I.Mục tiêu bài học:
-Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh.
- Rèn kĩ năng tự giác học bài và làm bài tập.
- Qua bài kiểm tra củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Nghiên cứu ra đề và phô tô đề bài.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III.Tiến trình dạy- học: 1)Ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
3)Nội dung bài kiểm tra:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 9 - tiết 9: kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Tiết 9.
Kiểm tra 1 tiết
I.Mục tiêu bài học:
-Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh.
- Rèn kĩ năng tự giác học bài và làm bài tập.
- Qua bài kiểm tra củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Nghiên cứu ra đề và phô tô đề bài.
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
3)Nội dung bài kiểm tra:
Phần I. Trắc nghiệm( 4 điểm):
Bài 1:Theo em, những biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?
Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh;
Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học;
Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tamg;
Bật nhác to khi đã quá khuya;
Châm chọc , chế diễu người khuyết tật;
Cảm thông chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh;
Coi thường, miệt thị những người nghèo khổ;
Lắng nghe ý kiến của mọi người;
Công kích, che bai khi người khác có sở thích không giống mình;
Bất nạt người yếu hơn mình;
Gây gổ to tiếng với người xung quanh;
Vứt rác ở nơ công cộng;
Đổ lỗi cho người khác.
Bài 2:Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình:
Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật?
Bị ngời khác rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý?
Có chuyện buồn hoặc khó khăn, rủi ro trong cuộc sống?
Có chuyện vui?
Không che giấu khuyết điểm cho em?
Đối sử thân mật với một bạn khác trong lớp?
Phần II. Tự luận(6 điểm):
Câu 1:
Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật?
Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Câu 2:
Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh? Tình bạn đó có ý nghĩa gì?
Đáp án và biểu chấm
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Bài 1:(2 điểm)
Hành vi b, c, d, e, f, h, j, k,l đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
Hành vi a, g, i thể hiện sự tôn trọng người khác vì đó là sự thể hiện lối sống có văn hoá
Bài 2: (2 điểm)
a, b :Khuyên ngăn bạn
c : Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
d: Chúc mừng bạn.
e: Không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm
f: Coi đó là chuyện bình thờng, là quyền của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó.
Phần II : Tự luận( 6 điểm)
Câu 1( 4 điểm)
a) Pháp luật và kỉ luật là:
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
.ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
- Giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động.
- Pháp luật và kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển.
.b) Học sinh cần thường xuyên tự giác thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
Câu 2:(2 điểm)
-Tình bạn trong sáng lành mạnh là tình bạn gắn bó giữa hai hoặc nhiều ngời trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hớng hoạt động, có cùng lí tởng sống, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau;chân thành tin cậy và có trách nhiệm với nhau; thông cảm đồng cảm sâu sắc với nhau
- ý nghĩa: Giúp con ngời cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
4) Củng cố kiến thức:
-GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Xem bài 9( Tìm hiểu nếp sống văn hoá địa phương)
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tuan 9.doc