I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của PL;
- Biết phát huy quyền làm chủ của công dân.
- Phân biệt được đâu là tự do ngôn luận đâu là lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
3. Thái độ:
- Tự giác nâng cao ý thức về tự do luôn tuân theo pháp luật;
II- Tài liệu – phương tiện:
SGK GDCD 8, SGV GDCD 8, TK BG GDCD 8
Hiến pháp 1992 (Đ 69) ; HP 2013 (Điều 25 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.)
Luật báo chí; ( Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.)
Luật bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em
(Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 27 - Tiết 27 - Bài 19: Quyền Tự Do Ngôn Luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động 1: Thảo luận ND ĐVĐ /SGK/ Tr 52
HS đọc tình huống.
Lớp trao đổi, thảo luận
GVKL:
TH a -> Q
TH b -> Q
TH c -> Q khiếu nại và tố cáo
TH d -> Q
?Em hiểu ngôn là gì? Luận là gì?
- Đây là từ Hán – Việt trong đó “ngôn” là lời nói, “luận” là bàn về một vấn đề gì đó.
?Em hiểu ngôn luận là gì?
Là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt, bày tỏ công khai ý nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề chung trong đời sống của đất nước, ở địa phương, cơ quan, trường học, tập thể lớp mình nói riêng.
GVMR: từ khi có sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, con người không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng cả bài viết để bày tỏ suy nghĩ của mình, từ đó ngôn luận được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả lời nói và bài viết để bàn luận về 1 vấn đề chung của đất nước, của địa phương
?Theo em tự do ngôn luận là gì?
Tự do sử dụng ngôn ngữ để bàn về một vấn đề chung nào đó của tập thể, của XH.
?Chúng ta có thể bàn về những vấn đề nào?
Những vấn chung của XH: văn hoá giao thông, đóng góp cho dự thảo sửa đổi HP,
GVKL (chốt)
I - Đặt vấn đề:
Tình huống a, b, d là những TH thể hiện quyền tự do ngôn luận của CD
KL: Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn về công việc chung của tập thể, cộng đồng, xã hội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV chia lớp thành 2 nhóm lớn (mỗi bàn là 1 nhóm nhỏ) thảo luận 2 ND
Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?CD có thể bàn về những vấn đề gì, ở phạm vi nào?
Là quyền của CD tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung .
Các vấn đề như: chính trị, KT-VH-XH
Phạm vi: toàn quốc, cơ sở.
+ Toàn quốc: đóng góp vào dự thảo sửa đổi HP năm 2013
+ Cơ sở: KT-VH-XH của địa phương.
BT nhanh: Bố mẹ em thường bàn về các vấn đề sau- vấn đề nào là thể hiện quyền tự do ngôn luận?
Góp ý vào dự thảo sửa đổi HP năm 1992;
Vấn đề phòng chống TNXH ở địa phương;
Xây dựng gia đình văn hoá;
Xây dựng kinh tế địa phương;
Chuyện nhà hàng xóm.
Nhóm 2: Công dân cần sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?Vì sao?
Theo quy định của PL. (Đ 25- HP2013
Vì:
+ có như vậy mới phát huy được quyền làm chủ của CD;
+ góp phần xây dựng, QLNN, QLXH theo yêu cầu chung của XH.
GVDG: Ai cũng có quyền tự do, nhưng không có nghĩa là tự do vô giới hạn. Nếu ai muốn làm gì thì làm thì XH sẽ rối roạn. Chính vì vậy quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận luôn phải tuân theo những quy định của PL.
Quyền tự do ngôn luận của CD được quy định trong Đ 25 – của HP năm 2013 (Đ 69 – HP 1992), và điều 2 của Luật báo chí năm 1989.
Đối với trẻ em được quy định tại điều 20 – Luật Bảo vệ- chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
?Vậy thế nào là sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật?
+ CD có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để nhận xét, đánh giá, phê bình CB-CC NN để làm trong sạch BMNN nhưng không được lợi dụng tự do phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác, xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích của NN của ND.
+ CD có thể phát biểu ý kiến theo yêu cầu của các CQNN, của các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Không được lợi quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách PL của NN và tuyên truyền chống phá chế độ XH.
?NN tạo điều kiện như thế nào để CD thực hiện quyền tự do ngôn luận?Cho ví dụ:
NN tạo ĐK thuận lợi để CD thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Đường dây nóng
Ý kiến bạn đọc
Hộp thư truyền hình
Thư và trả lời thư bạn đọc
Thư và trả lời thu bạn xem truyền hình
Trả lời bạn nghe đài
Hộp thư góp ý
?Đâu là ý kiến đúng?
Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của PL;
Phải có trình độ VH mới sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận;
HS THCS cũng có quyền tự do ngôn luận.
?CD có trách nhiệm như thế nào với quyền tự do ngôn luận?
- Học tập nâng cao kiến thức VH và kiến thức PL;
- Tiếp nhận thông tin đài báo, kênh chính luận;
- Tích cực tham gia ý kiến vào các vấn đề chung của NN và XH;
- Không tiếp nhận các kênh thông tin trái PL.
- Biết yêu cầu PL bảo vệ quyền lợi cá nhân
II- Nội dung bài học
Quyền tự do ngôn luận.
CD sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
Ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận:
3.Trách nhiệm của NN
Trách nhiệm của CD;
Hoạt động 3: Luyện tập
Phiếu HT: cho BT 1/ SGK/Tr 53
Đáp án: b, d
BT 2/SGK /Tr53-54
Có.
Cách:
Trực tiếp tham dự hội thảo;
Thông qua thư gửi đơn vị tiếp nhận thông tin soạn thảo.
