Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - từ tiết 23 đến tiết 33

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức:

Giúp h/s hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân.

2/ Kỹ năng:

Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

3/ Thái độ:

Học sinh biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu.

II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1/ Thầy: Giáo án, SGK,SGV, Điều 58 – Hiến pháp 1992, Điều 175 – Bộ luật dân sự.

 2/ Trò: SGK, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

a/ Kiểm tra bài cũ: (5/)

Là học sinh em phải làm gì để phòng ngừa, hạn chế, loại trừ tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại gây ra ?

Trả lời: Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại. Tuyên truyền vận động gia đình mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt quy định trên. Tố cáo

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - từ tiết 23 đến tiết 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng chống nhiễm HIV/AIDS (5/) GV: Em hãy nêu một số tác hại của HIV/AIDS mà em biết? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận GV: Cách phòng tránh HIV/AIDS ? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại (5/) GV: Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại gây ra? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận GV: Nhà nước ta đã ban hành những quy định gì? HS: Thảo luận chung trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động 3: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (5/) GV: Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì? Có những hình thức khiếu nại tố cáo nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: Quyền tự do ngôn luận (5/) GV: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 5: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(5/) GV: Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Nội dung của Hiến pháp năm 1992 quy định những điều gì? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét kết luận. Hoạt động 6: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (5/) GV: Nêu đặc điểm của pháp luật?, bản chất của pháp luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét kết luận Hoạt động 7: Luyện tập (10/) GV: Hướng dẫn h/s làm một số bài tập. Bài tập 1 (tr 54): GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Thảo luận chung trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận Bài tập 3 (tr 58): GV: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập. HS: Suy nghĩ trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận 1/ Phòng chống nhiễm HIV/AIDS - HIV/AIDS là đại dịch của thế giới và Việt Nam, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội... -Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS, không dùng chung bơm kim tiêm,không quan hệ tình dục bừa bãi. 2/ Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại - Mất tài sản cá nhân, gia đình và xã hội, bị thương, tàn phế và chết người. - Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và chuyên trở và sử dụng vũ khí 3/ Quyền khiếu nại, tố cáo - Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làmcủa cán bộ công chức nhà nước..làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích của mình. - Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật - Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp, Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn, thư. 4/ Quyền tự do ngôn luận: - Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. - Vì như vậy sẽ phát huy được tính tích cực quyền làm chủ công dân 5/ Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp , vào các năm: 1946, 1959, 1980, 1992. - Là sự sửa đổi, bổ xung Hiến pháp. Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. - Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. 6/ Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Đặc điểm: - Tính quy phạm phổ biến - Tính xác định chặt chẽ - Tính bắt buộc * Bản chất pháp luật Việt Nam: Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động. 7/ Luyện tập Bài tập 1 (tr 54): - ý đúng: b, d. Bài tập 3 (tr 58): Cơ quan Quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. Cơ quan Quản lí nhà nước gồm: Chính phủ, UBND quận, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở GD&ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Cơ quan Xét xử :Tòa án nhân dân tỉnh Cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao. c. Củng cố: ( 4/) GV: Củng cố, hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm. d. Dặn dò: ( 1/) Về ôn lại bài chuẩn bị thi học kỳ II. Ngày kiểm tra: 8A: ././08 8B: ././08 Tiết 33 Kiểm tra học kỳ II 1. Mục tiêu cần đạt: a/ Kiến thức: Đánh giá nhận thức của các em thông qua kiểm tra nội dung ở các bài:13,14,15,18,19,20,21. Học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản, cách xử lí, lựa chọn các biểu hiện, hành vi phù hợp, đúng đắn, không vi phạm pháp luật. b/ Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. c/ Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra. 2. Mức độ yêu cầu: a/ Nhận biết: Học sinh nhận biết được các hành vi, việc làm biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội, Thế nào là quyền Tố cáo của công dân, biết được năm ra đời của 4 bản hiến pháp nước ta. b/ Thông hiểu: Học sinh hiểu được Con đường không lây truyền của HIV/AIDS, việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận, Hiểu được về pháp luật, bản chất của pháp luật Việt Nam. c/ Vận dụng: Dùng kiến thức đã học để xác định được hành vi vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất chất độc hại. Biết được cơ quan có thẩm quyền sửa đổi và ban hành Hiến pháp. Biết được Hiến pháp là gì, được thông qua ngày nào và nội dung của Hiến pháp năm 1992. 3. Thiết lập ma trận 2 chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Phòng chống tệ nạn xã hội 1 (0,5) 1 (0.5) Phòng chống nhiễm HIV/AIDS 1 (0,5) 1 (0.5) Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 1 (0,5) 1 (0.5) Quyền khiếu nại tố cáo của công dân 1 (2) 1 (2) Quyền tự do ngôn luận công dân 1 (0,5) 1 (0.5) Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (3) 3 (4) Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 (2) 1 (2) Tổng 3 ( 3) 3 (3) 3 (4) 9 (10) 4. Biên soạn câu hỏi: I- Trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý có nội dung, hành vi, ý kiến thể hiện: Câu 1: Vi phạm Tệ nạn xã hội: A – Tổ chức đánh bạc. B – Tổ chức lớp học tình thương. C – Tham gia hoạt động phòng chống ma túy. D – Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện. Câu 2: HIV không lây truyền qua con đường: A – Truyền máu. B – Mẹ truyền sang con. C – Qua quan hệ tình dục. D – Bắt tay người nhiễm HIV. Câu 3: Thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là: A- Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân. B – Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lý về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng. C – Gửi đơn lên tòa án đòi quyền thừa kế. D – Góp ý vào dự thảo luật và dự thảo Hiến pháp. Câu 4: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: A –1946, 1969, 1980 , 1992. B – 1946, 1969, 1980 , 1992. C – 1946, 1959, 1980 , 1992. D –1946, 1959, 1970 , 1992. Câu 5: Cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp là: A – Chính phủ. B – Quốc hội. C – Bộ Giáo dục và đào tạo. D – Bộ Tài chính. Câu 6: Vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và Các chất độc hại : A – Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. B – Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. C – Sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo, vũ khí, thuốc nổ. D – Xe quân sự chở vũ khí, thuốc nổ đi làm nhiệm vụ. II. Trắc nghiệm tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Quyền Tố cáo là gì? Câu 2: (2 điểm) Em hiểu thế nào là pháp luật? Bản chất của Pháp luật Việt Nam? Câu3: (3 điểm) Hiến pháp là gì? Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày nào? Gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Và nội dung quy định những điều gì? 5. Đáp án thang điểm: Phần I – Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm): Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án A d D C B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phần II – Trắc nghiệm Tự luận ( 7 điểm): Câu 1: ( 2 điểm): - Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (1 điểm) - Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. (1 điểm) Câu 2: ( 2 điểm): - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (1 điểm) - Bản chất : Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục). (1 điểm) Câu 3: ( 3 điểm): - Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp (1,0 điểm) - Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 , Gồm có 12 chương và 147 điều.(1,0 điểm) - Nội dung quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. (1,0 điểm)

File đính kèm:

  • docGDCD8.doc
Giáo án liên quan