Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư - Mai Thị Luyến

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)

 7A1: 7A2:

 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)

 Câu hỏi kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:

 Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?( 2đ)

 Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.

- Sơ lược lại nội dung chương trình GDCD 8 và giới thiệu vài nét chính về chương trình GDCD 9.

4.3:Tiến trình bài học:

 Vào bài: ( 3 phút)

 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút)

 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 15 phút)

 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần bài tập. ( 5 phút)

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1 : Vào bài.

Gv: Đặt vấn đề: Vào một buổi khám bệnh ở một bệnh viện, tất cả bệnh nhân điều phải bóc thăm chờ gọi vào khám. Cô y tá gọi lần lượt các thăm số của bệnh nhân nhưng khi có người quen hoặc người thân đến khám thì cô y tá đó thường ưu tiên kêu vào khám trước mà không cần chờ gọi số.

 ? Em có nhận xét gì về cách xử lí của cô y tá đó ?

Hs: trình bày cá nhân

Gv:nhận xét và kết luận.

 Để xử sự luôn công bằng đòi hỏi mỗi người phải luôn nổ lực rèn luyện thường xuyên và tự chủ bản thân trước những tình huống .Vậy thế nào là chí công vô tư ? biểu hiện ra sao? Có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

* Hoạt động 2 :nhóm, cá nhân.

@Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

 Gv: cho hs đọc phần đặt vấn đề.

Gv: tổ chức cho hs thảo luận.

 * Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?

Hs: Cả 2 điều là những người trung thành, luôn hết lịng vì việc chung

 * Nhóm 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn TrầnTrung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ?

 Hs: Vì ông dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào năng lực có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.

 * Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về những việc làm của Tô HiếnThành ? những việc làm thể hiện đức tính gì ?

Hs: Những việc làm của ông đều xuất phát từ lợi ích chung, ông thực sự là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.

 * Nhóm 4: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch HCM ?theo em , điều đó có tác động gì đến tình cảm của nhân dân ta với bác ?

 Hs: cuộc đời và sự nghiệp của bác luôn gắng liền với lợi ích dân tộc, mong muốn được giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no hạnh phúc

 Nhân dân ta vô cùng kính trọng , tin yêu và khâm phục bác

Hs: cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung

Gv: nhận xét và kết luận.

? Theo em những việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung phẩm chất gì ?

- Hs: chí công vô tư.

* Tích hợp tư tưởng HCM: Trong công việc, Bác Hồ luông công bằng, không thiên vị. Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích bản thân.

? Qua hai câu chuyện trên em đã học tập được những gì ?

Hs: phải luôn cư xử công bằng không thiên vị, luôn trung thực, làm theo lẽ phải

Gv: kết luận: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết cho tất cả mọi người, nó không chỉ biểu hiện bằng lời nói mà còn bằng cả việc làm cụ thể.

 * Hoạt động 3 : cá nhân

 @Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp đàm thoại, nêu gương.

Gv: cho hs làm bài tập nhanh ( ghi sẵn ở bảng phụ)

 ? Những biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ?

a- Luôn làm việc vì lợi ích chung.

b- Luôn giải quyết công việc công bằng.

c- Chỉ lo cho lợi ích của bản thân trước mới tính đến việc của tập thể sau.

d- Lấy của công phục vụ cho lợi ích của cá nhân.

e- Chuyện gì có lợi cho bản thân mới làm.

f- Che giấu khuyêt điểm cho người thân.

Hs: ( Đáp án đúng : a,b )

Gv: nhận xét và kết luận.

? Em hiểu thế nào là chí công vô tư ?

Hs: trình bày theo cách hiểu.

Gv: nhận xét và chốt ý cho hs nắm và hiểu.

 

 

? Chí công vô tư biểu hiện như thế nào?

Hs: trình bày theo cách hiểu.

Gv: nhận xét và chốt ý cho hs nắm và hiểu.

