a. Câu 2; Ý ỉ Câu 4; Ý b B. PHẦN TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (2.5đ ) - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức.(0.75đ) - Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố quyết định là con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. (0.5đ). - Vì con người là lượng sáng tạo và ứng dụng mọi thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trước hết phải có một lực lượng lao động có tri thức, có kĩ năng, kĩ xảo lao động và kĩ luật lao động, hoàn toàn làm chủ được các thành tựu khoa học công nghệ, làm chủ được công cụ lao động tiến tiến nhất trong quá trình lao động sản xuất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”.(1,25đ) Câu 2: (2.5đ) Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thệ hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vì: + Thanh niện hiện nay là thế hệ được Nhà nước , gia đình và xã hội quan tâm giao dục tốt nên đây là lực lượng có ti thức, có kĩ năng, nhanh nhẹn, nhạy bén trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ mới. + Thanh niên là lứa tuổi có sức khỏe tốt, có nhiều ước mơ, hoài bảo và phần lớn có ý chí, nghị lực vươn lên làm chủ cuộc sống của mình, có lòng yêu nước, có trách nhiệm với cuộc sống, với bản thân, với gia đình và xã hội...(1.5đ) - Để xứng đáng với sự tin tưởng đó thanh niên cần phải : ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trang bị kiến thức, kĩ năng, rèn luyện các năng lực, phẩm chất và sức khỏe đảm nhận được sứ mạng lịch sử của tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.(1đ) Câu 3; (2đ) - Trình bày được khái niệm về kinh doanh.(0.5) - Tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật là vì: + Để việc kinh doanh của người này không xậm phạm, gây thiệt hại đến việc kinh doanh của người khác. + Chống được những việc làm gian dối, thiếu lành mạnh trong kinh doanh, tránh được việc kinh doanh những ngành nghề, những mặt hàng không có lợi cho xã hội. + Đảm bảo được lợi ích của người kinh doanh, của Nhà nước và của toàn xã hội.(1.5đ) Câu 4:(1đ) - Việc nhận bạn Nam vào làm ở Công ti khai thác than và bố trí cho Nam xuống hầm lò khai thác than là không đúng vì đây là công việc nặng nhọc, nguy hiểm không phù hợp với sức khỏe của người lao động dưới 18 tuổi như qui định của Bộ luật Lao dộng. (1.đ) Tuần 28 Ngày soạn: Tiết 27 Ngày dạy: Bài 15 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS hiểu được: - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lí là gì, ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí, thẩm quyền áp dụng trách nghiệm pháp lí . 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không vi phạm pháp luật. - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, biết phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật B. Phương pháp - Diễn giải. - Phân tích tình huống. - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp. C. Tài liệu phương tiện - SGK, SGV GDCD 9. - Hiến pháp 1992, luật Hình sự 1999. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Luật Giao thông đường bộ. - Pháp lệnh xử phạt hành chính. D. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ? - Tại sao khi tham gia lao động, muốn được đảm bảo lợi ích hợp pháp thì phải kí kết hợp đồng lao động ? 3. Bài mới Tiết 1 Giới thiệu bài: GV nêu một tình huống trong thực tế để dẫn dts vào bài. Hoạt động 1 Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật - GV nêu tình huống1: A hay vứt rác sang nhà B. B nghĩ phải đán cho B một trận thật đau cho bỏ tức. a. B vi phạm pháp luật. b .B không vi phạm pháp luật. - GV giới thiệu khoản 1, điều 103 luật Hình sự về tội đe dọa giết người - Nêu kết luận: B không vi phạm pháp luật - GV nêu tình huống 2: Trên đường đi công tác, gặp 1 vụ tai nạn giao thồng, mọi người đề nghị cứu giúp nhưng ông Bá từ chối vì đang rất bận và đường đến cơ quan cũng không đi qua bệnh viện nào. Như vậy ông Bá có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ? - GV giới thiệu điều 102 Luật HS và hướng dẫn HS nêu kết luận - GV nêu tình huống 3: 1. Một thanh niên đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, đã đâm phải một người đi đường. 2. Một người bệnh tâm thân cướp giật túi tiền của người qua đường. 3. Một em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy nhà của người hàng xóm 4. Một người say rượu đi xe máy gây tai nạn giao thông. - HS nhận xét - GV hướng dẫn HS nêu khái niệm vi phạm PL. Hoat động 2 Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật - GV yêu cầu HS đọc các loại vi phạm PL - HS nêu ví dụ mỗi loại một ví dụ - GV hướng dẫn phân tích dấu hiệu từng loại * Kết luận về các loại vi phạm pháp luật 1. Vi phạm pháp luật - Dấu hiệu đầu tiên khi xác định vi phạm pháp luật phải là hành vi cụ thể. VD: A dọa đánh B. - Ông Bá có vi phạm pháp luật vì không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà mình lại có điều kiện. - Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi có một trong các điều kiện sau: + Không thực hiện quy định của pháp luật. + Thực hiện không đúng quy định của pháp luật. + Làm điều mà pháp luật cấm. - TH 1: Vi phạm pháp luật vì đã không thực hiện đúng qui định của pháp luật. - TH 2: Không vi phạm PL vì người này không có năng lực hành vi. - TH 3: Không vi phạm PL vì em bé 5 tuổi chưa có năng lực hành vi . - TH 4: Người này vi phạm PL vì làm mà PL cấm. * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm pháp luật hình sự ( Tội phạm ). - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm pháp luật kỉ luật 4. Củng cố - dặn dò. - GV tóm tắt nội dung tiết 1. - HS về chuẩn bị phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docHDNG LOP 9 20092010.doc
Giáo án liên quan