Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1 đến 12 - Năm học 2013-2014 - Trần Văn Phúc

- Việc làm thiếu DC của ông giám đốc.

* Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A:

Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ đỏ để nhắc nhở đôn đốc.

* Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.

* Việc làm của giám đốc có tác hại: SX giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.

2. Nội dung bài học

- Dân chủ là: SGK

- Kỉ luật là: SGK

- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến

- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình

- DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với nhau: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.

- DC và KL đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển XH ( nêu ví dụ )

- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo

doc49 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1 đến 12 - Năm học 2013-2014 - Trần Văn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, nhận xét. GV chốt ý: Ra sức học tập, rèn luyện. Sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Xác định động cơ học tập. Giúp đỡ gia đình. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. ? Vậy bản thân em đã làm tròn trách nhiệm của người thanh niên học sinh chưa? HS: Tự liên hệ bản thân. Hoạt động 2: Giới thiệu tấm gương sáng của thanh niên học sinh. Học sinh tự sưu tầm, liên hệ Giáo viên bổ sung. Hoạt động 3: Gương thanh niên tiêu biểu thời kì CNH, HĐH. GV sưu tầm. Trách nhiệm của thanh niên học sinh. Ra sức học tập, rèn luyện. Sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Xác định động cơ học tập. Giúp đỡ gia đình. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Gương sáng thanh niên học sinh. 3. Gương tiêu biểu của thanh niên trong thời kì CNH, HĐH. Củng cố. Dặn dò. Về nhà học bài cũ, chuẩn bị trước bài 12. Vừa về đến nhà, bà con trong buôn tấp nập đến thăm chúc mừng người thanh niên sản xuất giỏi, được nhận giải thưởng Lương Đình Của lần thứ 8, năm 2013 do TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh tổ chức tại thành phố Vinh (Nghệ An). Đó là Anh Y Hô Byă, 29 tuổi, dân tộc Êđê, hiện ở buôn Cư Phiăng, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Êa Yông (Krông Păk), sau khi học xong Trung học phổ thông, Y Hô Byă nghỉ học để lao động phụ giúp gia đình, nhưng vì nghề nghiệp chẳng có, đất đai lại không nhiều, hàng ngày quẩn quanh“sáng lên nương rẫy, tối chiều về buôn” mà cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Năm 2012, trong một vài lần đến thăm họ hàng ở Buôn Cư Phiăng (Hòa Phong), cảm mến trước tính tình hiền lành chân chất của anh, người sơn nữ tên H’Nghin Niê tìm thấy “một nửa của mình” và hai người đã tiến đến hôn nhân.  Theo phong tục của đồng bào Êđê trước khi cưới, người con gái phải về sống ở gia đình con trai  một thời gian để  đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ chồng, sau đó mới được phép về sinh sống bên gia đình vợ. Tuy nhiên cảm thông với hoàn cảnh gia đình vợ đơn chiếc, bố vợ thì  đã qua đời, mẹ vợ thì cũng đã ở tuổi lục tuần, 5 anh chị lớn có gia đình đã ra ở riêng, vì vậy anh quyết định chọn quê hương thứ hai để lập thân, lập nghiệp. Quả thật “vạn sự khởi đầu nan” đối với một thanh niên vừa rời ghế nhà trường, vốn liếng có giá trị nhất chỉ là đôi bàn tay và sự chịu thương, chịu khó, song để biến mảnh đất cằn cỗi trở thành trù phú, tạo ra sản phẩm thật không dễ chút nào. Ông Y Kăn Niê, anh vợ của Y Hô Byă tâm sự: “Mới đầu gặp gỡ Y Hô Byă, mặc dù biết hoàn cảnh của Y Hô rất nghèo, tài sản không có gì, nhưng qua giao tiếp thấy tình tình dễ mến, không chơi bời hay rượu chè bê tha nên gia đình đồng ý cho em gái “bắt nó”, đồng thời giao hết đất đai của gia đình để có người làm ăn nuôi dưỡng mẹ già” Không phụ lòng tin tưởng của mọi người, ngày ngày anh cùng vợ tích cực lao động sản xuất.Những năm gặp thiên tai mùa màng thất bát, để có cái ăn, cái mặc và tái sản xuất, Y Hô Byă phải vay ứng trước của những người đầu tư với lãi suất cao, cuộc sống “ăn trước trả sau” vẫn không làm anh nản chí. Qua các lớp tập huấn do Khuyến nông tổ chức, giúp cho anh nhận thức rằng làm nông nghiệp không thể độc canh cây lúa mà phải thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Sau nhiều đêm trăn trở anh bàn với vợ mạnh dạn vay của Ngân hàng Nông nghiệp số tiền 10.000.000 đồng để làm vốn phát triển chăn nuôi kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai. Đối với diện tích chân đồ,i anh bố trí trồng sắn, những nơi thuận tiện tưới tiêu anh trồng cà phê, đồng thời khai hoang mở rộng thêm diện tích lúa 2 vụ. Đến nay, gia đình anh đã có 4, 2 ha đất canh tác, trong đó có 0,4 ha cà phê kinh doanh, 0, 8 ha ruộng nước 2 vụ và 3 ha sắn, trong chuồng luôn có trên dưới 20 con heo. Mỗi năm thu nhập của gia đình anh gần 170 triệu đồng. Anh đã làm được nhà cửa khang tràng và mua sắm nhiều phương tiện phục vụ sản xuất. Không chỉ là một thanh niên sản xuất giỏi mà anh còn luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, đoàn kết, giúp đỡ mọi người, tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể dục,  thể thao của địa phương. Hiện tại Y Hô Byă được bà con trong buôn Cư Phiăng tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Nông dân. Tháng 5 năm 2013, anh vinh dự được về dự Hội nghị Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác do Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức và hạ tuần tháng 9 vừa qua. Anh cũng là một trong 5 người của Tỉnh Đắk Lắk được nhận giải thưởng Lương Đình Của được Trung ương Đoàn  tổ chức tại quê hương Bác. Nguyễn Quốc Đăng - cậu học sinh nghèo hiếu học Hàng ngày, sau giờ học, Nguyễn Quốc Đăng ngụ xã Sơn Phú (Giồng Trôm) phụ ba mẹ việc đồng áng rồi chăm gà vịt, nấu cơm nước, chăm em nhỏ Tối đến, khi mọi người ngủ hết, em mới có thời gian ngồi vào bàn học, chuẩn bị bài vở cho ngày mai. Có khi em đi học với cái bụng lép xẹp, cái áo rách vai mẹ chưa kịp vá nhưng em đã vượt lên tất cả. Bằng chứng là từ một cậu học sinh trường làng, em đã vượt qua rất nhiều bạn khác, trúng tuyển vào lớp chuyên Vật lý của Trường THPT Chuyên Bến Tre. Hỏi Đăng vì sao lại chọn môn Lý, em tâm sự: “Từ nhỏ em đã mê những ứng dụng thực tiễn từ các phát minh mà vật lý mang lại trong cuộc sống. Em nhớ, thầy dạy Vật lý năm lớp 8 đã nói, đôi khi những hiện tượng ta cho rằng bình thường nhưng nội tại của nó lại có thể chứa đựng một phát minh vĩ đại. Quan trọng là ta có nắm bắt được nó hay không thôi”. Và em đã “nắm bắt” rất tốt với một thành tích học tập “đáng gườm”, nào là huy chương vàng kỳ thi Học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long, 2 huy chương bạc học sinh giỏi Olympic 30-4, 2 giải ba máy tính cầm tay cấp quốc gia, giải ba và giải khuyến khích quốc gia môn Vật lý Đăng cho biết, em không có bí quyết gì đặc biệt trong việc học tập. Cách học của em cũng giống như nhiều bạn khác, đó là: trên lớp chú ý lắng nghe lời thầy cô giảng; nắm vững kiến thức cơ bản; chăm chỉ giải nhiều bài tập; không đầu hàng trước những bài tập khó; thường xuyên sưu tầm và nghiên cứu tài liệu để mở mang kiến thức của mình Đăng chia sẻ: “Việc học cũng như việc bỏ ống tiết kiệm. Mỗi ngày mình góp nhặt vào túi tri thức một ít, lâu dần sẽ có một túi đầy tri thức tha hồ sử dụng”. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN Tiết 1 I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 3. Về thái độ. - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi như : kết hôn sớm , bạo lực gia đình KN thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở địa phương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não , nghiên cứu trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho HS thảo luận. GV: Chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ. GV: cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề. 1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện trên? HS: thảo luận. ? Hậu quả của việc là sai lầm của MT? Hậu quả: T làm việc vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu. - K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con. 2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên? HS: trả lời. ? Hậu qủa việc làm sai lầm của M-T? * Hậu quả: * Hậu quả: M sinh con và vất vả đến kiệt sức để nuôi con. - Cha mẹ M hắt hủi, hàng xóm, bạn bè chê cười 3. Em thấy cần rút ra bài học gì? HS: thảo luận trả lời HS : Cử đại diện trình bày. GV: kết luận phần thảo luận. - ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và hôn nhân đang đặt ra trước các em. Hoạt động 2: Liên hệ Thảo luận quan niêm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân. GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. HS: cả lớp trao đổi. 1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? Nó dựa trên cơ sở gì? HS: 2. Những sai trái thường gặp trong tình yêu? - Thô lỗ, cẩu thả trong tình yêu. - Vụ lợi, ích kỉ. - Yêu quá sớm. - Nhầm tình vbạn vời tình yêu. 3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? HS: 4. Thế nào là hôn nhân trấi pháp luật? GV: Kết luận: định hướng cho HS ở tuổi THCS về tình yêu và hôn nhân. I. Đặt vấn đề: - T học hết lớp 10 đã kết hôn. - Bố mẹ T ham giàu ép T lấy chồng mà không có tình yêu. - Chồng T là 1 thanh niên lười biếng, ham chơi, rượu chè. - M là cô gái đảm đang hay làm - H là chàng trai thợ mộc yêu M. - Vì nể sợ người yêu giận, M quan hệ và có thai. - H giao động trốn tránh trách nhiệm. - Giai đình H phản đối ko chấp nhận M * Bài học cho bản thân: - Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS. - Không yêu lấy chồng quá sớm. - Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định. Cơ sở của tình yêu chân chính: - Là sự quyến luyến của hai người khác giới. - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc, chân thành tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. - Vị tha nhân ái, thủy chung. - Là hôn nhân trên cơ sở của tình yêu chân chính. - Vì tiền, dục vọng, bị ép buộc dục 4. Củng cố: Ở địa phương em ở có tình trạng kết hôn sớm không, nêu các nguyên nhân dẫn đến kết hôn sớm? 5. Dặn dò - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9(1).doc
Giáo án liên quan