 

? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? Người sống chí công vô tư sẽ nhận được gì từ mọi người ?

Hs: nêu ý nghĩa

- sẽ đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

 - Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

Gv: chốt ý.

? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư ?

Hs: + Nhất bên trọng nhất bên khinh.

 + Công ai nay nhớ, tội ai nay chịu.

 + Luật pháp bất vị thân.

 “ Ai ơi giữ chí cho bền

 Dù ai xoay hướng đổi nền mặt ai “

? Bản thân em tự rèn luyện đức tín chí công vô tư như thế nào ?

Hs: tự trình bày cách rèn luyện.

 + Luôn có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư.

 + Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

 + Luôn xủ sự công bằng khách quan không thiên vị.

* Giáo dục KNS: Bản thân chúng ta phải thật sự công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung, phê phán những hành vi vụ lợi, không công bằng

Gv: nhận xét, bổ sung và kết luận

Gv: cho hs đọc câu danh ngôn SGK / 5

Gv: kết luận: Để rèn luyện đức tính chí công vô tư mỗi chúng ta can phải nhận thức đúng đắn, phân biệt được hành vi đúng sai, biêt ủng hộ việc làm chí công vô tư

* Hoạt động 4: Cá nhân.

@Cách tiến hành: HS hoạt động cá nhân

Gv: cho hs làm bài tập 1,2/ 5-6

Hs: lần lượt trình bày cá nhân

 Gv: cho hs nhận xét bài làm của hs và kết luận đưa ra đáp án đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ.

 a/ “ Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư”

 b/ “Điều mong muốn của Bác”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ NỘI DUNG BÀI HỌC.

 

 

 

 

 

 

 

a/ Thế nào là chí công vô tư:

 - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

 b/ Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư:

Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung

c/ Ý nghĩa của chí công vô tư:

 - Đối với cá nhân: Người có chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.

 - Đối với tập thể, xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ BÀI TẬP.

· Bài tập 1.

- Đáp án đúng : đ, e.

- Đáp án sai :a,b,c,d.

· Bài tập 2.

 - Đáp án đúng : d,đ.

