A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
2. Thái độ
HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi mình ở.
Ham thích, nhiệt tình tham gia góp phần xây dựng nếp sống văn hoá .
3. Kĩ năng
Biết phân biệt giữa những biểu hiện đúng và không đúng yêu cầu xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Thường xuyên tham gia vận động mọi người cùng tham gia tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn hóa.
B. Phương pháp
Thảo luận nhóm.
Diễn giải, đàm thoại.
Tổ chức HS hoạt động cá nhân.
Tổ chức trò chơi đóng vai.
C. Tài liệu và phương tiện
SGK, SGV lớp 8.
Phiếu học tập.
Giấy khổ lớn, bút dạ.
Tư liệu, gương người tốt, việc tốt.
D. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em. Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào (tốt hay chưa tốt)?
3. Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Trần Thụy Phương - Bài 11: góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào (tốt hay chưa tốt)?
3. Bài mới
HĐ1:(Giới thiệu bài) GV: Đặt câu hỏi:
Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính.
- ở nông thôn: Thôn, xóm, làng.
- ở thành phố: Thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố.
Cộng đồng đó được gọi là gì?
HS: Trả lời: Cộng đồng dân cư.
GV: Đặt câu hỏi tiếp:
Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa?
HS: Trả lời.
GV: Để hiểu kỹ vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề.
HS: Đọc nội dung (1) của mục đặt vấn đề.
GV: Đặt câu hỏi:
1- Những hiện tượng tiêu cực ở mục (1) đã nêu là gì?
2- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Theo dõi HS làm việc và cho HS trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại ý kiến.
HS: Đọc nội dung (2) của phần đặt vấn đề.
GV: Đặt câu hỏi.
Câu hỏi 1: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa?
Câu hỏi 2: Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng?
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS làm việc.
HS: Trả lời.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV: Tóm tắt:
Chúng ta đã hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư. Vậy việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là những việc làm gì? Có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của HS chúng ta ra sao? Chúng ta sẽ giải quyết qua phần thảo luận sau.
HĐ3:Tìm hiểu biện pháp, ý nghĩavà những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hoá
GV: Chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Cử đại diện nhóm, thư kí nhóm.
GV: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một trong những câu hỏi sau
Câu hỏi 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư.(Nhóm 1)
HS: Tiến hành thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn.
HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung, tranh luận.
GV: Nhận xét, chốt lại ý kiến.
GV: Lưu ý HS liên hệ ngay bản thân gia đinh và địa phương mình ở.
GV: Bổ sung các yêu cầu.
- Hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc thuần phong mĩ tục trong nhân dân.
- Xây dựng đời sống văn hoá phát triển kinh tế.
- Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, dân chủ.
- Kỉ cương pháp luật.
- Thực hiện qui ước cộng đồng dân cư.
Câu hỏi 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. (nhóm 2
Câu hỏi 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? (nhóm 3):
GV: Bổ sung:
Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên, góp phần cho một xã hội văn minh, tiến bộ
Câu hỏi 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. (nhóm 4)
GV: Yêu cầu HS bổ sung những hành vi trái với nếp sống văn hoá ở một số HS:
- Thiếu lễ độ, tôn trọng người lớn.
- Bỏ học, giao du với bọn xấu.
- Gây rối, mất trật tự an toàn.
- Tham gia nghiện hút, đua xe, cờ bạc, số đề.
- Lười lao động, thích ăn chơi đua đòi.
- Tham gia vào các thủ tục (mê tín, tảo hôn).
GV: Kết luận, chuyển ý.
HĐ 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung theo 4 ý.
GV: Cho HS phát biểu nội dung bài học.
GV: Nêu vấn đề để HS thắc mắc, trao đổi.
GV: Giải đáp.
GV: Tóm tắt nội dung.
HS: Ghi bài vào vở.
GV: Phải nhắc HS thuộc bốn ý của nội dung bài học.
HĐ 5: Luyện tập bài tập SGK
GV: Tổ chức cho HS tự liên hệ, trao đổi tranh luận.
Bài tập 1 SGK:
HS: Suy nghĩ cá nhân.
GV: Cho HS trả lời.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Giúp các em đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa làm được của bản thân và gia đình.
GV: Yêu cầu HS nêu việc làm của gia đình và bản thân.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
Bài tập 2 SGK:
GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy (nếu có).
(Bài tập có 14 câu hỏi nhỏ)
GV: Cho từng HS trả lời từng câu một và giải thích vì sao?
GV: Qua phần luyện tập các bài tập giúp các em hiểu rõ việc làm đúng, sai của chúng ta, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư.
Các em tự liên hệ bản thân rút ra bài học cho cá nhân và mọi người.
I. Đặt vấn đề
Câu 1: Những hiện tượng tiêu cực là:
- Hiện tượng tảo hôn.
- Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm.
- Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma.
Câu 2: Những tệ nạn đó ảnh hưởng:
- Các em đi lấy chồng, lấy vợ phải xa gia đình sớm.
