I- MỤC TIÊU
1,Kiến thức :
HS liệt kê được :
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội.
2,Kỹ năng :
- HS phân biệt được những biểu hiện của tệ nạn xã hội.
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân.
- Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội,ở địa phương , ở trường
3,Thái độ :
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và quy định của pháp luật.
- Xa lánh các tệ nạn xã hội , căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em ,thanh niên vào tệ nạn xã hội.
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK,SGV GDCD 8
- Bộ luật hình sự năm 1999
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Phân tích tình huống
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Tiết 20: Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/01/2010
Tiết 20
Ngày dạy : 15/01/2010
phòng chống tệ nạn xã hội
-----------
------------------
I- mục tiêu
1,Kiến thức :
HS liệt kê được :
- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội.
2,Kỹ năng :
- HS phân biệt được những biểu hiện của tệ nạn xã hội.
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân.
- Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội,ở địa phương , ở trường
3,Thái độ :
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và quy định của pháp luật.
- Xa lánh các tệ nạn xã hội , căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em ,thanh niên vào tệ nạn xã hội.
- ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
II- Đồ dùng dạy học
SGK,SGV GDCD 8
Bộ luật hình sự năm 1999
III- phương pháp dạy học
Đàm thoại
Thảo luận nhóm
Phân tích tình huống
IV- Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động(6’)
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về tệ nạn xã hội, giới thiệu bài
ĐDDH:
(?) Thế nào là tệ nạn xã hội ?Nêu ý nghĩa của tệ nạn xã hội?Kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết?
* Giới thiệu bài :ở tiết trước chúng ta đã biết thế nào là tệ nạn xã hội ,ý nghĩa của tệ nạn xã hội?Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội,trách nhiệm của HS đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Hoạt động 2 : Bài học (20’)
Mục tiêu: Tìm hiểu những quy định của pháp luật
ĐDDH: Bộ luật hình sự năm 1999
- GV nêu câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi
(?) Pháp luật có quy định như thế nào đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội?
(Phần 3-sgk/35)
(?) Trong các tệ nạn sau đây , tệ nạn nào quan trọng nhất?
+Cờ bạc (x)
+Đua xe máy,xe đạp
+Ma tuý (x)
+Mại dâm (x)
+Nghiện rượu
+Quay cóp , gian lận trong thi cử
- GV : Pháp luật nghiêm cấm tất cả các hành vi có liên quan đến cờ bạc,ma tuý,mại dâm
- GV giới thiệu thêm những quy định của bộ luật hình sự năm 1999 về các tội và mức xử phạt các hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội(Điều 199)
(?) HS phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- Lối sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình và giúp nhau không xa vào tệ nạn xã hội
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội
-Tuyên truyền, vận động mọi nguời tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
(?)Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?
+Học tập tốt, lao động tốt là biện pháp hữu hiệu
tránh xa tệ nạn xã hội (x)
+Gia đình kinh tế đầy đủ thì con cai tránh xa được tệ nạn xã hội
+Học sinh trung học cơ sở không mắc tệ nạn xã hội
+Mắc tệ nạn xã hội là người lao động
+Không xa lánh người nghiện ma tuý(x)
+Đánh bac chơi đề là có thu nhập
+Tệ nạn mai dâm là chuyện của xã hội không liên quan đến học sinh
-GV tổ chức cho học sinh HĐNL (5') trả lời câu hỏi:
(?) Em hãy kể những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở? Em có tham gia phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không?Kể những hình thức đanh bạc mà em biết?
-HS HĐNL (5') trả lời câu hỏi trên
-GV quan sát HS liên hệ
-GV gọi HS trả lời, bổ sung
-GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển sang phần III
II – Bài học
3.Những quy định của pháp luật
(sgk-35)
4.Trách nhiệm của HS
- Lối sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình và giúp nhau không xa vào tệ nạn xã hội
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội
- Tuyên truyền, vận động mọi nguời tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
Hoạt động 3 : Bài tập (15’)
Mục tiêu: Giải quyết tình huống thực tế trong bài học
ĐDDH:
Bài tập 3 (sgk-36)
(?) Tình huống như sgk.Theo em ý nghĩ của H đúng hay sai?Nếu em là H em sẽ làm gì?
- Gv gọi HS lên bảng làm ,HS khác bổ sung
- GV nhận xét,cho điểm
- GV tổ chức cho HS đóng vai trong những tình huống sau:
+Tình huống 1: Miêu tả cuộc sống của gia đình người nghiện.
+Tình huống 2:Một người bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền
+Tình huống 3:Một người nhờ em mang gói đồ đến địa điểm nào đó.
- HS tự xây dựng kịch bản , phân vai.
- GV gọi HS các nhóm lần lượt lên đóng vai
- HS nhận xét,bổ sung,bình chọn nhóm thể hiện hay nhất
- GV cho điểm nhóm ứng xử hay nhất
- GV kết luận toàn bài:
III- Bài tập
Bài tập 3 (sgk-36)
- Theo em ý nghĩ của bạn H là sai.
- Nếu là H em sẽ kiên quyết không nghe theo bà hàng nước , nói sự thật và xin lỗi mẹ
V. Tổng kết - HDVN : (4’)
- Nội dung bài học (sgk-37)
- Bài tâp 4,5- sgk ( 38)
- Học bài
- Đọc trước bài
File đính kèm:
- GDCD8t20 mau lao cai.doc