I / Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Giúp HS nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2. kĩ năng:
- Biết phòng, chống tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 23 - Tiết 22 - Bài 15: Phòng Ngừa Tai Nạn Vũ Khí, Cháy, Nổ Và Các Chất Độc Hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn : 10 / 1 / 2013
Tiết 22 Ngày dạy : 15 / 1 / 2013
Bài 15
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,
CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I / Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Giúp HS nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2. kĩ năng:
- Biết phòng, chống tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc cho bản thân và cho người khác.
- Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do cháy, nổ hoặc các chất độc hại gây ra.
- Quan sát ảnh
- Thảo luận
- Đóng vai.
3.Thái độ:
- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
II / Chuẩn bị:
GV: ĐVĐ, Tranh ảnh, Thông tin; Liên hệ thực tế ở địa phương.
HS: Đọc trước, tư liệu, tai nạn, bị ngộ độc thự phẩm hoặc thuốc BVTV ở địa phương.
III / Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
a. HS chúng ta làm gì để phòng chống nhiễm HIV / AIDS ?
* Sống lành mạnh; không tiêm chích ma túy;không sử dụng các dụng cụ kim tiêm; Khi vào máu cần kiểm nghiệm
b. Nếu bạn bè người thân nhiễm HIV, em làm thế nào ?
* HS trả lời cá nhân.
* GV nhận xét và cho điểm.
3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : (3’)
GV cho HS quan sát tranh,GV chuẩn bị trước.
GV: Đặt câu hỏi: Em có suy nghỉ gì khi được quan sát tranh ?
HS: Trẻ em đang ngồi trên những quả bom chơi và đùa giỡn rất nguy hiểm.
GV chốt lại: Để hiểu rõ hơn về những tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra cho con người, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. ( 12’)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; thuyết trình, động não, thảo luận.
b. Các bước tiến hành:
GV: cho HS thảo luận các câu hỏi sau: ( 5’ )
N1: Kể một số loại vũ khí mà em biết ?
N2: Kể một số chất dễ nổ, cháy ?
N3: Kể một số chất độc hại ?
N4: Cho biết tác hại của tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày.
GV chốt lại: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là rất nguy hiểm cho tính mạng của con người, do đó phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là trách nhiệm của toàn dân
GV: ( Chuyển ý) Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả to lớn cho con người cả về vật chất và tinh thần, vậy nguyên nhân nào dẫn đế tai nạn trên, chúng ta tìm hiểu.
HS: Lên bảng dán kết quả của nhóm
HS: Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
1. Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
Các tai nạn vũ khĩ, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu tác hại ,nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tai nạn trên. ( 10’)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; thuyết trình, động não.
b. Các bước tiến hành:
CH: Nguyên nhân nào dẫn đế tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
Tích hợp : Theo em, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có gây ra ô nhiễm môi trường như thế nào ? Cho ví dụ cụ thể ?
GV chốt lại : Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước ta đã có những qui định đối với cá nhân, tổ chức, nhà nước trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khĩ, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào, chúng ta tìm hiểu.
HS: Trả lời cá nhân
Sơ suất, bất cẩn; Thiếu hiểu biết; Tự ý lấy thuốc nổ;
Thiếu trách nhiệm; không tôn trong pháp luật
Hoạt động 4 : Những qui định của nhà nước trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khĩ, cháy, nổ và các chất độc hại. ( 5’)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; thuyết trình.
b. Các bước tiến hành:
GV: Nhà nước đã ban hành những qui định gì về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
GV: Theo em, điều gì sẽ xãy ra nếu như các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng qiu định trên ?
GV chốt lại: Những qui định rất chặt chẽ cho mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước. Mỗi công dân cần thực hiện tốt cá quy định trên để vừa bảo vệ cho bản thân, gia đình và cho cộng đồng.
HS: Trả lời cá nhân
2. Những qui định của nhà nước trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khĩ, cháy, nổ và các chất độc hại:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chât nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.
Hoạt động 5 : Làm bài tập ( 5’)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; thuyết trình, thảo luận.
b. Các bước tiến hành:
GV: Để kết thúc GV cho HS xử lí các tình huống sau:
TH 1 : Em sẻ làm gì khi bạn bè, các em nhỏ chơi, đùa nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm ?
TH 2: Có người định cưa, đục, tháo thuốc bom mìm, đạn pháo để lấy thuốc nổ.Theo em ,em phải làm gì ?
GV chốt lại: Hiện nay đất nước ta đã chấm dứt chiến tranh, nhưng bom mìm vẫn còn rơi rớt lại ở nước ta còn rất nhiều. Do đó, phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không những là yêu cầu của các cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người.
HS: Trình bày kết quả - lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 6 : Củng cố ( 2’)
GV: HS làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại góp phần bảo vệ môi trường ?
* Không tham gia và vận động bạn bè và người thân không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại vũ khí, các chất dễ cháy, nổ và các chất độc hại ; không cưa bom mìn, đạn pháo để lấy thuốc, không đốt lửa gần kho xăng, dầu, gas và các chất dễ cháy...
4. Dặn dò : ( 2’)
Học bài và làm bài tâp : 2 ; 5 ( tr 44 )
Xem trước bài 15 : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Đọc kĩ phần ĐVĐ và trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
Tìm hiểu xem con người có mấy quyền sở hữu tài sản.
Tìm những hành vi tôn trọng tài sản của người khác và xâm phạm tài sản của người khác.
Vì sao mọi người cần phải tôn trọng tài sản của người khác ?
Tìm hiểu Nhà nước đẫ ban hành những qui định gì về quyền sở hữu tài sản của công dân.
Duyệt
Cô Thành Phận
File đính kèm:
- Phong ngua tai nan vu khi chy no và cac chat doc hai.doc