Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 28 - Tiết 27 - Bài 18: Quyền Khiếu Nại, Tố Cáo Của Công Dân

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:

 - Giúp HS nêu được thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.

- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 28 - Tiết 27 - Bài 18: Quyền Khiếu Nại, Tố Cáo Của Công Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn : 28 / 2 / 2013 Tiết 27 Ngày dạy : 5 / 3 / 2013 Bài 18 QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Giúp HS nêu được thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. - Nêu được trách nhiệm của Nhà và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo. - Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục Phương pháp - Kĩ năng phân tích, so sánh về sự khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống làm hại người khác. - Kĩ năng ra quyết định; kĩ năng ứng phó khi thấy có những hành vi trái pháp luật trong thực tế. - Thảo luận - Xử lí tình huống. 3. Thái độ: Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên qun đến quyền khiếu nại, tố cáo. II. Chuẩn bị : GV: ĐVĐ, HP 1992, luật khiếu nại, tố cáo, nêu gương, liên hệ thực tế. HS : Xem trước bài học. III. Lên lớp : 1. Ổn định : ( 1’ ) 2. KTBC : ( 6’ ) a. Thế nào là tài sản Nhà nước ? Kể một số tài sản Nhà nước ? * Đáp án: Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. Tài sản nhà nước: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển - Vùng trời, khu du lịch b.Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? * Đáp án: Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : ( 3’ ) Đưa tình huống lên bảng phụ: Công an giao thông đánh người không rõ lí do. Công ty Vedan sả chất thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước. Anh Nam bị giám đốc đuổi việc mà không rõ lí do. Đi học về thấy một tụ điểm đá gà ăn tiền. GV:Theo em,tình huống trên, tình huống nào thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Vì sao ? HS : Trả lời : a,c là quyền khiếu nại và b, d là quyền tố cáo. GV: Để hiểu thêm về vấn đề quyền khiếu nại, tố cáo của công dân như thế nào, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo. ( 10’ ) a. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não, thảo luận. b. Cách tiến hành: GV: Cho HS đọc to và thảo luận các tình huống sau : Nhóm 1: Em nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy. GV chốt lại: Nếu nghi ngờ nơi có nguời buôn bán, tiêm chích ma túy thì em sẽ báo cho cơ quan chức năng theo dõi và xử lí theo pháp luật. Nhóm 2: Em biết người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp. GV chốt lại: Em sẽ báo cho GV nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở Nhóm 3: Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không rõ lí do. GV chốt lại: Anh H có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình. GV: Theo em, khi nào công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại là gì ? GV chốt lại: Mục đích khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hai. GV: Theo em, khi nào công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo là gì ? GV chốt lại: Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. HS: Thảo luận – nhóm trình bày kết quả- lớp nhận xét. HS: Thảo luận – nhóm trình bày kết quả- lớp nhận xét. Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế rút ra nội dung bài học ( 20’ ) a. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não, trò chơi tiếp sức. b. Cách tiến hành: GV: chia làm 2 đội ( 3’ ) Yêu cầu HS kể những trường hợp mà công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. GV chốt lại: Quyền khiếu nại: - Làm sai giấy khai sanh - Lấn chiếm đất đai - Xử phạt không đúng qui định. - GV cộng điểm không chính xác * Quyền tố cáo: - Công an nhận hối lộ - Trộm cắp tài sản công dân và Nhà nước. - Buôn bán phụ nữ và trẻ em. - Kinh doanh mại dâm GV: Qua tìm hiểu nội dung đặt vấn đề và liên hệ thực tế, GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. GV: Theo em, quyền khiếu nại của công dân là gì ? cách thực hiện như thế nào ? GV: Theo em, quyền tố cáo của công dấn là gì ? cách thực hiện như thế nào ? GV: Cho HS so sánh sự giống nhau và khác nhau về quyền khiếu nại, tố cáo. GV chốt lại: * Giống nhau: Khiếu nại, Tố cáo - Đều là những quyền cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước - Đều bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. * Khác nhau: Người khiếu nại là mọi công dân. người trực tiếp khiếu nại... GV : Vì sao Hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo GV: Đọc cho HS nghe điều 74 ( HP 1992 ). GV chốt lại: Chúng ta phải thấy được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan cán bộ công chức nhà nước. GV: Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của Nhà nước như thế nào ? GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 GV chốt lại bài học: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân. HS: lần lượt từng HS thi nhau viết nội dung quyền khiếu nại, tố cáo. HS: Trả lời cá nhân HS: Lập bảng so sánh. HS: Trả lời cá nhân HS: Trả lời cá nhân HS: Trả lời cá nhân 1. Quyền khiếu nại là: quyền của công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ, công chức nhà nước làm trái luật hoặc làm xâm phạm đến lợi ích của mình. - Cách thực hiện : Công dân khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Quyền tố cáo là : Quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luậtgây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức và lợi ích của công dân. 3. Ý nghĩa: Quyền kiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân: a. Trách nhiệm của Nhà nước: Nhà nước mghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. b. Trách nhiệm của công dân: Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng. 4. Củng cố: ( 3’ ) * Tích hợp: GV đưa ra tình huống: Trên đường đi học về, Nam thấy một số người đánh bắt cá bằng thuốc nổ tự tạo, những Nam không dám tố cáo vì họ dọa nếu Nam tố cáo thì họ sẽ đánh. Câu hỏi: Theo em, việc làm của bạn Nam đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu là em, em sẽ làm gì ? GV chốt lại: Việc làm của bạn Nam là không đúng, chúng ta phải tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của họ, vi họ làm như vậy không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm ô nhiễm môi trường nước. 5. Dặn dò: ( 2’ ) - Học bài và làm bài tâp 3,4 - Xem trước bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Đọc kĩ ĐVĐ và trả lời các câu hỏi gợi ý SGK. - Tìm những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để nói xấu, người khác. Duyệt Cô THành Phận

File đính kèm:

  • docQuyen khieu nai, to cao cua cong dan.doc
Giáo án liên quan