A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải
2. Kĩ năng:
- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự
tôn trọng lẽ phải
3.Thái độ:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm
- Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8.
- Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giáo viên nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 bằng câu hỏi
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau nếu ai cũng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những qui định chung của cộng đồng.Thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh . Hôm nay cô và các em cùng nghiên cứu bài " Tôn trọng lẽ phải."
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trường THCS Nhuyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản sử dụng, phải được huấn luyện về chuyên môn
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại
- Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các qui định trên.
- Tố cáo những hành vi vi phạm
Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác
- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
- Quyền chiếm hữu
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
- Tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tập thể và của nhà nước, khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
Bài tập 1:
Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến trình trạng vi phạm pháp luật của công dân .
( Đánh dấu x vào ô trống)
Trình độ dân trí Ý thức công dân
Sự phát triển của nền kinh tế Phong tục tập quán
Bài tập 2:
Em cho biết ý kiến đúng về việc đề ra nội qui của trường và pháp luật của xã hội
Nhà trường cần thiết phải đề ra nội qui
Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lý nhà trường
Xã hội sẽ không ổn định, nếu không đề ra pháp luật
5. DẶN DÒ:
+ Về nhà ôn bài thật kỷ
+ Chuẩn bị tiếp 4 bài theo đề cương PGD tiết sau ôn.
Ngày soạn: 27/4/2010
Tuần 34 Tiết: 33 ÔN TẬP HỌC KỲ II
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cho học sinh nắm được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản phổ thông thiết
thực phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá hành vi hoạt động của bản thân, tuân theo qui định của pháp luật, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3.Thái độ:
- Ý thức tuân theo pháp luật
- Bồi dưỡng niềm tin vào pháp luật
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Thông qua các bài đã học, từ học kỳ hai đến nay
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, chứng minh, thảo luận nhóm
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Tài liệu sách báo có liên quan đến bài học
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Em hãy nêu bản chất của pháp luật ?
b) Vai trò của nhà nước đối với xã hội ?
3. BÀI MỚI Ôn tập theo đề cương của phòng giáo dục 8 bài
HOẠT ĐỘNG 1:
Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Tài sản nhà nước gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên, tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp.
- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
- Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
- Sử dụng tài sản của nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
- Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng
Quyền khiếu nại, tố cáo
- Quyền khiếu nại:
Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo: Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật
Nhà nước nghiêm cấm trả thù người khiếu nại tố cáo, hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu cáo làm hại người khác.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp .
- Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến pháp
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành , được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
+ Tính qui phạm phổ biến
Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội
+Tính xác định chặt chẽ:
Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.
- Pháp luật là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội.
4.CỦNG CỐ:
1)Hãy đánh dấu x vào cột cho phù hợp với các hành vi sau đây
HÀNH VI
ĐẠO ĐỨC
PHÁPLUẬT
- Kính già yêu trẻ
- Ủng hộ đồng bào lũ lụt
- Kinh doanh phải đóng thuế
- Thừa kế tài sản của bố mẹ
- Con cái có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ
- của chồng công vợ
2) Việc sửa đổi Hiến Pháp phải được bao nhiêu đại biểu tán thành
A. 2/3 số đại biểu
B. 1/2 số đại biểu
C. 100% số đại biểu
5. DẶN DÒ:
+ Về nhà học bài thật
+ Ôn lại 8 bài chuẩn bị tốt cho thi học kỳ II.
Ngày soạn: 1//5/2010
Tiết 36 NGOẠI KHOÁ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những qui định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ
- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ
2. Kĩ năng:
- Biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan nội dung bài học
- Biết đánh giá hành vi bản thân và của người khác
3.Thái độ:
- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật
lệ giao thông
B. CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- Học sinh nắm về trật tự an toàn giao thông
2. Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông
- Luật giao thông đường bộ
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH: Điểm danh
Kiểm tra vệ sinh lớp
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a)Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến trình trạng vi phạm pháp luật của công dân .
( Đánh dấu x vào ô trống)
Trình độ dân trí Ý thức công dân
Sự phát triển của nền kinh tế Phong tục tập quán
b)Em cho biết ý kiến đúng về việc đề ra nội qui của trường và pháp luật của xã hội
Nhà trường cần thiết phải đề ra nội qui
Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lý nhà trường
Xã hội sẽ không ổn định, nếu không đề ra pháp luật
3. BÀI MỚI:
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG1
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những qui định chung về
giao thông đường bộ.
Cách tiến hành: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1 + 2: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm những gì ?
Ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ ?
Nhóm 3 + 4: Ngày chủ nhật Hùng (15tuổi) lấy xe máy đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng. Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng lại. Em cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG2: Thảo luận phân tích tình huống
Mục Tiêu:Học sinh biết một số qui định cụ thể đối với người trên xe môtô, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ.
Cách tiến hành: Học sinh thảo luận tình huống
Đường vào trường sau đợt mưa kéo dài bị lầy lội, nhà trường vận động học sinh thu gạch vụn, đá, sỏi, cátđể rải đường. Tuấn rũ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá, Hoàng can ngăn Tuấn không nên làm như vậy., nhưng Tuấn nói mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mìn đâu mà lo!
- Theo em điều Tuấn nói có đúng không ? vì sao?
- Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào ?
4.HOẠT ĐỘNG 3 Học sinh liên hệ bản thân
Liên hệ bản thân xem đã thực hiện đúng chưa, đề xuất thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu
Nhóm 6 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình
Học sinh đóng vai hoạt cảnh mô tả tình huống đi đường Các nhóm khác nhận xét đánh giá hành vi của người tham gia giao thông từ đó rút ra qui tắc giao thông.
* Bài tập:
Cho học sinh làm bài tập 4 trang 9 sách trật tự an toàn giao thông, gọi 1 đến 3 học sinh phát biểu, nhận xét
a) Đồng ý với ý kiến cho rằng người lái xe ô tô không dừng lại là sai vì đó là việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Theo qui định của điều 36 luật giao thông đường bộ . Khi xảy ra tai nạn, người lái xe phải dừng ngay xe lại giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn
b) Người lái xe ôm vi phạm hai qui định
- Chở hai người lớn
- Lấn sang bên trái đường
I-Thông tin tình huống:
Cho học sinh đọc thông tin tình huống sách trật tự an toàn giao thông trang 12,13
* Tình huống 1:
+ Hiệu lệch của người điều khiển giao thông
+ Tín hiệu đèn giao thông
+ Biển báo hiệu đường bộ
+ Vạch kẻ đường
+ Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
+ Hàng rào chắn
* Tình huống 2:
Điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe, em Hùng vi phạm xử dụng ô khi ngồi trên xe máy
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Những qui tắc chung
về giao thông đường bộ:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định, và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
2) Một số qui định cụ thể:
- Người ngồi trên xe môtô xe gắn máy không được mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, và đi đúng phần đường qui định, hàng hoá xếp trên xe phải bảo đảm an toàn, không gây cản trỏ giao thông.
5. DẶN DÒ:
+ Học bài thật kĩ
Tuần 35 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KỲ II (Đề phòng giáo dục)
File đính kèm:
- GIAO AN CONG DAN 8(2).doc