Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 4 - Tiết 5: Giữ Chữ Tín

A. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là chữ tín.

 Biểu hiện của việc giữ gìn chữ tín như thế nào?

 Vì sao phải giữ chữ tín?

 2. Thái độ: Mong muốn rèn luyện và rèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín.

 3. Kĩ năng: HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

 HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín.

B. Phương pháp

 Phương pháp đàm thoại.Thảo luận nhóm, lớp.Phương pháp đề án.Đóng vai (có thể).

C. Tài liệu, phương tiện

 - Sách GK, sách GV lớp 8, Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, Bài tập, tình huống.

 - Giấy Ao + Bút dạ, Đèn chiếu (nếu có).

 - Phiếu học tập.

D. Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chứ lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Chữa bài tập số 2 SGK trang 10.

Câu hỏi 2: Hằng và Mai chơi thân với nhau. Trong giờ kiểm tra GDCD, Mai giở tài liệu để chép, Hằng biết nhưng không nói gì. Nếu em là Hằng em sẽ xử sự như thế nào?

 HS: Trả lời và nhận xét ý kiến của bạn.

 GV: Bổ sung, đánh giá cho điểm.

3. Bài mới: Giới thiệu bài

 GV: (Trở lại bài tập kiểm tra miệng) Đặt câu hỏi tiếp.

 1) Hãy nhận xét về hành vi của Mai và Hằng.

 HS trả lời: Hai bạn không trung thực.

 2) Hành vi của Mai và Hằng có tác hại gì?

 HS trả lời: Làm mất lòng tin với mọi người.

 GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 4 - Tiết 5: Giữ Chữ Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và không giữ chữ tín. HS rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín. B. Phương pháp Phương pháp đàm thoại.Thảo luận nhóm, lớp.Phương pháp đề án.Đóng vai (có thể). C. Tài liệu, phương tiện - Sách GK, sách GV lớp 8, Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, Bài tập, tình huống. - Giấy Ao + Bút dạ, Đèn chiếu (nếu có). - Phiếu học tập. D. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chứ lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Chữa bài tập số 2 SGK trang 10. Câu hỏi 2: Hằng và Mai chơi thân với nhau. Trong giờ kiểm tra GDCD, Mai giở tài liệu để chép, Hằng biết nhưng không nói gì. Nếu em là Hằng em sẽ xử sự như thế nào? HS: Trả lời và nhận xét ý kiến của bạn. GV: Bổ sung, đánh giá cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài GV: (Trở lại bài tập kiểm tra miệng) Đặt câu hỏi tiếp. 1) Hãy nhận xét về hành vi của Mai và Hằng. HS trả lời: Hai bạn không trung thực. 2) Hành vi của Mai và Hằng có tác hại gì? HS trả lời: Làm mất lòng tin với mọi người. GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐAT. HĐ 1: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề GV: Cho HS đọc kỹ nội dung phần đặt vấn đề trong SGK. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm 1: 1) Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ. 2) Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử. Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy? Nhóm 2: 1) Một em bé đã nhờ Bác điều gì? 2) Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy? Nhóm 3: 1) Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao? 2) kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với quy định kí kết? Nhóm 4: 1) Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm? 2) Trái ngược với những việc làm ấy là gì? Vì sao không được tin cậy, tín nhiệm? HS: Các nhóm thảo luận ghi ý kiến vào giấy khổ to (nếu không có ghi vào giấy nháp). HS: Cử đại diện nhóm lên bảng trả lời. Cả lớp theo dõi. GV: Cho cả 4 nhóm trả lời. Sau đó cho HS nhận xét. HS: Cả lớp nhận xét ý kiến của 4 nhóm. GV: Bổ sung, kết luận và tổ chức cho HS rút ra được bài học. G: Liên hệ, tìm biểu hiện của hành vi giữ chữ tín GV: Đặt câu hỏi phần gợi ý giải các bài tập trong SGK, trang 12. HS: Trả lời câu hỏi và liên hệ. ?1: Muốn giữ lòng tin của mọi người thì chúng ta cần phải làm gì? ?2: Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao? ?3: Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín. ?4: Tìm những biểu hiện hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày (GV kẻ bài tập lên bảng phụ) Giữ chữ tín Không giữ chữ tín Gia đình Nhà trường Xã hội HS: Hoạt động độc lập. GV: Mời một số HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Bổ sung, nhận xét ý kiến. GV: Đánh giá cho điểm ý kiến xuất sắc. GV: Kết luận và chuyển tiếp. HĐ2:Tìm hiểu nội dung bài học GV: Từ các nội dung đã học ở phần trên chúng ta rút ra thế nào là giữ chữ tín, sự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta phải biết cách rèn luyện như thế nào? GV: Đặt câu hỏi: 1) Thế nào là giữ chữ tín. 2) ý nghĩa của việc giữ chữ tín. 3) Cách rèn luyện chữ tín. HS: Làm việc độc lập. GV: Cho HS trả lời ý kiến cá nhân. HS: Trả lời. HS cả lớp nhận xét ý kiến của bạn. GV: Nhận xét bổ sung. GV: Chốt lại ý chính ghi lên bảng hoặc ghi vào bảng phụ, hoặc chiếu lên máy (nếu có). HS: Đọc lại một lần cho cả lớp cùng nghe. HS: Cả lớp ghi bài vào vở. GV: Cho HS giải thích câu ca dao sau: "Người sao một hẹn mà nên Tôi sao chín hẹn mà quên cả mười" HS: Hoạt động cá nhân. HS: Trả lời. GV: Nhận xét giúp các em rút ra bài học về rèn luyện chữ tín HĐ3: Luyện tập - giải bài tập SGK GV: Cho HS làm bài tập. GV: Ghi bài tập lên giấy khổ to, hoặc bảng phụ, hoặc máy chiếu (nếu có). Trong những tình huống sau, theo em tình huống nào thể hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích vì sao? a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang học tập tiến bộ, vì thế Minh đã làm bài tập và đưa cho Quang chép. b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa Trung đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa. c) Nam cho rằng nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm đến đâu lại là chuyện khác. d) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa 2 hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ lại, khi nào đọc xong thì trả Trang cũng được. e) Phương bị ốm không đi học. Nga hứa với bố mẹ Phương sẽ sang nhà lấy giấy xin phép để nộp nhưng mải vui bạn Nga đã quên mất. HS: Cả lớp đọc 1 lần các câu hỏi. HS: Hoạt động độc lập. HS: Trả lời câu a GV: Bổ sung, nhận xét và cho điểm. Lưu ý: Giải thích cho HS hiểu về hành vi của Minh vừa không giữ lời hứa vừa không trung thực. HS: Chữa vào vở ghi. HS: Trả lời câu b HS: Nhận xét. GV: Bổ sung, nhận