III- Bài tập
4. Củng cố:
?Đâu là thực hiện quyền tự do ngôn luận và đâu là tự do ngôn luận trái quy định của pháp luật?
Phát biểu tại các cuộc họp của cơ sở bàn về KT-CT-VH ở địa phương.
Phát biểu không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương.
Phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về việc sử dụng tiết kiệm điện.
Chất vần đại biểu quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục.
Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ vì mục đích cá nhân.
Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Nghe những thông tin trái pháp luật.
Thảo luận về xây dựng và gìn giữ nếp sống văn hoá ở địa phương.
Quyền tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận trái quy định của pháp luật
1,3,4,6,8
2,5,7
HDHT.
Học thuộc nội dung bài học.
Hoàn thiện bài tập vào vở.
Soạn trước bài số 20- Hiến pháp nước CHXHCNVN.
Đang duyệt: Trang chủ » Pháp luật và bạn đọc » Bạn đọc viết
Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần làm giảm tội phạm
05/03/2014 13:04
Tình trạng tội phạm ngày càng có nhiều diễn biến gia tăng hết sức nghiêm trọng, phức tạp, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, các tội phạm mới, tinh vi đã gây hoang mang, lo lắng cho nhân dân, cản trở sự phát triển đi lên của đất nước. Nguyên nhân gây ra tội phạm rất nhiều, đa dạng, trong đó nguyên nhân do không hiểu biết pháp luật chiếm tỷ lệ khá cao.
Rất nhiều trường hợp người phạm tội khi bị bắt giữ, truy cứu, kết tội hình sự mới biết hành vi của mình gây ra là phạm tội. Trong số các tội phạm do thiếu hiểu biết pháp luật thì trẻ em vị thành niên chiếm số lượng khá lớn, tiếp đến là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn do việc hạn chế tiếp cận thông tin, pháp luật. Do không hiểu biết pháp luật nên việc phạm tội của các đối tượng này cũng rất “tự nhiên”, vì họ không biết trước được hành vi của mình là phạm tội.
Có nhiều trường hợp rất đáng tiếc, đau lòng khi người phạm tội là trẻ em ra đứng trước vành móng ngựa, bị tòa tuyên án mới biết hành vi “yêu nhau”, về ở với nhau ở tuổi vị thành niên, độ tuổi trẻ em lại phạm tội. Hay như hành vi chặt phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị truy tố, xét xử. Bởi vì, theo nhiều người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chỉ suy nghĩ đơn giản là phát rừng làm rẫy, chặt cây đốn củi kiếm sống hàng ngày để nuôi sống bản thân, gia đình như từ bao đời nay cha ông họ vẫn làm lại vướng vào vòng lao lý. Và còn rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật khác mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật một cách đầy đủ.
Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật cụ thể, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này không những tạo điều kiện cho người dân nắm bắt chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt, đời sống mà còn góp phần hạn chế các hành vi phạm tội do người dân vô tình mắc phải do không nắm bắt được các quy định của pháp luật.
Chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết KNTC: Cách nào hạn chế được khiếu nại, tố cáo của người dân?
20/11/2013 08:27
Thực hiện Điều 11, Luật Khiếu nại và Điều 27, Luật Tố cáo thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã ra nhiều quyết định về việc chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân đối với các vụ việc đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Điều này hoàn toàn hợp pháp, chính đáng, cần thiết nên làm, nhất là đối với các vụ việc đã giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý hoặc các vụ việc đòi hỏi quyền lợi, một cách vô lý, ngang ngược, phức tạp kéo dài nhiều năm.
Tuy nhiên, mục đích của việc giải quyết KNTC là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân khi có căn cứ cho rằng các lợi ích này bị xâm hại. Do đó, việc giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC tồn đọng không chỉ đơn giản là ra thông báo chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết. Nguyên nhân là dù đã được thông báo chấm dứt thụ lý, giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục KNTC, vì quyền KNTC là quyền cơ bản của công dân. Bởi vì, trên nguyên tắc, khi đó người KNTC sẽ lại tiếp tục KNTC đối với quyết định chấm dứt việc thụ lý, xem xét giải quyết của cơ quan ra quyết định chấm dứt. Và như thế lại phát sinh tiếp vụ việc KNTC mới và cơ quan chức năng muốn giải quyết việc chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết đúng hay sai thì bắt buộc phải xem xét lại toàn bộ quá trình vụ việc KNTC trước đó.
Do đó, có thể khẳng định rằng trên thực tế việc chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết KNTC là chưa thể giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC của công dân. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước hết cần xem xét giải quyết khách quan, thấu đáo, đạt tình đạt lý ngay từ đầu có vụ việc KNTC. Theo đó, cần nâng cao trách nhiệm, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác tiếp công dân và cơ quan, tổ chức thụ lý, giải quyết KNTC của công dân. Đặc biệc là việc hướng dẫn, giải thích cặn kẽ cho người KNTC trong những trường hợp KNTC chưa đúng, chưa hợp lý. Trường hợp buộc phải thông báo chấm dứt thụ lý, xem xét giải quyết thì cần có báo cáo kết quả điều tra xác minh đầy đủ, xem xét các chứng cứ, tài liệu một cách khách quan, đúng pháp luật, nhất là phải tổ chức đối thoại trực tiếp với người KNTC. Bên cạnh đó, có thể đưa ra Hội đồng tư vấn cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tổ chức tranh luận trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các vụ việc có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan chức năng liên quan.
Phạm Văn Chung
File đính kèm:
- Tuần 27. Tiết 27. GD 8.docx