Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.

 HS nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

2. Thái độ

 HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.

 HS có nhu cầu tìm hiểu, học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc khác.

3. Kĩ năng

 Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

 Biết tiếp thu 1 cách chọn lọc, phù hợp.

 Học tập và nâng cao hiểu biết và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.

B. Phương pháp

 Thảo luận nhóm.

 Đàm thoại.

 Trắc nghiệm.

C. Tài liệu và phương tiện

 SGK, SGV lớp 8.

 Giấy Ao, bút dạ.

 Tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu văn hoá của một số nước.

 Đèn chiếu, giấy kính trong (nếu có).

D. Hoạt động dạy - học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi: Ví dụ về những hoạt động chính trị - xã hội của lớp, trường và địa

 phương em.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài

GV: Giới thiệu tranh ảnh hoặc tư liệu về thành tựu nổi bật, công trình vĩ đại, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của một số dân tộc trên thế giới.

GV: Đặt câu hỏi:

- Các em có nhận xét gì về những hình ảnh tư liệu trên?

- Trách nhiệm của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung như thế nào đối với những thành tựu thế giới?

GV: Để hiểu rõ hơn về những điều đó chúng ta học bài mới hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với HS. Câu 1: Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới? HS: Làm việc độc lập. GV: Hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung, gạch chân ý chính. HS: Trả lời. HS: Cả lớp nhận xét bổ sung. GV: Kết luận. Bác Hồ là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác và dân tộc là bài học quí giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập dân tộc. Câu 2: Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới? Ví dụ. HS: Suy nghĩ cá nhân. GV:Hướng dẫn HS thêm ví dụ ngoài ví dụ SGK (thành tựu trên các lĩnh vực). HS: Trả lời. HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp tự hào cho nền văn hoá thế giới, cụ thể là kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá nghệ thuật. Câu 3: Lý do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? HS: Làm việc cá nhân. HS: Trả lời. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. Bài học của Trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về nền văn hoá, có mối quan hệ từ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhiều thuận lợi. GV: Qua phần tìm hiểu nội dung đặt vấn đề chúng ta rút ra được bài học gì? Hoạt động 3: HS hiểu được yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác GV: Chia lớp thành 3 nhóm nhỏ. HS: Cử đại diện, thư ký nhóm. GV: Giao câu hỏi cho nhóm (giấy khổ to, bút dạ nếu có). Câu 1: (nhóm 1) Chúng ta cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao? Câu 2: (nhóm 2) Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví dụ. Câu 3: (nhóm 3) Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Ví dụ: Trường hợp nên và không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác. HS: Các nhóm thảo luận. GV: Mời đại diện các nhóm trình bày. HS: Các nhóm trả lời. HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung đánh giá kết quả của các nhóm. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng của dân tộc mình, những giá trị văn hoá của mình, góp phần vào những giá trị văn hoá chung của nhân loại. Học hỏi tinh hoa văn hoá của nhân loại là cần thiết góp phần nâng cao giá trị văn hoá của dân tộc mình. Việc tiếp thu cần phải giữ bản sắc của dân tộc mình. HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Bổ sung, phát triển thêm: Chúng ta xây dựng đất nước từ một nước nghèo và lạc hậu. Các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật còn non kém. Chúng ta cần học hỏi các dân tộc có bề dày về thành tựu khoa học kĩ thuật, trình độ quản lí cao, hiệu quả. Chúng ta cần học hỏi nhiều để bổ sung cho những thiếu sót của chúng ta. HS: Nhận xét ý kiến. GV: Phát triển, bổ sung. Việc học hỏi văn hoá các dân tộc là điều tất yếu. Nhưng khi học hỏi tiếp thu các giá trị văn hoá phải chọn lọc cái tốt, bỏ cái xấu. GV: Chuyển ý HĐ4: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Qua nội dung thảo luận trên chúng ta rút ra những điểm chính của bài học qua trả lời câu hỏi. Câu 1: Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? Câu 2: ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 3: Chúng ta phải làm gì trong việc tôn trọng, học hỏi văn hoá các dân tộc khác? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Tóm tắt nội dung (ghi nội dung lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy nếu có). HS: Ghi bài vào vở. HS: Nhắc lại 3 nội dung của bài học. GV: Khắc sâu kiến thức, nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài. Hoạt động 5: Hướng dẫn làm bài tập SGK GV: Hướng dẫn HS làm bài tập thông qua việc thảo luận cả lớp. HS: Suy nghĩ cá nhân. GV: Chiếu bài tập lên máy (nếu có) (hoặc ghi ở bảng phụ) Bài tập 4 (SGK trang 22) Toàn và Hoà đang tranh luận với nhau, Toàn nói: "ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến mới có thành tựu đáng để ta học tập". Trái lại Hoà bảo: "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập". Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao? GV: Tổ chức cho HS thể hiện tình huống trên tiểu phẩm. HS tự chuẩn bị lời thoại, phân vai. HS: Sau khi xem tiểu phẩm do 2 bạn thực hiện thì phát biểu quan điểm của mình. HS: Cả lớp nhận xét ý kiến. GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến. ở Việt Nam tuy là nước đang phát triển, nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hoá đóng góp cho văn hoá nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đạo lí làm người. Các phong tục tập quán đã làm nên bản sắc riêng của dân tộc ta, hay như đất nước của Đền Chùa Căm Pu Chia. I. Đặt vấn đề 1. Đọc tình huống: (SGK) 2. Nhận xét: Trả lời câu hỏi 1: - Bác Hồ 30 năm bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, tìm đường cứu nước - Bác Hồ là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc. - Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ. Câu 2: - Cố đô Huế. - Vịnh Hạ Long. - Phố cổ Hội An. - Thánh địa Mỹ Sơn. - Vườn quốc gia Phong Nha. - Nhã nhạc cung đình Huế. - Văn hoá ẩm thực 3 miền. - áo dài Việt Nam. Câu 3: Thành tựu của Trung Quốc đạt được nhờ: - Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác (của người đi học nước ngoài), cách làm này được Nhật Bản áp dụng. - Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc. - Hiện nay hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển tốt. Bài học: - Phải biết tôn trọng các dân tộc khác. - Học hỏi những giá trị văn hoá của dân tộc khác và thế giới để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhóm 1: - Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá các dân tộc khác. - Có quan hệ hữu nghị, không kỳ thị coi thường hoặc phân biệt các dân tộc khác. - Cần khiêm tốn học hỏi những giá trị văn hoá của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, bài học quí giá để xây dựng và bảo vệ đất nước. - Phải thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. Vì: * Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có. * Những giá trị văn hoá tư tưởng của dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật. * Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc khác. Nhóm 2: Chúng ta nên học hỏi: - Thành tựu khoa học kĩ thuật. - Trình độ quản lí. - Văn học nghệ thuật. Ví dụ: * Máy móc hiện đại. * Các loại vũ khí. * Đầu tư viễn thông. * Máy vi tính. * Tủ lạnh, ti vi. * Đường xá, cầu cống, nhà cửa. * Kiến trúc, âm nhạc. Nhóm 3: (Câu 3) - Tôn trọng và học hỏi giao lưu hợp tác, đoàn kết hữu nghị với các dân tộc. - Tôn trọng và học hỏi các nước phát triển và đang phát triển. - Tiếp thu chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh dân tộc. Tránh bắt chước, rập khuôn, máy móc mù quáng. - Phải tự chủ. Độc lập có lòng tự tin dân tộc. Những cái nên học: * Trình độ khoa học kĩ thuật. * Trình độ quản lí. * Tiến bộ, văn minh, nhân đạo (các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật). * Du lịch. Những cái không nên: * Văn hoá đồi trụy, độc hại. * Phá hoại truyền thống của dân tộc. * Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. * Chạy theo mốt... II. Tìm hiểu nội dung bài học 1) Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là: - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác. - Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc. 2) ý nghĩa của việc tôn trọng, học hỏi văn hoá dân tộc khác: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc dân tộc. - Góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng tiến bộ, văn minh. 3) Chúng ta làm gì để tôn trọng học hỏi các dân tộc khác: - Tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. - Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. III. Bài tập: Bài tập 4 (SGK, trang 22) Đáp án: * Đồng ý ý kiến của bạn Hoà. Vì: Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập * Củng cố: GV: Sử dụng phiếu học tập. HS: Cả lớp cùng làm bài tập. Câu hỏi: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? (gạch X vào ô trống). - Học hỏi, khám phá thành tựu khoa học tiên tiến c - Ưa thích nghệ thuật dân tộc c - Thích các món ăn dân tộc c - Sử dụng sách báo băng nhạc nước ngoài c - Tìm hiểu di tích văn hoá địa phương c - Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh, bóng đá c - Thích tìm hiểu lịch sử đất nước Trung Quốc hơn Việt Nam c HS: Xung phong trả lời. HS: Nhận xét và đối chiếu với phiếu của mình. GV: Nhận xét, cho điểm. GV: Yêu cầu giải thích vì sao đúng, vì sao sai. GV kết luận toàn bài Dân tộc Việt Nam tự hào với nền văn minh lúa nước, tiếp đó là cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những truyền thống đạo đức, lòng yêu nước, yêu lao động, những phong tục tập quán lưu truyền từ ngàn đời nay đã dệt nên bức tranh về nền văn hoá của dân tộc ta. Đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc cũng là những kinh nghiệm, là bài học cho các dân tộc trên thế giới. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn phát huy và ngày càng phát triển hơn. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tôn trọng và học hỏi những giá trị văn hoá của dân tộc mình nói riêng và các dân tộc nói chung. 5. Dặn dò Làm bài tập còn lại SGK. Xem bài 9 (Tìm hiểu nếp sống văn hoá địa phương). E. Tài liệu tham khảo: Người ý viết tiểu sử Bác Hồ "Tôi nghĩ có lẽ chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ngay từ thời điểm đó đã đặt cuộc chiến đấu của dân tộc mình trong một bối cảnh rộng lớn hơn (có thể nói là bối cảnh quốc tế) để nhận định tình hình. Đối với tôi, đó là một điều thật phi thường." Rino Tagliazucchi (Tài liệu: Trong Tuổi trẻ Chủ nhật 23/5/2004)

File đính kèm:

  • docTiet9TON TRONGdoc.doc