I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân
2. Về kỹ năng:
Học sinh biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3. Về thái độ:
Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bài soạn.
- Phim trong, bút dạ, máy chiếu.
- Những câu chuyện, tình huống liên quan.
- Hiến pháp 1992, luật khiếu nại, tố cáo.
2. Chuẩn bị của trò:
- Soạn trước bài học.
- Sưu tầm những câu chuyện liên quan.
- Hiến pháp 1992.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Ổn định tổ chức lớp (1')
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
B. Kiểm tra bài cũ (3') Giáo viên dùng phim trong chiếu câu hỏi lên, gọi 1 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
Câu 1 :Pháp luật quy định như thế nào trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ?
Câu 2: Con có nhận xét như thế nào về các hành vi sau:
a) Nhân viên kiểm lâm chặt cây rừng để bán, bao che, dung túng cho những người dân sống xung quanh rừng vào khai thác, chặt phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
b) Tiết kiệm điện nước ở trường học
c) Lấn chiếm đất ở khu di tích lịch sử.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Tiết 25: Quyền Khiếu Nại, Tố Cáo Của Công Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 25:
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân biệt nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân
2. Về kỹ năng:
Học sinh biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3. Về thái độ:
Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bài soạn.
- Phim trong, bút dạ, máy chiếu.
- Những câu chuyện, tình huống liên quan.
- Hiến pháp 1992, luật khiếu nại, tố cáo.
2. Chuẩn bị của trò:
- Soạn trước bài học.
- Sưu tầm những câu chuyện liên quan.
- Hiến pháp 1992.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức lớp (1')
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
B. Kiểm tra bài cũ (3') Giáo viên dùng phim trong chiếu câu hỏi lên, gọi 1 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
Câu 1 :Pháp luật quy định như thế nào trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ?
Câu 2: Con có nhận xét như thế nào về các hành vi sau:
a) Nhân viên kiểm lâm chặt cây rừng để bán, bao che, dung túng cho những người dân sống xung quanh rừng vào khai thác, chặt phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
b) Tiết kiệm điện nước ở trường học
c) Lấn chiếm đất ở khu di tích lịch sử.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: (1’)
GV: Trong thực tế cuộc sống, nếu em là người chứng kiến những hành vi như trong tình huống “A” và “C” ở trên, em sẽ xử lý như thế nào?
HS: 2 - 3 học sinh trả lời, bổ sung.
GV chốt: Để biết khi gặp các tình huống đó các em cần làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Đó là “Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân”.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
8’
Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: - Cử 1 đ 2 HS đọc ĐVĐ trong SGK
GV: Đặt câu hỏi
1 HS đọc to rõ, mạch lạc.
I.Đặt vấn đề:
Em xử lý như thế nào khi gặp các tình huống sau:
1. Nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma tuý.
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi, bổ sung
- Em sẽ báo cho cơ quan chức năng (công an, tổ trưởng dân phòng...) để xử lí theo pháp luật nếu đúng như vậy.
2) Em biết người lấy cắp xe của bạn An cùng lớp.
- Báo cho giáo viên chủ nhiệm, công an địa phương để kết hợp xử lí.
3) Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không rõ lý do
4) Công dân có quyền gì khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức?
Trả lời bổ sung ý kiến.
- Anh H nên đề nghị với tổ chức có thẩm quyền để yêu cầu giám đốc phải giải thích lí do đuổi việc.
- Quyền tố cáo
5) Khi tổ chức, cơ quan, cá nhân khác làm hại đến lợi ích của mình, công dân sẽ có quyền gì?
HSTrả lời, bổ sung
- Quyền khiếu nại
GV: Như vậy chúng ta thấy mỗi công dân đều có quyền được khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, xã hội. Để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, tố cáo chúng ta sang phần nội dung bài học.
Nghe, ghi tiêu đề
15’
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học
II. Nội dung bài học
GV: Qua các cách xử lý ở phần đặt vấn đề em hiểu thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
GV: Chốt, giảng bằng phim trong, nói chậm rãi để học sinh ghi ý chính.
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung ý kiến, các em khác nghe, ghi nhanh ý chính
1. Quyền khiếu nại, tố cáo (7’)
a. Khiếu nại:
Là đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó hoặc là hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
b. Tố cáo:
Là báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về 1 vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2) Từ những kiến thức trên, em thấy quyền khiếu nại và tố cáo giống và khác nhau như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm, (2'), đại diện ghi trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Dùng phim trong chốt kiến thức.