- Có em không được đi học.
- Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở.
- Nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
- Người nào bị coi là ma thì bị căm ghét, xua đuổi.
- Những người bất hạnh này phải chết vì bị đối xử tồi tệ, cuộc sống cô độc khốn khổ.
Câu hỏi 1: Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá:
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng nước giếng sạch.
- Không có bệnh dịch lây lan.
- Bà con đau ốm đến trạm xá.
- Trẻ em đủ tuổi đến trường.
- Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
- Đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ nhau.
- An ninh giữ vững, xóa bỏ phong tục tập quán cũ lạc hậu.
Câu hỏi 2: ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế.
- Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở khu dân cư:
Có văn hoá
Thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế
- Tham gia xoá đói giảm nghèo
- Đoàn kết giúp nhau khi khó khăn
- Động viên con cháu đến trường đi học
- Giữ gìn vệ sinh
- Đọc sách báo tuyên truyền vận động quần chúng tham gia hoạt động xã hội
- Phòng chống tệ nạn
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Nếp sống văn minh
- Chỉ biết lo cho cuộc sống của gia đình mình, ích kỉ, không quan tâm đến người khác
- Tụ tập quán xá
- Vứt rác bừa bãi
- Mua số đề, nghiện hút, đua xe
- Mê tín dị đoan
- Tảo hôn.
- Nghe tin đồn nhảm
- Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm an toàn giao thông
Câu hỏi 2):
Biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư:
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh, phong phú.
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ.
- Xây dựng đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Vệ sinh bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn kỉ cương pháp luật.
Câu hỏi 3
ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư.
- Cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ, phát triển truyền thống văn hoá, giữ vững bản sắc dân tộc.
- Đời sống người dân ổn định, phát triển.
Những việc cần làm của HS:
- Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với bố mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh mình.
- Chăm chỉ học tập.
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
- Quan tâm giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
- Thực hiện nếp sống văn minh.
- Tránh xa tệ nạn xã hội.
- Đấu tranh với những hiện tượng mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề.
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá.
II. Nội dung bài học
1) Thế nào là cộng đồng dân cư?
Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2) Xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào?
* Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú.
Cụ thể:
- Giữ gìn trật tự an ninh.
- Vệ sinh nơi ở.
- Bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
- Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu.
- Chống mê tín dị đoan.
- Phòng chống tệ nạn xã hội.
3) ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
4) HS phải làm gì?
- Tham gia những hoạt động vừa sức mình góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư.
III. Bài tập
Bài 1:
(*) Việc làm đúng của gia đình:
- Thực hiện chủ trương đường lối của nhà nước.
- Đóng tiền an ninh.
- ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.
- Thăm hàng xóm ốm đau.
- Vệ sinh khu tập thể ngày thứ 7.
- Tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn.
- Trồng nhiều cây xanh ngoài ngõ.
(*) Việc làm sai của gia đình:
- Mẹ còn đi xem bói.
- Chưa vận động bà con tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
- Chưa giúp được gia đình nghèo.
(*) Bản thân em:
- Chưa chăm học.
- Còn vứt rác bừa bãi.
- Sinh hoạt hè còn chưa tự giác.
- Thỉnh thoảng còn ngồi quán la cà.
- Hái lộc, hái hoa của khu tập thể.
Đáp án:
(*) Việc làm đúng:
a, c, d, đ, g, i, k, o.
(*) Việc làm sai:
b, e, h, l, n, m.
* Củng cố: Rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi đóng vai.
GV: Đưa ra tình huống.
Tình huống: * Gia đình có ông bố rượu chè, chơi đề em phải bỏ học.
* Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ.
HS: Chia 2 nhóm nhận tình huống. Tự lo kịch bản, phân vai, đối thoại.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện.
HS: Nhận xét, tranh luận.
GV: Bổ sung, đánh giá.
Kết luận toàn bài :
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động từ tháng 5/1995 đang được triển khai rộng khắp ở các khu dân cư trong cả nước. Cuộc vận động nhằm vào những nội dung kinh tế, chính trị và văn hoá.
Bài này tập trung xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc.
HS chúng ta phải học tập tốt, rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư ngày càng tốt đẹp hơn.
* Dặn dò
Làm bài tập còn lại SGK.
Chuẩn bị bài 10.
Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá cụm dân cư.
E. Tài liêu tham khảo
Bác Lê Hạnh Phúc, tổ trưởng tổ dân phố 44 phường Đồng Xuân là "bộ đội Cụ Hồ" nay đã về hưu. Bác quan tâm đến gia đình từng hộ. Gia đình nào khó khăn thiếu thốn về kinh tế, mâu thuẫn về tình cảm... bác đều phối hợp với các bạn, tìm phương pháp giúp đỡ. Bác đứng ra cho vay vốn 2 gia đình khó khăn cải tạo khu vực chăn nuôi lợn và cải tạo cuộc sống. Bác được rất nhiều người quí mến.
(Báo an ninh thế giới 2211)
File đính kèm:
- Tiet 11 Gop phandoc.doc