Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 34: ôn tập học kì

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS nắm được toàn bộ kiến thức đã học trong năm học

2. Kĩ năng: Nắm rõ kĩ năng để vận dụng vào làm bài thi cho tốt

3. Thái độ: Nghiêm túc thực hiện tất cả các nội dung đã học

II. Chuẩn bị.

- GV: Câu hỏi ôn tập

- HS: Ôn tập.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức. 1’

2. Kiểm tra bài cũ.

- Không kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 34: ôn tập học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/04/2013 Ngày dạy: 26/04/2013 Tiết 34 ÔN TẬP HỌC KÌ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS nắm được toàn bộ kiến thức đã học trong năm học 2. Kĩ năng: Nắm rõ kĩ năng để vận dụng vào làm bài thi cho tốt 3. Thái độ: Nghiêm túc thực hiện tất cả các nội dung đã học II. Chuẩn bị. - GV: Câu hỏi ôn tập - HS: Ôn tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 1’ 2. Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Phòng chống tệ nạn xã hội ? Tệ nạn xã hội là gì? ?. Ảnh hưởng của tệ nạn xã hội? HS phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? * Quyền tự do ngôn luận. ?: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? ?: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp nào? ?: Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận có phải tuân theo quy định của pháp luật không? * Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. ?: Em hiểu hiến pháp là gì? ?: Hiến pháp qui định những vấn đề gì? ?: Cơ quan nào có quyền lập ra hiến pháp? -> Quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp và thông qua quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí. * Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. ?Pháp luật là gì? ?: Pháp luật Việt Nam có những đặc điểm gì? ?: Em hiểu như thế nào về tính quy phạm. tính xác định và tính bắt buộc của pháp luật? ?: Bản chất của pháp luật Việt Nam là gì? ?: Pháp luật có những vai trò gì? I. Phòng chống tệ nạn xã hội. 1. Khái niệm. - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi: Sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 2. Ảnh hưởng của tệ nạn xã hội - Ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và rối loạn trật tự xã hội. 3. Trách nhiệm của hs - Có lối sống giản dị, lành mạnh. Không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tham gia vào các hoạt động, phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. I. Quyền tự do ngôn luận. 1. Khái niệm. - Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội. 2. Quyền tự do ngôn luận của công dân. - Quyền tự do báo chí. - Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. - Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở. - Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân... - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân. II. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 1. Khái niệm. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp - Nội dung cơ bản của hiến pháp . + Bản chất nhà nước. + Chế độ chính trị. + Chế độ kinh tế. + Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ. + Bảo vệ tổ quốc. + Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. + Tổ chức bộ máy nhà nước. - Hiến pháp do quốc hội xây dựng. - Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật. III. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. 1. Khái niệm. - Pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo, thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm. - Tính qui phạm phổ biến. - Tính xác định chặt chẽ. - Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế). 3. Bản chất của pháp luật Việt Nam. - Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. 4. Vai trò của pháp luật. - Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, kinh tế, văn hoá xã hội. - Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 4. Củng cố. 3’ ? : Em hiểu hiến pháp là gì ? Pháp luật là gì ? 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì.

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD 8 tuan 35.doc
Giáo án liên quan