 - Đáp án sai :a,b,c

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1: Chí công vô tư - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûa chí công vô tư? ( 8đ ) - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng ko thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.(3đ) - Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung (2đ) - Người có chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. Đối với tập thể, xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước .(3đ) ? thế nào là tự chủ ? (3đ ) Làm chủ bản thân làm chủ suy nghĩa tình cảm 2đ 4.3:Tiến trình bài học: à Vào bài: ( 3 phút) à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút) à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 15 phút) à Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần bài tập. ( 5 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Vào bài: 1GV: đặt vấn đề: ? Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: “ Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiền ba chân “ 1 Hs: giải thích theo ý kiến cá nhân. 1GV: nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào chúng ta củng gặp điều tốt đẹp cả, có những lúc chúng ta cũng bị những cám dỗ của cuộc sống thiếu lành mạnh lôi kéo. Vậy chúng ta sẽ làm gì để không bị xa ngã bởi những cám dổ đó? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rỏ hơn. * Hoạt động 2:nhóm. Tìm hiểu đặt vấn đề @ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 1Gv: hs đọc 2 mẫu chuyện trong phần đặt vấn đề. 1Gv: tổ chức cho hs thảo luận. * Nhóm 1: Nổi bất hạnh gì đã đổ xuống gia đình của bà Tâm? Bà đã làm gì trước nổi bất hạnh to lớn của gđ ? 1 Hs: - Con trai của bà Tâm nghiện ma túy và bị nhiễm HIV/AIDS. - Bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con, tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS khác và vận động mọi người quan tâm chăm sóc họ. * Nhóm 2: Theo em bà Tâm là người như thế nào? 1 Hs: - Bà là người luôn biết tự chủ bản thân trước hoàn cảnh khó khăn, làm chủ tình cảm và hành vi của mình, vượt qua khó khăn. * Nhóm 3: N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trọm cắp như thế nào? Vì sao như vậy? 1 Hs: - N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc uống rượu, đua xe máy. - N trốn học và thi trượt TN. - N bị nghiện ngập và trộm cắp. - N có kết cục như thế là do N không biết làm chủ bản thân * Nhóm 4: Qua 2 câu chuyện trên, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân ? Nếu có 1 bạn trong lớp em như N, em sẽ làm gì ? 1 Hs: - Bài học: cần phải luôn tự chủ bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống, luôn tự tin, bình tĩnh khi xử lí những tình huống khó khăn. - Cách xử lí: gần gũi, khuyên bạn tiếp tục không sai phạm nữa. 1 Hs: các nhóm trình bày kết quả, n/x, bổ sung. 1Gv: nhận xét và kết luận: nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thử thách lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng ích kỉ, sa đọa của một số thanh thiếu niên đều có chung một nguyên nhân sâu xa là sống không biết tự chủ bản thân. * Giáo dục KNS: Rèn luyện kỹ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè, tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân. * Hoạt động 2: Cá nhân. Tìm hiểu nội dung bài học. @ Cách tiến hành: Nêu và giải quyết vấn đề, Phân tích, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh. 1Gv: chgo hs xem một số thanh thiếu niên hư bị xa vào tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy( Tranh các tệ nạn xã hội GDCD 8 ) ? Em biết gì qua những hình ảnh nêu trên ? 1 Hs: những thanh thiếu niên hư hỏng xa vào các tệ nạn xã hội. ? Vì sao họ bị xa vào các tệ nạn xã hội ? 1 Hs: họ không tự chủ bản thân trước những cám dổ của cuộc sống. ? Nếu có một người bạn rủ em trốn tiết đi chơi hoặc hút thử ma túy, em sẽ làm gì ? 1 Hs: sẽ từ chối và khuyên bạn ấy không nên sử dụng ma túy và giải thích tác hại của ma túy... ? Tự chủ bản thân là làm chủ trên những lĩnh vực nào 1 Hs: suy nghĩ, tình cảm, hành vi.. Vậy tự chủ là gì ?người biết tự chủ là người như thế nào ? 1 Hs: Là làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh ? Khi có một người nào đó làm một việc mà em không hài lòng như lấy đồ đồ dùng học tập của em mà không hỏi em, em sẽ làm gì ? 