HS: Ghi ý chính
Khác nhau
Quyền tố cáo
Quyền khiếu nại
- Người thực hiện: Mọi công dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp
- Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm (từ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi)
- Đối tượng: Hành vi vi phạm pháp luật
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Cơ sở: Các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, công dân, cơ quan, tổ chức.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Mục đích: Nhằm phát giác, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật.
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Hình thức:
+ Trực tiếp
+ Đơn, thư
+ Thông qua báo chí, đài, ti vi
+ Trực tiếp
+ Đơn, thư
+ Thông qua báo chí, đài, ti vi
*. Giống nhau:
- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp 1992
- Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể, cá nhân.
- Là phương tiện để công dân tham gia vào việc quản lí Nhà nước, xã hội
? Trong lớp ta đã có bạn nào thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình? Hãy lấy ví dụ việc làm thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
HS: Trình bày, bổ sung
- VD: Tố cáo: Những ban có hành vi vi phạm pháp luật, kỉ luật.
- Khiếu nại: Việc xử lý kỷ luật của thầy cô về điểm..
4) GV: Dùng phim trong giới thiệu điều 74 Hiến pháp 1992 SGK. Gọi 1 học sinh đọc to, rõ.
? Theo em, vì sao hiến pháp lại qui định công dân có quyền khiếu nại, tố caó?
? Lấy một số ví dụ về khiếu nại, tố cáo gần đây mà em biết.
GV: Vụ chiếm dụng đất ở thị xã Đồ Sơn.
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
HS: Đọc to, suy nghĩ
HS: Trả lời, bổ sung
Thảo luận nhóm trong 2 phút, đại diện ghi ra phim trong, trình bầy các nhóm khác nhận xét, bổ sung
2. ý nghĩa của quyền khiếu nại, quyền tố cáo: (4')
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước.
- Để ngăn ngừa đấu tranh chông tội phạm.
đ là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
5) Những người khiếu nại tố cáo cần phải có các đức tính nào?
(Trung thực, khách quan, thân trọng)
3. Trách nhiệm: (4')
a) Nhà nước:
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo, cấm lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu không, vu cáo làm hại người khác.
6) Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo quyền khiếu nại tôc cáo của công dân?
GV: Dùng phim trong chốt kiến thức.
7) Công dân, học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện tốt hai quyền trên?
8) Người khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm gì?
HS: Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
b) Công dân tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật.
- Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức
- Khi khiếu nại, tố cáo không được vu khống, chưa đủ 18 tuổi thì có thể nhờ bố, mẹ, đại diện cho mình
6’
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
III. Luyện tập
.
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK
GV: chốt giảng giải.
HS: Suy nghĩ làm việc độc lập, trả lời, bổ sung.
1) Bài 1/SGK/52 :
Em sẽ tố cáo việc làm sai trái của T với giáo viên chủ nhiệm hoặc công an để có biện pháp, kịp thời ngăn chặn hành vi lấy trộm tiền, hút chích của T
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 2 SGK.
HS: Suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
2) Bài 2/SGK/52:
ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì ông chỉ là hàng xóm của Bình, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND liên quan trực tiếp đến ông Ân .
8’
Hoạt động 5: Hướng dẫn củng cố, dặn dò học sinh
GV: Chia lớp thành 8 nhóm hướng dẫn học sinh xây dựng kịch bản từ tình huống phần giới thiệu bài, phân vai, chuẩn bị trong 3 phút. Gọi 1 nhóm lên diễn.
Giáo viên đánh giá cho điểm.
HS: Diễn trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò
1) Củng cố:
- Tiểu phẩm
GV: Qua tình huống trên chúng ta hiểu tại sao chính quyền địa phương chưa thế đứng ra bảo vệ chị H. Bởi chính quyền chưa nhận được đơn thư tố cáo hành vi đánh đập ngược đãi vợ của T nên chưa thể can thiệp vào việc gia đình chị H. Vậy đến đây em nào có thể nhắc lại một cách khái quát nội dung bài học.
HS: Nhắc lại nội dung chính
GV: Dùng phim trong chốt kiến thức bằng sơ đồ hoá.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Sơ đồ hoá:
1. Quyền khiếu nại, tố cáo:
a. Khiếu nại.
b. Tố cáo
3. Trách nhiệm
a. Nhà nước
b. Công dân
2. ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo.
2. Dặn dò:
Làm bài tập về nhà
Xem trước bài 19
File đính kèm:
- Tiet 25 Quyen khieu nai to cao.doc