Giáo án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thọ Điền - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Gia Đình ( Tiếp Theo)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: HS cần nắm:

 - Hiểu ý nghĩa của những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

2. . Kỹ năng:

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.

3 Thái độ:

- Tôn trọng các thành viên trong gia đình.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục:

 - Kĩ năng tư duy phê phán .

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

- Kĩ năng kiên định trong các tình huống thể hiện trách nhiệm với gđ.

III. Hoạt động dạy – học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Lợi ích của lao động tự giác và sáng tạo? Có mấy hình thức lao động? Kể tên và cho ví dụ?

 - Trách nhiệm của HS và cho vài câu ca dao tục ngữ nói về lao động ?

3. Bài mới.

 * GV giới thiệu: Con người sống phải tuân theo quy định của pháp luật và pháp luật đưa ra những quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia đình, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học.

* Tiến trình bài dạy:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thọ Điền - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Gia Đình ( Tiếp Theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 24/11/2013 Tiết 15 Ngày dạy: 27/11/2013 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Hiểu ý nghĩa của những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. . Kỹ năng: - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. 3 Thái độ: - Tôn trọng các thành viên trong gia đình. II. Các kĩ năng cần được giáo dục: - Kĩ năng tư duy phê phán . - Kĩ năng trình bày suy nghĩ. - Kĩ năng kiên định trong các tình huống thể hiện trách nhiệm với gđ. III. Hoạt động dạy – học. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lợi ích của lao động tự giác và sáng tạo? Có mấy hình thức lao động? Kể tên và cho ví dụ? - Trách nhiệm của HS và cho vài câu ca dao tục ngữ nói về lao động ? 3. Bài mới. * GV giới thiệu: Con người sống phải tuân theo quy định của pháp luật và pháp luật đưa ra những quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia đình, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tìm hiểu nội dung bài học. ? Em hãy nêu ý nghĩa quyền và nghĩa vụ cơng dân trong gia đình? + HS: Dựa vào sgk trả lời. Thảo luận nhóm liên hệ thực tế . *GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau: -N1 (bài 1/33): Em hãy kể việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em ? (Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu ốm đau, thường xuyên thăm hỏi ông bà, mọi thành viên cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, cùng góp sức làm việc nhà)... -N2 (bài 2/33): Em sẽ ra sao nếu không có tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ? Điều gì xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ và anh chị em ? (Nếu không có tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ thì em sẽ rất buồn chán, nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình thì gia đình sẽ bất hoà, không hạnh phúc, không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình)... -N3 (bài 3/33): Theo em ai đúng, ai sai? Vì sao? Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào ? (Bố mẹ Chi đúng, vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom con cái và họ không xâm phạm quyền tự do của con, Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ, nếu em là Chi em sẽ nghe lời cha mẹ không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo hay nhà trường quản lí và Chi nên giải thích lí do cho bạn bè hiểu). -N4 (bài 4/33): Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao ? (Cả 2 bên: Sơn và cha mẹ đều có lỗi, vì Sơn đua đòi ăn chơi, còn cha mẹ quá nuông chiều buông lỏng việc quản lí em, không biết kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình để có biện pháp giáo dục Sơn). =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác – tuyên dương động viên HS và chốt lại: Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm với nhau, những điều chúng ta vừa tìm ra phù hợp với quy định của pháp luật. *GV chia bảng làm 2 phần, cho HS trao đổi bàn (2’) sau đó các em lên viết trên bảng (theo hình thức tiếp sức): Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình ? =>Hướng trả lời: “Con dại cái mang”, “Đi thưa về gửi”, “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, “Khôn ngoan... đá nhau”, “Cá không ăn muối cá ươn ... trăm đường con hư”, “Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn không dây”, “Ngày nào em bé cỏn con - ... ước ao”, “Ơn cha nặng lắm ai ơi – nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”, “Những ngọn tháp là niềm tự hào của thành phố, những con tàu là niềm tự hào của biển cả và trẻ em là niềm tự hào của con người”)... =>GV chuẩn xác kiến thức và nhận xét thái độ HS trong giờ học. Luyện tập, củng cố: *GV hướng dẫn để HS làm các bài tập còn lại ở SGK. -Gọi 2 HS (đọc – trả lời) thông tin bài 5/33, cả lớp nhận xét và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt vấn đề: Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con và phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác, còn Lâm thì vi phạm luật giao thông đường bộ. -Cho HS đàm thoại theo bài 6/33: Nếu giữa cha mẹ, con cái và anh chị em có sự bất hoà em sẽ ngăn cản không để cho mâu thuẫn nghiêm trọng, khuyên 2 bên thật bình tĩnh và giải thích để thấy đúng sai. =>GV chuẩn xác và chốt phần bài tập: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, mỗi HS phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình với gia đình và xã hội. 2. Ý nghìa - Quy đình về quyền và nghĩa vụ cơng dân trong gia đình là: + Xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc + phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam III. Bài tập 5. Đánh giá: - Sau mỗi buổi tan học, Lan thường la cà mà không chịu về nhà, thấy vậy oanh hỏi” Tại sao cậu không tranh thủ về nhà sớm” Lan nói: Về sớm để mà phải làm việc à ! - Em có suy nghĩ gì khi nghe lan nói vây? . 6. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo các nội dung, chuẩn bị giờ sau thực hành về bảo vệ môi trường. 7 Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan