Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 25 - Bài 18 : quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân và sự cần thiết của 2 quyền đó. Học sinh biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại, tố cáo, Trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại , tố cáo.

 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo; Biết cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo bảo vệ các quyền của mình. thực hiện quyền KN, TC có hiệu quả.

 3. Thái độ: HS tuân theo các quy định của PL trung thực trong quá trình thực hiện quyền KN, TC. HS biết dấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

 - Tổ chức trò chơi.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, Sách bài tập GDCD 8, Sách những tình huống pháp luật 8; HP 1992, Luật KN, TC; Phiếu học tập; Máy vi tính, đèn chiếu; cử 3 HS làm giám khảo phần trò chơi.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học; Bút dạ, bảng điểm, một số thông tin, sự kiện về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 2 phút).

 - Chào lớp, giới thiệu đại biểu.

 - Nắm sĩ số ( Vắng, lí do).

 II. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

1. Tài sản của nhà nước là gì?. Hãy kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết?.

2. Hãy nêu những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước?.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 25 - Bài 18 : quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 25: BÀI 18 : QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ngày soạn: 02/3 Ngày dạy: 03/3. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân và sự cần thiết của 2 quyền đó. Học sinh biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân khi khiếu nại, tố cáo, Trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại , tố cáo. 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo; Biết cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo bảo vệ các quyền của mình. thực hiện quyền KN, TC có hiệu quả. 3. Thái độ: HS tuân theo các quy định của PL trung thực trong quá trình thực hiện quyền KN, TC. HS biết dấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm. - Tổ chức trò chơi.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, Sách bài tập GDCD 8, Sách những tình huống pháp luật 8; HP 1992, Luật KN, TC; Phiếu học tập; Máy vi tính, đèn chiếu; cử 3 HS làm giám khảo phần trò chơi.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học; Bút dạ, bảng điểm, một số thông tin, sự kiện về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo.... D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). - Chào lớp, giới thiệu đại biểu. - Nắm sĩ số ( Vắng, lí do). II. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Tài sản của nhà nước là gì?. Hãy kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết?. Hãy nêu những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. ( Bằng cách nêu tiếp câu hỏi: Nếu được chứng kiến những việc làm sai trái của ông Tám, em sẽ làm gì?.) 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) Hướng dẫn HS Tìm hiểu phần ĐVĐ ở SGK - Hình thành khái niệm về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Gv: Gọi Hs đọc phần ĐVĐ. ( hoặc cho HS đóng vai theo nội dung tình huống). Gv: Gọi HS đọc phần đặt vấn đề ở SGK. HS: Giải quyết tình huống. ( Gv gợi ý câu trả lời dưới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cụ thể như sau: 1. Nếu nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích Ma tuý, thì em sẽ: a. Tránh xa. b. Báo cho các cơ quan chức năng dể họ theo dõi và xử lí. c. Báo cho những người nghiện Ma tuý biết để họ đến tiêm chích. 2. Nếu thấy người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp, em sẽ: a. Báo cho bạn An hoặc gia đình của bạn để lấy lại tài sản. b. Báo cho GV nhà trường hoặc cơ quan công an để họ xử lí theo Pl. Im lặng, xem như không biết. 3. Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do. a. Anh H nên khiếu nại với cơ quan nhà nước... b. Anh H nên chấp hành quyết định của giám đốc. GV: Ở tình huống 1,2 và 3 công dân được thực hiện những quyền gì?. Gv: Quyền khiếu nại là gì?. Ví dụ: - Quyết định kỉ luật sai.. - Người nông dân khiếu nại chủ tịch UBND xã về quyết định xử phạt hành chính vượt quá mức cho phép.... Gv: Quyền tố cáo là gì?. Ví dụ: * Hoạt động2:( 8 phút) HD học sinh thảo luận nhóm ( phân biệt quyền khiếu nại, tố cáo) Gv: Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho HS. HS: Thảo luận theo nội dung câu hỏi ở phiếu học tập: ( 1. Khi nào thì công dân có quyền khiếu nại?. 2. Những ai có quyền thực hiện việc khiếu nại?. 3. Mục đích của khiếu nại là gì?. 4. Khi nào CD có quyền tố cáo?. 5. Những ai được thực hiện quyền tố cáo?. 6. Mục đích của tố cáo là gì?.) HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung. Gv: Chốt lại ở bảng so sánh trên máy tính. * Hoạt động 3(8 phút): Tìm hiểu cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáovà ý nghĩa của quyền KN, TC. gv: Gọi Hs đọc điều 33 luật khiếu nại, tố cáo 1998( sgk/52). Gv: Công dân có thể KN, TC bằng cách nào?. Gv: Quyền KN, TC được quy định tại điều mấy của hiến pháp?. Gv: Vì sao hiến pháp ghi nhận CD có quyền KN, TC? ( Gv thể hiện câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn). Gv: Hãy nêu ý nghĩa (lợi ích) của quyền KN,TC của công dân. Gv: Gọi Hs đọc điều 74 Hiến pháp 1992( Tư liệu tham khảo sgk/51). Gv: giới thiệu thêm về luật KN,TC ( Luật được QH thông qua vào ngày 2/12/1998, có hiệu lực từ ngày 1/1/1999; luật gồm 9 chương với 103 điều). Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để đảm bảo cho CD thực hiện quyền KN,TC?. (Gv nói thêm: các cơ quan chức năng phải có lịch tiếp dân, cụ thể là: - Chủ tịch UBND xã: 1 tuần ít nhất 1 ngày. - ".........................huyện:....2 ngày/1 tháng. - Thủ trưởng cơ quan: ít nhất 1 ngày/ 1 tháng...) Gv: Khi thực hiện quyền KN,TC công dân cần có trách nhiệm gì?. * Hoạt động 4: (7 phút)Luyện tập, thông qua trò chơi hái hoa dân chủ. Gv: Giới thiệu trò chơi, cách chơi. Cử 3 HS làm giám khảo, 1 Hs làm thư kí. Hs: Tham gia bốc câu hỏi, trả lời. HS là giám khảo: đánh giá, nhận xét, thư kí tổng hợp và công bố kết quả. Gv: Nhận xét chung, trao thưởng. 1. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là gì? a- Quyền khiếu nại: là quyền công dân đề nghị cơ quan , tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của bản thân mình. b- Quyền tố cáo: Là quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân... nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, của tập thể, của công dân. c. Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo: - Công dân có thể trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Gửi đơn, thư. 2. Ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân: Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của Cd được ghi nhận trong hiến pháp. + Tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền của mình. + Khiếu nại, tố cáo là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. + Tố cáo để ngăn ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm. 3. Trách nhiệm của nhà nước vàCD: * Trách nhiệm của nhà nước: - Giải quyết kịp thời và đúng Pl các KN, TC. Xử lí nghiêm minh những đối tượng vi phạm. * Trách nhiệm của CD: - Phải trung thực, khách quan, thận trọng. - Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo. - Không được lợi dụng KN, TC để vu khống, làm hại người khác. - Tích cực học tập nâng cao hiểu biết về pháp luật. IV. Cũng cố: ( 2 phút) Gv hệ thống toàn bộ bài học bằng sơ đồ. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài. - Làm bài tập số 3,4 sách giáo khoa trang 53. - Xem lại nội dung các bài đã học tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGDCD Lop 8 Tiet 25.doc
Giáo án liên quan