Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng, Lành Mạnh

I.Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh nắm được biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh trong thực tế.

- ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh đối với con người trong cuộc sống.

- Có thái độ quí trọng tình bạn.

- Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

ã SGK, SGV lớp 8.

ã Bảng phụ, bút dạ.

ã Truyện đọc, truyện kể.

ã Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình bạn.

III.Tiến trình dạy- học:

 1)Ổn định tổ chức lớp:

2)Kiểm tra bài cũ:

 ? Câu tục ngữ nào sau đây nói về pháp luật và kỉ luật:

- Đất có lề, quê có thói.

- Phép vuathua lệ làng.

- Ăn có chừng, chơi có độ.

- Đất có thổ công, sông có thà bá.

- Tiên học lễ, hậu học văn.

- Ao có bờ, sông có bến.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng, Lành Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6. Tiết 6: Bài 6. xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh nắm được biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh trong thực tế. - ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh đối với con người trong cuộc sống. - Có thái độ quí trọng tình bạn. - Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: SGK, SGV lớp 8. Bảng phụ, bút dạ. Truyện đọc, truyện kể. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình bạn. III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: ? Câu tục ngữ nào sau đây nói về pháp luật và kỉ luật: Đất có lề, quê có thói. Phép vuathua lệ làng. Ăn có chừng, chơi có độ. Đất có thổ công, sông có thà bá. Tiên học lễ, hậu học văn. Ao có bờ, sông có bến. 3)Nội dung bài học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV: Đọc cho học sinh nghe câu ca dao: Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau Bạn bè là nghĩa trước sau Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai. GV: Để hiểu hơn về tình cảm mà câu ca dao đã đề cập đến, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề ? Đọc phần đọc vấn đề. HS: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi phần gợi ý sgk. ? Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen ? Tình bạn đó được dựa trên cơ sở nào. ? Em hãy giải thích thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh. GV: Có nhiều loại tình bạn: có tình bạn trong sáng, lành mạnh; có tình bạn lệch lạc, tiêu cực. Vậy, thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Tình bạn đó có đặc điểm cơ bản gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Thế nào là tình bạn. ? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh. HS: trả lời và ghi vào vở. ? ý nghĩa của tình bạn HS: Trả lời. GV: Nhận xét. HS: Ghi vở. Hoạt động 4:Luyện tập. HS: Làm bài tập1,2( sgk/17) GV: Phân học sinh theo nhóm để làm bài tập. Tổ 1, 2 làm bài 1. Tổ 3,4 làm bài 2. ? Học sinh đứng tại chỗ trả lời tứng ý. ? Học sinh khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét. HS: Làm vào vở. I.Đặt vấn đề. - Tình bạn giữa Mác và Ăng- ghe: + Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ nhau. + Thông cảm sâu sắc với nhau. + Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động. - Tình bạn giiữa Mác và Ăng- ghe dựa trên cơ sở: + Đồng cảm sâu sắc. + Có chung xu hướng hoạt động. - Có chung lí tưởng. II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là tình bạn Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhauvề sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng. 2. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Thông cảm, chia sẻ. - Tôn trọng, tin cậy, chân thành. - Quan tâm, giúp đỡ nhau. - Trung thực, nhân áI, vị tha. Trong cuộc đời này chúng ta không thể sống thiéu tình bạn bè. 3. ý nghĩa của tình bạn. Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. III. Bài tập Bài 1: Tán thành: c, đ, g. Vì đó là thể hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Không tán thành: a, b, d, e. Vì đó thể hiện tình bạn lệch lạc không trong sáng, lành mạnh. Bài 2: -Tình huống a, b: Khuyên ngăn bạn. - Tình huống c:Hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. - Tình huống d : Chúc mừng bạn. - Tình huống e: Không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm 4) Củng cố kiến thức: Khái quát nội dung bài học. 5) Hướng dẫn về nhà : - Làm bài tập 3,4 sgk. - Đọc trước bài 7. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc