Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 - Tự Lập

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.

- Giải thích được bản chất của tính tự lập;

- Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.

2. Về kỹ năng:

Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân.

3. Về thái độ:

Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bài soạn.

- Một số mẩu truyện liên quan đến bài học.

- Máy chiếu hắt, phim trong, bút dạ.

- Một số tình huống liên quan.

2. Chuẩn bị của trò:

- Soạn bài SGK

- Sưu tầm một số câu chuyện liên quan.

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ.

- Tìm những tấm gương thể hiện lối sống tự lập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A. Ổn định tổ chức: (1')

- Kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

B. Kiểm tra bài cũ (3')

Giáo viên dùng phim trong chiếu câu hỏi lên cho học sinh quan sát, gọi học sinh đọc và trả lời.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 - Tự Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định hướng: Bình là người không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, độc lập trong công việc. GV: Qua câu chuyện về Bác Hồ và tình huống trong bài tập trên em hiểu thế nào là tự lập? GV: Trong cuộc sống biểu hiện của tính tự lập có rất nhiều, đối với HS chúng ta tự lập được thể hiện trong việc học tập, trong từng công việc hàng ngày, trong lao động. Bây giờ các em hãy tìm cho cô những hành vi thể hiện sự tự lập của học sinh chúng mình. GV: Phát giấy để học sinh thảo luận ghi vào giấy (thời gian 2') Định hướng: Tự lập thể hiện trong: - Học tập: + Tự làm BT, không chép bài của bạn, chép sách giải. + Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Lao động: + Trực nhật lớp một mình + Hoàn thành công việc trực tuần mà trường giao - Công việc hàng ngày: + Tự đi đến trường + Tự lo bữa ăn sáng. + Tự giặt quần áo. GV: Sau khi HS thảo luận, GV chiếu nội dung thảo luận của 4 tổ để đối chiếu và yêu cầu HS nhận xét. GV: (Dùng phim trong chiếu tình huống lên) Như vậy, các em đã hiểu tự lập là gì để biết người có tính tự lập có những biểu hiện nào trong cuộc sống, cô và các em sẽ tìm hiểu tình huống sau: - Sắp đến ngày 20-11, Nam được cô giáo chủ nhiệm lớp 6A giao cho trang trí tờ báo tường chào mừng ngày lễ các thầy cô. Tuy chưa làm bao giờ nhưng tin vào khả năng của mình Nam mạnh dạn nhận. Trong quá trình làm, Nam nhận được nhiều sự phê phán của các bạn cùng lớp và với sự sáng tạo trong cách trang trí tờ báo tường của lớp 6A đã đạt giải"Tờ báo tường có hình thức độc đáo nhất" trong Hội thi viết báo tường ở trường. GV: Để đạt được giải thưởng đó, Nam đã thể hiện những đức tính gì? Định hướng:- Sự tin tưởng vào khả năng nên Nam mạnh dạn nhận việc mà mình chưa làm bao giờ. - Có ý thức chủ động, sáng tạo, tìm tòi,kiên trì trong việc hoàn thành tờ báo. GV: Đó là những biểu hiện của tính tự lập, thế trái với tự lập là gì? Định hướng: Là ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc. GV giảng: Người có thói ỷ lại, dựa dẫm nghĩa là chỉ trông chờ ở sự giúp đỡ của người khác, không độc lập trong suy nghĩ và hành động. GV: Theo em, thói ỷ lại trong HS có không? Chi ví dụ? Định hướng: Có.Đó là: - Không chịu làm BT về nhà chỉ chờ đến lớp chép bài của bạn, chép sách giải bài tập. - Không tự đến trường mà phải chờ bố mẹ đèo. - Làm việc nhà luôn không tự giác phải để bố mẹ giục. - Không tự giặt quần áo của mình, bát mình ăn cơm. GV: Đặc biệt hiện nay trong một số gia đình có nhờ người giúp việc nên có một bộ phận các em là không biết làm gì do thói quen ỷ lại vào bố mẹ, người giúp việc dẫn đến hậu quả là các em 14, 15 tuổi vẫn không tự nấu cho mình một bữa cơm khi không có ai ở nhà. Đó là sự dựa dẫm, ngại khó, ỉ lại mà các em cần nên tránh, nếu bạn nào mà đã lỡ mắc phải chúng ta nên sửa chữa ngay. GV: Tự lập có