I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Giúp HS nêu được thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
2. Kĩ năng :
Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Tuần 25 - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa Vụ Tôn Trọng, Bảo Vệ Tài Sản Nhà Nước Và Lợi Ích Công Cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn : 26 / 1 / 2013
Tiết 24 Ngày dạy : 29 / 1 / 20113
Bài 17
NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ
TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Giúp HS nêu được thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
2. Kĩ năng :
Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi tôn trọng tài sản nhà nước và những hành vi xâm phạm nhà nước, lợi ích công cộng.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống xâm phạm tài sản nhà nước hiện nay.
- Kĩ năng ra quyết định những hành vi xâm phạm tài sản nhà nươqcs, lợi ích công cộng.
- Xử lí tình huống
- Thảo luận
- Đóng vai.
3. Thái độ :
- Có ý thức tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Phê phán những hành vi, việc làm gây thiết hại đến tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
II. Chuẩn bị :
GV: ĐVĐ, HP 1992, nêu gương, liên hệ thực tế.
HS : Xem trước bài học.
III. Lên lớp :
1. Ổn định : ( 1’ )
2. KTBC : ( 6 ‘)
a. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Quyền sở hữu tài sản có mấy quyền ?
Đáp án: Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: Quyền chiễm hữu,quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
b. Công dân – HS có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác bằng cách nào ?
Đáp án: - Nhặt được của rơi trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xủa lí theo quy định của pháp luật. Khi vay nợ phải trả đúng đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hư hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo qui định.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : ( 2’ ) GV trở lại tình huống ở bài học trước “ Việc chiếc bình cổ ông An đào móng làm nhà ”
GV: Để hiểu thêm về vấn đề quyền sở hữu nhà nước và lợi ích công cộng, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. ( 12’ )
a. Các phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, động não, thảo luận.
b. Cách tiến hành:
GV: Gọi HS đọc to
GV: Cho HS thảo luận câu hỏi sau: ( 3’ ) Em cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai ? Vì sao ? Trong trường hợp đó em sẽ làm gì ?
GV: Qua tình huống trên, chúng ta rút ra bài học gì ?
GV: Tài sản nhà nước là gì ?
GV: Lợi ích công cộng là gì ?
GV: Cho biết tầm quan trọng của tài sản nhà nước và lợi ích cộng cộng ? cho ví dụ ?
* Tích hợp: Theo em, Khi sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mọi người có cần bảo vệ môi trường không ? Cho ví dụ .
GV chốt lại : Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vài trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, mỗi công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ.
HS: Thảo luận : Ý kiến của Lan là đúng. Vì rừng có kiểm lâm canh giữ, bên cạnh đó Lan cũng sai ở chổ không báo cơ quan hoặc người lớn gần đó.
HS: * Tài sản nhà nước:
Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển - Vùng trời, khu du lịch
* Lợi ích công cộng :
Đường sá, cầu cống, bệnh viện, công viên, trường học, nhà văn hóa
1. Khái niệm:
* Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
* Lợi ích công cộng là: Những lợi ích chung dành chung cho mọi người và xã hội.
* Tầm quan trọng : Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. ( 8’ )
a. Các phương pháp: Động não, trò chơi tiếp sức.
b. Cách tiến hành:
GV: Tổ chức trò chơi, Gv chia làm 2 đội. ( 3’)
GV: Yêu cầu HS tìm những việc làm biết bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng và phá hoại tài sản ?
GV: Cho HS biết trong thực tế một số người có chức quyền lấy tài sản của Nhà nước để phục vụ cho cá nhân.
Vd: Tổng giám đốc PMU 18 ông Bùi Tiến Dũng tham ô
GV: cho HS biết thêm Luật Hình Sự 1999: Điều 2 : Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, huỷ hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân sẽ bị phạt từ 5 năm đến 20 năm tù.
Điều 3 Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà tiết lộ, đánh cắp, mua bán, dò thám bí mật Nhà nước, sẽ bị phạt từ 5 năm đến 20 năm tù.
GV chốt lại: Mọi công dân cần phải có ý thức, trách nhiệm đối với tài sản nhà nước, ra sức bảo vệ tài sản chung, bảo vệ môi trường xung quanh, đấu tranh chống các biểu hiện tham ô, lãng phí xâm phạm của công.
HS: 2 đội – từng HS lên bảng viết đáp án của đội mình.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Tiết kiệm điện, nước
- Không đập phá tài sản của lớp
- Không trộm cắp tài sản của nhà nước ở nơi công cộng
- Phê phán hành vi vi phạm tài sản, phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
- Không tham ô,tham nhũng, lãng phí
- Tuyên tryuền, giáo dục mọi người cùng nhau bảo vệ
- Đấu tranh những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng :
- Không được lấn chiếm, phá hoại sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân..
- Phải bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lí tài sản nhà nước.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. ( 8’ )
a. Các phương pháp: giảng giải, phân tích, động não.
b. Cách tiến hành:
GV: Nhà nước quản lí tài sản và lợi ích công cộng theo phương thức nào?
GV chốt lại: Chúng ta phải có trách nhiệm tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng, góp phần làm cho đất nước văn minh, tiến bộ.
HS: Suy nghỉ trả lời.
3. Trách nhiệm của Nhà nước :
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luât về quản lí và sử dụng tài sản của toàn dân.
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
Hoạt động 4 : Làm bài tập ( 4’ )
a. Các phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, động não.
b. Cách tiến hành:
GV: hướng dẫn HS giải bài tập 2
GV: Giải đáp thắc mắc của HS.
HS: trả lời cá nhân
+ Điểm đúng của ông Tám : Giữ gìn cẩn thận.
+ Điểm chưa đúng : Sử dụng tài sản Nhà nước giao quản lí để phục vụ phi pháp ( photo tài liệu cho HS )
4. Củng cố ( 2’ )
a. HS bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?
HS: Phải có ý thức bảo vệ, bảo vệ cầu cống, đường xá, công viên, trường học và các công trình phúc lợi xã hội khác, bảo vệ môi trường sóng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh ở địa phương.
b. Em làm gì khi phát hiện công dân phá hoại tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ?
HS: Phản đối, báo với cơ quan có chức năng giải quyết, không tham ô, lãng phí, khai thác tài nguyên thiên hợp lí
5. Dặn dò : ( 2’ ) Duyệt
- Học bài và làm bài tập 4.
- Xem trước bài 13,14,15,16,17 tiết sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Cô Thành Phận
File đính kèm:
- Nghia vu ton trọng tai san nhà nuoc và loi ich cong cong.doc