I / Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Giúp HS hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
- Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích hợp pháp luật toàn phần.
2.Kĩ năng:
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia về phòng, chống tệ nạn xã hội.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 20+ 21 Tiết 19+ 20 Bài 13: Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20, 21 Ngày dạy : 20 / 12 / 2013
Tiết 19, 20 Ngày soạn : 25 / 12 / 2013
Bài 13
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I / Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- Giúp HS hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
- Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích hợp pháp luật toàn phần.
2.Kĩ năng:
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trình ý tưởng, suy nghỉ về TNXH. và tác hại của nó.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến TNXH.
- Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp tron g các tình huống có nguy cơ, bị đe dọa, cưỡng bức( sử dụng, vận chuyển ma túy, bị bắt cóc, xâm hại tình dục)
- Kĩ năng tự tin, kiểm soát cảm xúc, kiên định, biết trừ chối không tham gia TNXH và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.
- Quan sát ảnh- băng hình.
- Thảo luận
- Xử lí tình huống.
- Liên hệ tấm gương điển hình.
- Đóng vai.
3/ Thái độ :
Ủng hộ các quy định của pháp luật về về phòng, chống tệ nạn xã hội.
II / Chuẩn bị:
GV: ĐVĐ, Luật phòng chồng ma túy năm 2000, Tranh ảnh minh họa.
HS: Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, một số TNXH, một số quy định pháp luật phòng chống TNXH.
III / Lên lớp:
1/Ổn định: ( 1’ )
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
3 / Bài mới: Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoaït ñoäng 1 : giôùi thieäu baøi môùi (4’).
GV cho hs xem tranh ảnh để học sinh hình dung về tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
1/ Những hình ảnh các em vừa xem noí về điều gì?
2/ Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
3/ Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết?
HS: Cờ bạc , rựợu chè, ma túy , mại dậm
GV kết luận những điều học sinh vừa nêu. Ba tệ nạn nguy hiểm là ma túy mại dâm cờ bạc. Để hiểu thêm chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. (15’).
Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; thảo luận.
Các bước tiến hành:
GV: Cho HS tìm hiểu ĐVĐ.
GV đặt câu hỏi: HS thảo luận 3’
GV: Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
GV:Nếu các bạn trong lớp em cũng chơi thì em sẽ làm gì ?
GV: Theo em P&H có vi phạm pháp luật không ? và phạm tội gì ?( P&H vi phạm đạo đức, đúng hay sai? )
GV: Qua 2 ví dụ trên em rút ra bài học gì ?
GV chốt lại : Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, 3 tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm có liên quan với nhau là bạn đồng hành với nhau. Ma túy, mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV / AIDS.
GV: Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội ?
GV: ( Chuyển ý ) Tệ nạn xã hội đã để lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội như thế nào?. Chúng ta tìm hiểu.
HS: Ý kiến cùa An là đúng. Vì lúc đầu các em chơi tiền ít sau dần thành quen sẽ chơi nhiều Hành vi chơi bài ăn tiền là vi phạm pháp luật.
HS: Em nên ngăn cản nếu không được thì nhờ cô giáo can thiệp.
HS: P&H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút chứ không chỉ là vi phạm đạo đức
Bà Tâm vi phạm vì tổ chức bán ma túy. => Bị pháp luật xử lý riệng P&H bị xử theo tội của vị thành niên.
HS: Không chơi bài ăn tiền ( dù là ít )
- Không ham mê cờ bạc
- Không nghe theo kẻ xấu để sa vào tệ nạn xã hội...
1/ Tệ nạn xã hội là :
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội. (15’).
a. Phương pháp: Phân tích, giải quyết vấn đề; thảo luận.
b. Các bước tiến hành:
GV: Cho HS thảo luận các câu hỏi trong 5’
Nhóm 1: Tác hại của tệ nạn đối với xã hội ?
Nhóm 2: Tác hại của tệ nạn đối với bản thân ?
Nhóm 3: Tác hại của tệ nạn đối với gia đình ?
GV chốt lại: về tác hại nghiêm trọng của của TNXH nhất là HIV/ AIDS căn bệnh thế kỉ.
GV: (Chuyển ý) Những tệ nạn xã hội như là những liều thuốc độc làm tổn hại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người.Vậy nguyên nhân nào con người lại sa vào tệ nạn xã hội .Chúng ta tìm hiểu.
HS: Thảo luận, lên trình bày kết quả của nhóm.
2/ Tác hại:
Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy thoái giống nòi dân tộc...
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và có biện pháp khắc phục( 6’)
a. Phương pháp: Phân tích, trò chơi tiếp sức.
b. Các bước tiến hành:
GV:Theo em, nguyên nhân nào khiến con người sa vào TNXH ?Trong đó nguyên nhân nào là chính ?
GV: Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội ?
GV: Yêu câu HS làm bài tập 6
GV chốt lại: TNXH đã gây ra nhiều đau thương cho nhiều gia đình Việt Nam. Vì vậy HS chúng ta phải có hiểu biết đầy đủ, có cuộc sống lành mạnh, trong sáng, để không sa vào các TNXH.
HS: Lần lượt HS lên bảng viết đáp án của đội mình.
HS: Trả lời cá nhân
HS: Trả lời cá nhân
4. Củng cố (2’).
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. Ý nghĩ của Hoàng sai.