1Hs: tự ứng xử theo cá nhân. - Bình tĩnh và hỏi bạn sao làm vậy, nhắc nhở bạn lần sau muốn mượn phải hỏi.. 1Gv: cho hs ứng xử tình huống: ( ghi sẵn đáp án ở bản phụ ) * Tình huống: Em rất muốn và rất thích một chiếc xe đạp điện để được giống như bạn bè, em nói ba mẹ mua nhưng ba mẹ em chưa đủ khả năng mua được, em sẽ làm gì ? a- Tỏ vẻ không hài lòng và giận dỗi ba mẹ đòi nghỉ học. b- Vui vẻ và không bàn tới chuyện mua xe nữa để ba mẹ vui. c- Hơi buồn tuy nhiên không để bố mẹ biết mình buồn và không đòi mua xe nửa. 1Hs: chọn cách trả lời : b hoặc c 1Gv: nhận xét và kết luận. ? Tính tự chủ được biểu hiện như thế nào ? 1Hs: trình bày theo cách hiểu - Thái độ bình tĩnh, tự tin. - Biết tự điều chỉnh hành vi, tự kiểm tra, đánh gia ùbản thân 1Gv: chốt ý chính. 1Gv:tổ chức cho hs chơi trò chơi nhanh: Tìm biểu hiện của tự chủ và không tự chủ.( thời gian 2p ) - Chia bảng làm 2 phần: một bên là biểu hiện của tự chủ và một bên là không tự chủ. - Chia lớp làm 2 nhóm. Mỗi nhóm lần lượt cử thành viên lên điền biểu hiện, nhóm nào tìm nhiều biểu hiện sẽ thắng cuộc. Tự chủ Không tự chủ - Luôn bình tĩnh tự tin. - Luôn biết tự kiềm chế hành vi của bản thân. - Hành động luôn suy nghĩ kĩ việc làm của mình - Thiếu cân nhắc, thiếu chính chắn. - Hay nóng nảy, cải vả, gây gổ với người khác. Hoang mang sợ hải, chán nản trước khó khăn - Dễ sa ngã dễ nghe theo người khác 1Gv: nhận xét và kết luận. * Rèn luyện KNS: Ra quyết định phù hợp của bản thân, kiểm soát cảm xúc. ? em hãy nêu một vài câu ca dao tục ngữ nói về tự chủ ? 1Hs: tự trình bày sự hiểu biết - Ai cũng tạo nên số phận của mình. ? Vì sao con người cần có đức tính tự chủ ? 1Hs: trình bày cá nhân. - Con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Giúp ta vượt qua khó khăn , thử thách , cám dỗ.- Không bị ngã nghiêng trước áp lực tiêu cực. 1Gv: nhận xét và chốt ý chính cần nắm. ? Bản thân em rèn luyện tính tự chủ như thế nào ? 1Hs: tự nêu cách rèn luyện của bản thân. - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. - Xem xét thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai. - Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. 1Gv: kết luận: Tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống, mổi con người chúng ta luôn phải biết xử sự đúng đắng, phù hợp. Tính tự chủ giúp chúng ta tránh những sai lầm không đáng có, giúp chúng ta sáng suốt lựa chọn cách thực hiện đúng đắn mục đích sống * Hoạt động 4: Luyện tập. 1Gv: Dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 ở bảng phụ và gọi hs làm bài. 1Hs: cả lớp nhận xét bài làm của bạn 1Gv:nhận xét và kết luận. 1/ Đặt vấn đề a. Một người mẹ. b.Chuyện của N. 2/ Nội dung bài học. a/ Thế nào là tự chủ ? Tự chủ là làm chủ bản thân. tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. b/ Biểu hiện của tính tự chủ. - Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. - Không nao núng, hoang mang lúc khó khăn. - Không bị ngã nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực, - Biết tự ra quyết định cho mình c/ Chúng ta cần tự chủ vì: - Con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Giúp ta vượt qua khó khăn , thử thách , cám dỗ. - Không bị ngã nghiêng trước áp lực tiêu cực. 3/ Bài tập * Bài tập 1: Đồng ý: a,b,d,e. 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút) Nêu và giải quyết vấn đề ) 1Gv: đặt ra tình huống cho hs rèn luyện tính tự chủ: Nhóm 1: tình huống trong gia đình. + Đi học về đói bụng mà mẹ chưa nấu cơm + Em trai đòi mẹ mua đồ chơi đắt tiền. Nhóm 2: tình huống trong trường học. + Gặp bài tập khó tìm hoài không ra kế quả. + Bạn rủ cúp tiết đi chơi.hút thủ thuốc lá. + Bị khiển trách vì ko hoàn thành n/vụ được giao. Nhóm 3: tình huống ngoài xã hội + Bị người khác va quẹt làm bạn ngã. + Nhặt được chiếc ví có nhiều tiền. * Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3phút) à Đối với bài học tiết này: à Đối với bài học tiết sau: * Đối với bài học ở tiết này: Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK. Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK, STH. * Đối với bài học ở tiết sau: xem trước bài 3 “ Dân chủ và kỉ luật “/9 Đọc và trả lời trước câu hỏi phần đặt vấn đề. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV GDCD 9. + Những mẩu chuyện GDCD 9. + Bài tập GDCD 9. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng GDCD 9. + Dạy tốt, học tốt các mơn bằng sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD9 HKI tuan 1.doc