I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho HS một số quy định chung về đảm bảo an toàn giao thông, một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Đây là những quy định trong luật an toàn giao thông vì thế yêu cầu tất cả mọi người phải thực hiện, nếu sai thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS xử lí những tình huống đi trên đường thường gặp, biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ:
- Giúp HS tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- GV: Sưu tầm tranh, ảnh, ví dụ thực tế.
- HS: Tìm hiểu những quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (7')
H: Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ với con cháu? Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của ông bà, cha mẹ?
3. Bài mới. (3')
a. Giới thiệu bài mới.
b. Các hoạt động chủ yếu.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8- Phạm Thị Vân Khánh - Trường THCS Đại Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến bài 21.
2. Kĩ năng.
- Rèn cho HS kĩ năng bốc thăm trả lời câu hỏi và xử lí một số bài tập tình huống.
3. Thái độ.
- Giúp HS có ý thức tích cực học tập, thường xuyên ôn lại các kiến thức đã học.
II. chuẩn bị phương tiện dạy học.
GV: Bảng phụ, tình huống, câu hỏi.
HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức học kì II.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra trong tiết dạy.
3. Bài mới.(3')
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động dạy học.
hoạt động
nội dung
thầy
trò
* Hoạt động 1: Giúp HS nhắc lại toàn bộ kiến thức học kì 2.(27')
- GV: Yêu cầu HS chơi trò chơi:
" Hái hoa dân chủ."
H: Hãy kể tên những bài đã học ở học kì 2?
H: Cách trình bày? hoặc cách thức của các bài từ bài 13 đến bài 19 có sự giống nhau? Em hãy cho biết sự giống nhau đó?
H: Tệ nạn xã hội là gì? Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào? Kể tên những điều luật liên quan?
H: HIV/ AIDS là gì? Để phòng chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào? Kể tên những điều luật liên quan?
H: Pháp luật có những quy định gì để phòng ngừa, hạn chế tai nạn vũ khí, cháy nổ và cá chất độc hại?
H: Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác đối với công dân?
H: Tài sản nhà nước là gì? lợi ích công cộng là gì? Điều luật nào quy định những tài sản của nhà nước?
H: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? Kể tên điều luật có liên quan?
H: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì? Nhà nước có biện pháp gì để bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Những điều luật nào có liên quan?
H: Quyền tự do ngôn luận là gì? Nội dung của quyền này?
H: Hiến pháp là gì? Nội dung cơ bản của hiến pháp?
H: Pháp luật là gì? Đặc điểm, bản chất của pháp luật?
H: Vai trò của pháp luật?
- GV: Yêu cầu HS lên bảng bốc câu hỏi.
- GV: Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Nhận xét - Bổ sung- Kết luận toàn bài.
* Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố.(10')
+ Bài tập 1: Tình huống.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV: Nhận xét- Bổ sung.
Bài tập 2: Trắc nghịêm.
Đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng.
1. Phòng , chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của gia đình.
2. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến học tập, kinh tế, xã hội.
3. Đánh bạc, chơi đề là để có thu nhập cao.
4. HIV lây qua con đường bắt tay.
5. Sự thiếu hiểu biết, không tôn trọng pháp luật , bất chấp nguy hiểm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
6. Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm 2 quyền chiếm hữu và quyền định đoạt.
7. Cơ sở vật chất của xã hội bao gồm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
8. Bảo vệ giữ gìn bàn ghế, tiết kiệm điện, nước của HS là bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
9. Biết một người buôn bán ma túy thì khiếu nại.
10. Giám đốc cho nghỉ việc không rõ lí do thì tố cáo.
11. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.
12. Hiến pháp là luật có giá trị pháp lí cao nhất.
13. Mọi văn bản pháp luật khác không phải đưa vào Hiến pháp, không có nội dung phù hợp với Hiến pháp.
- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- GV: Nhận xét- Cho điểm - Kết luận nội dung bài học.
- HS chơi trò chơi.
- HS bốc thăm.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lên bảng làm.
I. Bài học.
1. Phòng chống tệ nạn xã hội.
- Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Những quy định của pháp luật.
* Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào.
* Nghiêm cấm vận chuyển, sản xuất, tàng trữ, mua bán, sử dụng...
- Luật phòng chống ma túy điều 3,4.
- Bộ luật hình sự điều 199.
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
3. Nghĩa vụ phòng, chống cháy, nổ và các chất độc hại.
4. Quyền sở hữu tài sản của công dân.
5. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài nhà nước và lợi ích công công.
6. Quyền khiếu lại, tố cáo của công dân.
7. Quyền tự do ngôn luận .
8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc. Do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm, thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế.
- Đặc điểm
+ Tính quy phạm phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ.
