I. Mục tiêu bài học:
- HS: Nắm được thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Thấy được trách nhiệm của công dân nói chung của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
- Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
ã SGK, sách GDCD lớp 8.
ã Băng hình tranh ảnh.
ã Phiếu học tập và bảng phụ.
III.Tiến trình dạy- học: 1)Ổn định ;tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các tệ nạn xã hội.
3)Nội dung bài học:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài13: Phòng,chống Tệ Nạn Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 20:
Bài13 Phòng,chống tệ nạn xã hội
I. Mục tiêu bài học:
- HS: Nắm được thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Thấy được trách nhiệm của công dân nói chung của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
- Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
SGK, sách GDCD lớp 8.
Băng hình tranh ảnh.
Phiếu học tập và bảng phụ.
III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định ;tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh các tệ nạn xã hội.
3)Nội dung bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 5: HS tìm hiểu các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
GV: Treo các qui định của pháp luật trên bảng phụ
HS: Đọc tài liệu và chuẩn bị trả lời câu hỏi.
? Pháp luật cấm hành vi nào đối với xã hội.
? Pháp luật cấm hành vi nào đối với trẻ em.
? Pháp luật cấm hành vi nào đối với người nghiện.
Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung bài học.
? Tệ nạn xã hội là gì.
? Em hãy nêu tác hại của các tệ nạn xã hội
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
? Để phòng chống các tệ nạn xã hội học sinh chúng ta cần phải làm gì.
? Em hãy kể những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở. Em có tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không?
? Kể những hình thức đánh bạc mà em biết
Hoạt động 7:Làm bài tập SGK.
Bài 6(SGK/ 37)
HS: Đọc nội dung bài tập và trả lời.
* Những qui định của pháp luật:
- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào,nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ , vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý.
Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiệm.
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm,
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ
- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích.
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em những văn hoá phẩm đồ truỵ.
- Cấm những đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển nlành mạnh của trẻ em.
II. Nội dung bài học
1.Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật. gây hậu quả xấu về mọi mặt đôí với đời sống xã hội. có nhiều tệ nạn, nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
2. Tác hại:
- ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- ảnh hưởng tinh thần và đạo đức.
- Gia đình tan nát.
- ảnh hưởng kinh tế.
- ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
- Suy thoái giống nòi.
- Gây đại dịch AIDS. Dẫn đến cái chết.
3. Học sinh làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- Lối sống giản dị lành mạnh.
- Biết giữ mình và giúp nhau không xa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo qui định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
III. Bài tập
Bài 6: Đáp án đúng là a,c,g,i,k.
4. Củng cố: Khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập còn lại SGK và xem bài 14.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2007
Ký duyệt của BGH
File đính kèm:
- Tuan 20.doc