Nếu em là Hoàng em sẽ thú thật với mẹ > Mẹ giận mẹ đánh có đau còn hơn làm việc phi pháp sẽ vi phạm pháp luật, vì sẽ bị bà chủ quán khống chế đi hết sai phạm này đến sai phạm khác.
HS: Trả lời cá nhân.
5. Daën doø cho tiết 2 (2’).
GV: Về nhà học bài và làm bài tập 4,5,6.
GV: Tìm hiểu những quy định pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội về cờ bạc, ma túy, mại dâm
GV: Trách nhiệm công dân - HS làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội.
GV: Sưu tầm tranh ảnh, số liệu về các TNXH.
GV: Tìm hiểu ở địa phương em có xảy ra TNXH không. Nếu có, đó là TNXH gì nổi bật.
TIẾT 2
1/Ổn định: ( 1’ )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 6’)
a. Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội ? Em kể 4 TNXH mà em biết ?
* Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
* 4 TNXH : Ma túy, cờ bạc, đua xe, đá gà
b. Nêu tác hại của TNXH đối với bản thân ?
* Hủy hoại sức khỏe, sa sút tinh thần, hủy hoại nhân cách. Vi phạm pháp luật.
3 / Bài mới:
Hoạt động 5: Giới thiệu (3’)
Để cho việc phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả, pháp luật nhà nước ta có những qui định cứng rắn, mạnh mẽ có tính răn đe cao cho toàn xã hội.
Hoạt động 6: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. ( 15’ )
a. Phương pháp: Phân tích, giải thích, động não.
b. Các bước tiến hành:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
1/ Đối với toàn xã hội pháp luật cấm những hành vi nào?
2/ Đối với trè em pháp luật cấm những hành vi nào ?
GV: Cho HS biết thêm những qui định luật phòng chống ma túy ở phần tư liệu tham khảo.
GV: Cho HS biết các hình thức xử lí vi phạm các tệ nạn xã hội của Bộ luật Hình sự 1999
GV chốt lại : TNXH diễn ra ngay trong đời sống hằng ngày của con người hết sức phức tạp và tinh vi, do đó phòng chống TNXH là trách nhiệm của mọi người làm cho xã hội tốt hơn. Là HS cần phải tránh sa TNXH biết sống lành mạnh tốt đẹp để góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình và hội.
HS: Trả lời cá nhân
3. Những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
* Đối với toàn xã hội:
- Cấm đánh bạc.
- Cấm tổ chức đánh bạc.
- Cấm sản xuất tàng trữ mua bán dụ dỗ lôi kéo sử dung trái phép chất ma túy.
- Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ dẫn dắt mại dâm.
* Đối với trẻ em:
Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu hút thuốc và dùng các chất kích thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trị trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Hoạt động 7 : Tìm hiểu trách nhiệm của công dân – HS trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội ( 8’)
a. Phương pháp: Phân tích, giải thích, động não.
b. Các bước tiến hành:
GV: HS chúng ta làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?
GV chốt lại: Trách nhiệm công dân nói chung và HS nói riêng trong việc phòng chống TNXH: phải sống giản dị, lành mạnh; tích cực rèn luyện thể dục thể thao, không uống rượu đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng phim ảnh băng hình đồi trụy, bạo lực, tham gia vào các hoạt động mại dâm, biết tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào TNXH.
HS: Trả lời cá nhân
4. HS chúng ta làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội bằng cách :
- Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh,
- Biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo qui định của pháp luật,
- Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Hoạt động 8 : Giải bài tập ( 5’)
a. Phương pháp: Phân tích, giải thích, động não.
b. Các bước tiến hành:
GV: GV cho Hs đọc BT 3,5
GV: Giải thích thắc mắc của HS
BT 3:
Ý nghĩ của Hoàng sai.
Nếu em là Hoàng em sẽ thú thật với mẹ > Mẹ giận mẹ đánh có đau còn hơn làm việc phi pháp sẽ vi phạm pháp luật, vì sẽ bị bà chủ quán khống chế đi hết sai phạm này đến sai phạm khác.
BT 5:
Nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ Hằng có thể bị ép buộc làm những điều trái pháp luật hoặc vi phạm đạo đức
Hằng nên báo cho cha mẹ hoặc nhà trường biết để người lớn có biện pháp giải quyết.
4. Củng cố (5’).
a. Phương pháp: Thuyết trình, động não, sánh vai.
b. Các bước tiến hành:
GV: Qua bài học em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
GV đưa tình huống:
Một người rủ em hút heroin.
Một người rủ em chơi điện tử ăn tiền.
Một người nhờ em mang hộ gối đồ đến địa điểm đó.
GV Nhận xét: kết quả của HS – cho điểm.
HS : Tự phân vai – trình bày
5. Dặn dò (2’).
- Chuẩn bị bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS.
- Sưu tầm tranh ảnh về HIV/AIDS
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống HIV / AIDS.
- HIV/AIDS lây truyên chủ yếu qua các con đường nào và không lây truyên chủ yếu qua con đường nào ?
- Chúng ta làm gì để phòng chống nhiễm HIV / AIDS ?
Duyệt
Cô Thành Phận
File đính kèm:
- Phong chong TNXH.doc