+ Tính bắt buộc.
- Bản chất.
- Vai trò.
II. Bài tập.
1. Bài tập 1.
2. Bài tập 2.
- Đáp án: 2,3,5,7,8,11,12
4. Đánh giá kết quả. (2')
Nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn bài về nhà. (3')
- Ôn lại toàn bộ kiến thức học kì 2 và các bài tập tình huống để tiết sau kiểm tra học kì.
IV. tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
**********************************************
Ngày ra đề: 16 - 4 - 2010
Ngày kiểm tra:
Tuần 35 -Tiết 35.
Kiểm tra học kì II.
I . mục tiêu bài kiểm tra.
1. Kiến thức.
- Kiểm tra việc tiư thu kiến thức của HS trong học kì 2 thông qua một số vấn đề cụ thể.
2. Thái độ: Yêu thích môn học.
3. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm bài độc lập, trình bày bài sạch sẽ, gọn gàng.
II. Nội dung.
Ngày soạn: 17 -4 -2010.
Ngày giảng: 20 - 4 -2010.
Tuần 36 - Tiết 36.
Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
(Tiết 2).
i. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được một số luật, quy định của luật giao thông đường bộ.
2. Kĩ năng:
- HS có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt luật giao thông.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sống, học tập, lao động theo hiến pháp và pháp luật.
ii. Chuẩn bị phương tiện dạy học.
GV: Giáo án, tài liệu về an toàn giao thông.
HS: Học bài, tìm hiểu về luật an toàn giao thông.
iii. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.(7')
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.(3')
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động chủ yếu.
hoạt động
nội dung
thầy
trò
* Hoạt động 1: Thông qua tình huống giúp HS biết được những việc làm đúng hoặc sai khi tham gia giao thông.(7')
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Tình huống 1: (sách an toàn giao thông)
H: Hùng vi phạm những điều nào về an toàn giao thông?
H: Em của Hùng có vi phạm gì không? Vì sao?
+ Tình huống 2:
H: Tuấn nói có đúng không? Vì sao?
H: Vậy lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
- GV: Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV: Bổ sung- Chốt.
* Hoạt động 2: Yêu cầu HS quan sát tranh.(5')
- GV: Đặt câu hỏi.
H: Nêu nội dung các bức ảnh 1,2,3,4.
H: Em hãy nhận xét những hành vi đó?
- GV: Yêu cầu HS trả lời.
- GV: Bổ sung -Chốt.
* Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học.( 8')
- GV: Đặt câu hỏi.
H: Quy tắc chung về đi đường?
H: Những quy định cho người đi xe mô tô, gắn máy?
H: Những quy định đối với người đi xe đạp?
H: Những quy định đối với người điều khiển xe thô sơ?
H: Pháp luật quy định như thế nào về an toàn giao thông đường sắt?
- GV: Bổ sung- Kết luận bài học.
* Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. ( 10')
+ Bài tập 1. Tình huống.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV: Nhận xét- Bổ sung.
+ Bài tập 2: Trắc nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV: yêu cầu HS lên bảng làm.
- GV: Nhận xét - Cho điểm - Kết luận toàn bài.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diẹn các nhóm trình bày.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lên b ảng làm.
I. Tình huống, tư liệu.
1. Tình huống 1.
- Sử dụng ô khi đi xe gắn máy.
- Em của Hùng có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, có thể gây tai nạn giao thông.
+ Tình huống 2: Tuấn nói không đúng vì: đó là hành vi phá hoại công trình giao thông.
- Đá ở đường tàu để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn. Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. Hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn.
2. Quan sát tranh.
- Đi xe bằng một bánh.
- Dùng chân đẩy xe đằng trước.
- Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại.
- Mang vác qua đường tàu.
=> Đó là những hành vi gây tai nạn giao thông.
II. Bài học.
1. Quy tắc chung về giao thông dường bộ.
- Đi bên phải đường.
- Đi đúng phần đường quy dịnh.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số quy định cụ thể.
- Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác cồng kềnh, không sử dụng ô, không mang vác vật cồng kềnh, không bám kéo, đẩy phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy.
- Người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không sử dụng ô, điện thoại di động, không đi trên hè phố, vườn hoa, công viên.
- Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá để hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hóa xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông.
3. Một số quy định cụ thể về an toàn đường sắt.
- Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở 2 phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây. Đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt. Không khai thác đá, sỏi trên đường sắt.
III. Bài tập.
1. Bài tập 1: Tình huống.
Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển giao thông vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó.
2. Bài tập 2: Trắc nghiệm.
4. Đánh giá kết quả. ( 3')
- Nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn bài về nhà. (2')
- Hộc nội dung bài học và vận dụng vào thực tế.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
*******************************************
File đính kèm:
- GDCD 8(1).doc