Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tạ Phương Uyên - Trường THCS Lý Thường Kiệt

A.Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức : Hs hiểu :

 - Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó .

 - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó

 - trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội . và biện pháp phòng tránh .

 2 . Về kỹ năng : Hs có kỹ năng :

 - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; . - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân ;

 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường , địa phương .

 3. Về thái độ : Hs có thái độ :

-Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ;

-Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội ;

-ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội .

B. Phương pháp:

 - Thảo luận nhóm.

 - Phân tích tình huống.

 - Tìm hiểu thực tế, liên hệ bản thân.

C. Tài liệu phương tiện

 - SGK, SGV GDCD 8

 - Tranh ảnh, băng hình về hoạt động chống TNXH.

 - Một số mẫu chuyện về tệ nạn xã hội.

 - Phiếu học tập.

D. Các hoạt động dạy học .

 1 ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số .

 2 Kiểm tra : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh .

 3. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn đó là các tệ nạn xã hội tệ nạn nguy iểm là ma tuý , cờ bạc , mại dâm .ba tệ nạn này đang làm băng hoại những giá trị đạo đức của xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng .Những tệ nạn đó dang diễn ra như thế nào ? Tác hại của nó như thế nào và cách giảI quyết nó ra sao?

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tạ Phương Uyên - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng người tốt việc tốt. + Xử lý tình huống . Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập , mất trật tự trong lớp , đánh nhau với các bạn . Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không ? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật ,vừa vi phạm đạo đức). 5- Hướng dẫn về nhà.- Học thuộc nội dung bài học - Làm các bài tập còn lại - Liên hệ nội dung đã học *********************************************************** Ngày soạn: 26/12/2010 TIấT 32 : T H NGOẠI KHểA ma tuý và tác hại của ma tuý I.MỤC TIấU 1. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu sơ lược về khái niệm ma tuý và tác hại của nó. 2. Thỏi độ. - Tránh xa ma tuý và các con đường đễ sa vào ma tuý. 3. Kĩ năng. - Hình thành cho học sinh lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý trong học đường. II. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại - Nêu và giải quyết tình huống. - Thảo luận. III. PHƯƠNG TIỆN. - Hệ thống các cõu hỏi và bài tập - Tư liệu về ma tuý. - Các câu chuyện về ma tuý. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ:(4’) 3. Bài mới: a. Vào bài(3’) Như các em đã biết hiện nay đất nước ta đã và đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó nguy hiểm nhất là tệ nạn ma tuý. Ma tuý gây hại không chỉ đến sức khoẻ của con người mà còn tác hại đến những vấn đề khác. Vậy ma tuý là gì? Tác hại của nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b. Cỏc hoạt động Hoạt động 1: (12’) Tìm hiểu khái niệm về ma tuý. Gv phát cho học sinh các tư liệu cơ bản về ma tuý, hướng dẫn các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau: ? Ma tuý là gì? ? Chất gây nghiện là gì? ? Chất hướng thần là gì? Thế nào được gọi là tiền chất? Gv cho học sinh quan sát các hình ảnh về những nhóm ma tuý thường gặp. ? Căn cứ theo nguồn gốc thì ma tuý được chia làm mấy loại? ? Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh thì ma tuý có mấy loại? GV: Hiện nay theo thống kê của LHQ có 247 chất ma tuý cần kiếm soát còn ở Việt Nam chúng ta thì quy định có 249 chất. ? Thế nào là nghiện ma tuý? ?Có thể nhận biết người nghiện qua những biểu hiện gì? H/s: -Có thể nhận biết người bị nghiện qua những biểu hiện: - Tăng liều dùng. - Có sự lệ thuộc về tâm sinh lí vào chất đó. - Nếu thiếu chất đó người nghiện sẽ có các biểu hiện như: + uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ việc gì miễn là có thuốc đẻ thoả mãn I. Những vấn đề chung về ma tuý: 1. Ma tuý là gì? - Là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành a. Chất gây nghiện: Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. b. Chất hướng thần: là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thế đẫn tới tình trạng nghiện. c. Tiền chất: Là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,sản xuất ma tuý được quy định trong danh mục do chính phủ ban hành. 2. Các loại ma tuý: a. Căn cứ theo nguồn gốc: - Nhóm được chiết xuất từ cây thuốc phiện. - Nhóm được chiết xuất từ cây côca - Nhóm được chiết xuất từ cây cần sa - Nhóm được sản xuất từ các tiền chất, hợp chất. b. Căn cứ vào sự tác động lên hệ thần kinh: - Ma tuý gây ức chế thần kinh. - Ma tuý kích thích thần kinh. - Ma tuý gây ảo giác. 3. Nghiện ma tuý: - Là trạng thái nhiễm độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần chất ma tuý nào đó. Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu tác hại của ma tuý. ? Theo em một người khi sa vào con đường nghiện ma tuý thì bản thân họ có nhunữg tác hại gì? ? Trong gia đình nếu có người nghiện ma tuý theo em sẽ có những tác hại gì? ? Ma tuý có tác hại gì đối với xã hội? II, Tác hại của ma tuý 1. Tác hại đối với cá nhân, gia đình người nghiện: a. Đối với người nghiện: + ảnh hưởng tới sức khoẻ,rối loạn tâm sinh lí, tai biến do tiêm chích, dễ lây nhiễm HIV,... + ảnh hưởng tới nhân cách: giảm sút nhân cách, luôn thấy cuộc đời bế tắc,u sầu, bi quan, sống không mục đích, thường xuyên xung đột với gia đình, lang thang, bụi đời.. b. Đối với gia đình: - ảnh hưởng lớn đến kinh tế và hạnh phúc gia đình 2. Tác hại đối với xã hội: - ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh xã hội. - ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế... 4. Củng cố:(5’) GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi giải ô chữ về ma tuý. 5. Dặn dò:(2’) - Chuẩn bị cho ngoại khoá tiết 2. ******************************************** Ngày soạn: 26/12/2010 TIẾT 33 : T H Ngoại khoá các vấn đề địa phương I.MỤC TIấU 1. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu sơ lược những vấn để của địa phương nơi mình sinh sống như những thành tựu đã đạt được hay những khó khăn phải trải qua. 2. Thỏi độ. - Thực hành các tình huống có thể sẽ gặp ở địa phương. 3. Kĩ năng. - Biết tránh xa các tệ nạn xã hội ở địa phương. II. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề.. - Thảo luận. III. PHƯƠNG TIỆN. - Hệ thống các cõu hỏi và bài tập - Tình hình về địa phương trong những năm qua và thời gian tới.. - Các tình huống.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ:(4’) 3. Bài mới: a. Vào bài(3’) Đất nước ta đã và đang ngày càng đổi mới. Chính nhờ sự đổi mới mà chúng ta có được những thành tựu như ngày hôm nay.ở địa phương chúng ta cũng không nằm ngoài sự phát triển của xã hội, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển dịa phương mình còn gặp không ít những khó khăn. Vậy những khó khăn đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu. b. Cỏc hoạt động Hoạt động 1: (12’) Tìm hiểu những vấn đề của địa phương.. Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi: ? Theo sự đánh giá của em thì hiện nay địa phương có những thay đổi gì? H/s: - Đời sống của người dân được nâng cao. - Các công trình điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang sạch đẹp hơn trước... - Hầu hết trẻ em trong vùng đến tuổi đều được đi học. - Trong sản xuất bà con nông dân đều đã chú trọng đến năng suất... ? Vậy theo em những thay đổi trên là do đâu? GV: Không chỉ có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương mà dịa bàn xã ta còn được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các dự án do nước ngoài tài trợ để xây dựng CSVC. Ví dụ như trường học, trạm y tế... ? Theo em ở địa phương ta có gặp những khó khăn gì? ? Biện pháp để khắc phục khó khăn? H/s: - Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác, Cần có các buổi tập huấn về nâng cao trình độ cho các cán bộ địa phương. Thu hút đầu tư của các dự án... 1. Tình hình của địa phương: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong phát triển làm ăn kinh tế, xoá đói giảm nghèo. b. Khó khăn: - Nguồn vốn tập trung cho sản xuất còn thiếu. - KHKT chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất. - Cơ cấu kinh tế đang ở mức nhỏ, lẻ, chưa phát triển. Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu tình hình an ninh trật tự ở địa phương.. ? Tình hình an ninh trật tự ở địa phương như thế nào? H/s: - Vẫn còn hiện tượng đánh bạc, trộm cắp vặt, đánh nhau, rượu chè... - Học sinh thì còn hiện tượng bỏ học để theo kẻ xấu, sa vào các tệ nạn như cờ bạc, đánh bida, chơi trò chơi điện tử... ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? H/s: - Du nhập nhiều văn hoá phẩm đồi truỵ, băng hình không lành mạnh... - Bố mẹ ít quan tâm đến con cái... - Kinh tế còn nghèo... ? Theo em là học sinh và cũng là nmhững người con của địa phương mình thì em có trách nhiệm gì? 2. Tình hình an ninh trật tự: - không xảy ra những vụ việc lớn. - ANTT luôn dược đảm bảo. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Chăm ngoan, học giỏi - Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương... 4. Củng cố:(5’) Tổ chức trò chơi sắm vai cho học sinh. Tình huống là những vấn đề ở địa phương có liên quan đến học sinh. 5. Dặn dũ:(2’) - Ôn tập các bài 1,3,12,16,18,20,21 để chuẩn bị kiểm tra học kì 2 ******************************************************** Ngày soạn: 26/12/2010 TIẾT 34 : ôn tập học kì 2 I.MỤC TIấU 1. Kiến thức. - Giúp học sinh ôn tập lại phần đạo đức và pháp luật của môn học. 2. Thỏi độ. - Có tháI độ tốt và thực hành theo những chuẩn mực xã hội và các quy định của pháp luật. 3. Kĩ năng. - Biết vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra. II. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại - Hướng dẫn - Thảo luận. III. PHƯƠNG TIỆN. - Hệ thống các cõu hỏi và bài tập - Các vấn đề cần ôn tập. - Các tình huống đạo đức và pháp luật. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ:(4’) 3. Bài mới: a. Vào bài(3’) Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong chương trình môn học. Để giúp cho các em có thể ôn lại những kiến thức cơ bản nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì 2 hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập. b. Cỏc hoạt động Hoạt động 1: (12’) Giới hạn nội dung cần ôn tập. + Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS + Bài 16: Quyền sở hửu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. + Bài: 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng +Bài 20: Hiến pháp. + Bài 21: Pháp luật. * Các câu hỏi cần ôn tập: ? So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức, pháp luật và kỉ luật? ? Tìm các câu ca dao tục ngữ liên quan đến phần ôn tập? ?... 1. Các nội dung cần ôn tập: - Nắm rỏ các khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện của các phẩm chất đạo đức. - ý nghĩa của việc Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật. - Sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật... Hoạt động 2:(10’) Giải quyết các tình huống và câu hỏi . Gv chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu 1 nhóm hỏi và nhóm kia trả lời. Các câu hỏi phải xung quanh vấn đề cần ôn tập. Sau 5 phút sẽ luân phiên đến nhóm khác hỏi và trả lời. Các câu hỏi gợi ý: ? Sống tôn trọng lẽ phải sẽ nhận được những gì? ? Cách thức Nhà nước bảo hộ quyền sở hửu hợp pháp của công dân? ? Đặc điểm khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? ? Tìm các câu ca dao tục ngữ...? 4. Củng cố:(5’) Gv yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ: ? Cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp? " Quốc hội ? Vai trò của pháp luật? ?Bản chất của pháp luật? 5. Dặn dũ:(2’) - Tìm các mẫu chuyện đạo đức và pháp luật? - Học kĩ các nội dung đã được hướng dẫn ôn tập 

File đính kèm:

  • docGA CONG DAN 8 HK2 HAY.doc
Giáo án liên quan