xét và cho điểm. Lưu ý thêm: Hoàn cảnh khách quan còn có thể mẹ, bố ốm... HS: Chữa vào vở ghi. HS: Trả lời câu c HS: Cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, cho điểm và giải thích thêm là Nam đã nói là phải làm. Nói sao phải làm vậy. HS: Trả lời câu d GV: Nhận xét, cho điểm. Lưu ý: Việc làm của Lan có thể đẩy Trang đến chỗ sai hẹn người khác. HS: Trả lời (câu e) GV: Nhận xét, cho điểm. Lưu ý: Nga không thực hiện lời hứa có thể Phương bị phê bình là nghỉ học không có phép. I. Đặt vấn đề Nhóm 1: 1) Nước Lỗ phải cống nạp một cái đỉnh quí cho nước Tề. Nước Lỗ làm đỉnh giả mang sang. 2) Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử. Nhưng ông không chịu đưa sang vì cái đỉnh giả đó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông. Nhóm 2: 1) Một em bé ở Pác Bó đòi Bác mua cho một cái vòng bạc. Bác đã hứa và Bác đã giữ lời hứa đó. Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín. Nhóm 3: 1) Những việc làm tốt của người sản xuất và kinh doanh: - Đảm bảo chất lượng hàng hoá; Giá thành; Mẫu mã, thời gian, thái độ. - Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hoá sẽ không tiêu thụ được. 2) Kí kết hợp đồng phải: - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết. - Nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tín... đặc biệt là lòng tin giữa hai bên. Nhóm 4: 1) Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực. 2) Làm qua loa đại khái, gian dối, sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín. Bài học ý nghĩa: - Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình. - Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và tôn trọng Câu 1: Mọi người làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói gian, làm dối. Câu 2: Theo em giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tín còn nhiều biểu hiện khác nữa như là kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy... Câu 3: Bố mẹ hứa cho đi chơi nhà ông bà ngoại vào chủ nhật nhưng không may mẹ bị ốm, bố đi công tác đột xuất. Câu 4: Các biểu hiện (ghi vào cột) * Gia đình: - Chăm học, chăm làm. - Đi học về đúng giờ. - Không giấu điểm kém với bố mẹ. * Nhà trường: - Thực hiện đúng nội qui. - Hứa sửa chữa khuyết điểm và cố gắng sửa chữa. - Nộp bài tập đúng qui định. - Cô giáo chủ nhiệm giao cho Minh làm lớp trưởng. * Xã hội: - Hàng hoá sản xuất, kinh doanh chất lượng tốt. - Thực hiện đúng ký kết hợp đồng. - Hứa giúp đỡ người già cô đơn. II. Nội dung bài học 1) Thế nào là giữ chữ tín. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa. 2) ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác với mình. - Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau. 3) Cách rèn luyện - Làm tốt nghĩa vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Giữ lời hứa. - Đúng hẹn. - Giữ được lòng tin. II. Luyện tập: Bài tập1: Trang 12. Đáp án: Câu a: - Việc làm hộ bài của Minh là sai. - Vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm Quang lười và ỷ lại. Câu b: - Bố Trung không phải là người không biết giữ lời hứa vì có việc đột xuất. - Vì bố Trung không cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại. Câu c: - ý kiến của Nam là sai. - Vì đã nhận lỗi và hứa sửa lỗi thì phải thực hiện và quyết tâm làm được mới tiến bộ. Câu d: - Việc làm của Lan là sai. - Vì Lan đã sai hẹn không giữ đúng lời hứa. Câu e: - Vệc làm của Nga là sai. - Vì Nga không giữ đúng lời hứa với bố mẹ Phương. 4. Củng cố: Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng GV: Tổ chức cho HS chơi trò sắm vai. GV: Chia thành nhóm (6 đến 8 em). GV: Nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống: "Cách ứng xử thể hiện việc giữ chữ tín". HS: Tự phân vai, xây dựng kịch bản, lời thoại. HS: Các nhóm nêu chủ đề của mình. Nhóm 1: Chuyện xẩy ra ở nhà bạn Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó. Nhóm 2: Chuyện xẩy ra vào giờ kiểm tra miệng: Cô giáo hỏi lớp về những ai không làm bài tập, ai không mang vở. Cả lớp không ai giơ tay. Đến lúc cô gọi lên bảng thì mới biết Hằng không làm bài tập, Mai quên vở ghi. Nhóm 3: Tại cửa hàng bán quần áo, một khách hàng dặn và đưa trước một số tiền để mua một bộ quần áo, hẹn ngày mai đem tiền đủ đến lấy. Nhưng có người trả cao hơn nên chị bán hàng đã bán món hàng đó. HS: Nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm hay nhất. GV: Nhận xét và kết thúc Kết luận toàn bài: Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình. Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo lí. HS chúng ta phải biết rèn luyện chữ tín để luôn là một công dân tốt. 5. Dặn dò Bài tập: 2, 3, 4 SGK. Chuẩn bị bài: "Pháp luật và kỉ luật". Đọc trước phần đặt vấn đề. E. Tài liệu tham khảo - Khôn ngoan chẳng lọ thật thà - "Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê" (ca dao) Danh ngôn: - Người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ Khổng Tử

File đính kèm:

  • docTiet 5Giu chu tindoc.doc