phải là chỉ hành động theo suy nghĩ của mình, không chịu nghe người khác góp ý không? Người mà có hành vi như thế có phải là người tự lập không? Định hướng: Tự lập là chủ động trong công việc là cần thiết nhưng cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để công việc đạt kết quả tốt. Người không biết lắng nghe sự góp ý của người khác là người bảo thủ. GV: Hiện nay, trong xã hội có hiện tượng một số em nhỏ bỏ nhà ra thành phố làm nghề đánh giầy, bán báo, có nhiều ngưòi cho rằng những em đó có tính tự lập, ý kiến của con như thế nào? Định hướng: - ý kiến đó Đúng: Nếu hoàn cảnh của những em đó khó khăn, các em cần phải bươn chải kiếm sống trên thành phố để có tiền nuôi thân đồng thời giúp đỡ kinh tế gia đình bớt khó khăn thì đó là những em có tinh thần tự lập. - ý kiến đó Sai: Có một số em lên thành phố vì đua đòi theo bạn bè để đi chơi chứ không phải lên thành phố để kiếm sống do hoàn cảnh gia đình khốn khó. GV: Biểu hiện về tính tự lập trong cuộc sống rất phong phú và đa dạng. Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương về tính tự lập. Em hãy kể 1 vài tấm gương tự lập mà em biết? Định hướng: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí; Bác Hồ GV bổ sung: Trong trường chúng ta có nhiều bạn có tinh thần tự lập như: Bạn Trương Hương Giang lớp 7A1, đặc biệt bạn Phạm Anh Dũng lớp 9A2 là một bạn học sinh mồ côi mẹ, một mình bố bạn Hùng làm công nhân vất vả nuôi 3 chị em đi học. Vượt lên trên những khó khăn, những thiếu thốn về vật chất, tinh thần trong cuộc sống, Hùng luôn chủ động trong các công việc nhà để đỡ đần bố hơn thế nữa bạn còn là một lớp trưởng gương mẫu, học giỏi. Trong suốt 9 năm học phổ thông, bạn luôn đạt danh hiệu HS giỏi. Những năm học cấp hai bạn luôn dẫn đầu về điểm tổng kết cao nhất trong khối. Năm học vừa qua bạn đã được đi báo cáo thành tích học tập trong hội nghị khen thưởng những HS vượt khó. GV: Cũng ở lứa tuổi học sinh như các con, các bạn ở trường Nguyễn Đình Chiểu đã tự làm cho mình một tờ báo đặc biệt. Và đây là một vài hình ảnh về các hoạt động của các bạn. Cô mời các em cùng theo dõi. * Chiếu phim về những em bé khuyết tật. GV: Qua đoạn phim vừa rồi các con có cảm xúc gì? GV: Vượt lên chính nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao về thể xác, các bạn trường Nguyễn Đình Chiểu đã trải lòng mình trên những trang báo đầy cảm xúc mà chính các bạn tự viết và biên tập theo 2 loại chữ là chữ thường và chữ nổi. Điều này đã khiến cho những người đọc vô cùng xúc động và nể phục. GV: Qua những tấm gương và đoạn phim tư liệu vừa xem, em hãy cho cô biết tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? GV giảng: Nhờ có tinh thần tự lập, ta mới độc lập suy nghĩ, hành động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để có tính tự lập ta cần rèn luyện như thế nào. Cô trò mình sẽ chuyển sang phần 3: Phương hướng rèn luyện tính tự lập GV: Trước khi đưa ra hướng rèn luyện tính tự lập, cô mời các em theo dõi tiểu phẩm : Ai cần tự lập Vấn đề đặt ra: Con nhà nghèo mới cần tự lập? Định hướng: - Ai cũng cần rèn luyện tính tự lập. Con nhà nghèo càng cần phấn đấu vươn lên để cải thiện cuộc sống. Con nhà giàu cũng vậy, nếu con nhà giàu sống ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ thì không bền vững, không có chí tiến thủ, của cải ăn mãi rồi cũng hết. Miệng ăn núi lở. Hơn nữa chúng ta phải biết trân trọng những thành quả mà bố mẹ phải đổ công sức mồ hôi mới có được. GV: Qua tình huống, em thấy học sinh cần làm gì để rèn luyện tự lập? - Cần phải rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ tuổi. Bắt đầu rèn luyện từ chính công việc trong gia đình, của bản thân. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập GV: gọi học sinh đọc yêu cầu BT1 SGK. GV nhận xét, chữa, cho điểm. GV: gọi HS đọc yêu cầu BT2 SGK GV nhận xét, chữa, cho điểm. GV: Đúng thế, trên TV hiện nay có chiếu bộ phim "Con đã lớn khôn" của truyền hình Nhật Bản, các em chắc đã theo dõi. Chúng ta thấy các em bé được rèn luyện ngay từ khi mới 3, 4 tuổi. Các em tự mình đi mua hàng, trông em, làm các công việc trong gia đình. Như vậy để có tính tự lập con người cần có một quá trình rèn luyện ngay từ khi còn rất nhỏ, để tạo cho mỗi người sự chủ động, vượt khó, dám nghĩ, dám làm. Có làm được như vậy người đó mới vững vàng trong cuộc sống đầy khó khăn, vất vả sau này. HĐ5: Hướng dẫn củng cố dặn dò GV: Để các em nhớ lại nội dung bài học cô có một trò chơi sau: Các em sẽ trả lời thứ tự các câu hỏi trên mỗi miếng ghép. Nếu các em trả lời đúng miếng ghép sẽ được lật ra. Khi lật hết 4 miếng ghép các em sẽ thấy 1 tấm gương sáng về tính tự lập. 1 HS đọc lời dẫn 1 HS đóng vai Bác Hồ 1 HS đóng vai anh Lê Yêu cầu đọc to, rõ diễn cảm. - Cá nhân trả lời, nhận xét, bổ sung - Cá nhân trả lời, bổ sung. Trả lời bổ sung Nghe, ghi nhanh ý chính Học sinh: Trả lời bổ sung ý kiến. HS: Trả lời. HS: Thảo luận nhóm, tìm biểu hiện của tính tự lập, đại diện ghi vào phim trong, trình bầy. Nhóm khác bổ sung Ghi nhanh ý chính - Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến. Trả lời, bổ sung ý kiến Cá nhân trả lời, bổ sung Trả lời bổ sung ý kiến. HS: Làm BT vào phiếu và đối chiếu kết quả trên bảng Chiếu kết quả và hỏi xem bao nhiêu HS làm đúng. HS: Trả lời bổ sung ý kiến HS: Trả lời. HS: Suy nghĩ và trả lời Dựa vào vấn đề đặt ra HS thảo luận nhóm 1 phút sau đó lên trình bày tác phẩm của nhóm. Trả lời bổ sung Đọc to, rõ, trả lời, bổ sung. - Đọc to, rõ, trả lời bổ sung Nghe, ghi nhớ I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề: * Truyện đọc: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: - Hai bàn tay trắng - Không sợ khó khăn, gian khổ. * Nhận xét: Bác Hồ có tính tự lập cao. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là tự lập (3') - Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình. - Không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 2. Biểu hiện của tính tự lập (9’) - Tự tin - Chủ động, sáng tạo trong công việc. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì. - Dám nghĩ, dám làm, vượt khó vươn lên. * Trái với tự lập: ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 3. ý nghĩa của tính tự lập: (3') - Giúp con người thành công trong công việc. - Người có tính tự lập được mọi người kính trọng. 4. Phương hướng rèn luyện: (3') - Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. - Cần rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc. III. Luyện tập 1) Bài tập 1 SGK 2) Bài tập 2 SGK IV. Củng cố - Dặn dò 1. Củng cố: chơi trò chơi: Miếng ghép bí ẩn. 1. Câu nói “Các Vua Hùng..” được Bác Hồ nói với các chiến sĩ bộ đội ở đâu? - Đền Hùng (7 ô chữ) 2. Tên một ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi? - Người Hà Nội (10 chữ) 3. Bác Hồ là biểu tượng của lối sống nào? - Giản dị (6 ô chữ) 4. Vật nào đã được Bác Hồ dùng để chống lại mùa đông giá rét ở nước ngoài? - Viên gạch hồng (12 chữ) 5. Học sinh luôn cố gắng phấn đấu, học giỏi, chăm ngoan để đạt danh hiệu này? - Cháu ngoan Bác Hồ (14 ô chữ) 6. Bác Hồ đã đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước VNDCCH ở đâu? - Quảng trường Ba Đình (17 ô chữ) 7. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã dạy học ở trường này.- Dục Thanh (8 chữ) 8. Tên của Bác Hồ khi hoạt động ở Thái Lan? - Thâu Chín (8 ô chữ) 9. Cháu bé trong bài hát “Theo chân Bác” đã hát bài hát gì: 10. Một loại cây biểu hiện cho con người Việt Nam? - Tre (3 ô chữ) Từ chìa khoá: Bến Nhà Rồng. 2. Dặn dò: - Làm BT: 3 (SGK) - Đọc trước “Đặt vấn đề” bài 11, trả lời các câu hỏi gợi ý và sưu tầm những câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài học. - Tài liệu tham khảo: Kể chuyện Bác Hồ.

File đính kèm:

  • docTu lap.doc
Giáo án liên quan