Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 18 - Tiết 18: Thực Hành Ngoại Khoá Các Vấn Đề Địa Phương: Về Xây Dựng Nếp Sống Văn Hoá Ở Cộng Đồng Dân Cư

 I. Mục tuêi bài học:

- - HS hiểu nội dung, ý thức và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- HS phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư.

- HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 GV: Nghiên cứu tài liệu và soạn bài

 HS:Tìm hiểu các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 18 - Tiết 18: Thực Hành Ngoại Khoá Các Vấn Đề Địa Phương: Về Xây Dựng Nếp Sống Văn Hoá Ở Cộng Đồng Dân Cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Tiết 18 Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương: Về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư I. Mục tuêi bài học: - - HS hiểu nội dung, ý thức và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - HS phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư. - HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Nghiên cứu tài liệu và soạn bài HS:Tìm hiểu các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư III. Tiến trình dạy học: 1)ổn định tổ chức lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ học. 3)Nội dung bài học: GV: Phân lớp thành 4 nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí ghi chép các nội dung thảo luận của nhóm. GV: Phân công các nhóm nội dung thảo luận. Nhóm I: 1) Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở?. 2) Biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? Nhóm II: 1)Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư? 2) Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại. Nhóm III. 1)Học sinh làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. 2) Hãy tìm việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở? * Học sinh các nhóm thảo luận trong thời gian 15 phút.Sau đó nhóm trưởng các nhóm báo cáo kết quả của nhón mình. *Học sinh cả lớp góp ý kiến bổ sung. *GV: Bổ sung, đánh giá. Nhóm I: 1) Những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở? - Các gia đình giúp nhau làm kinh tế. - Tha gia xoá đói giảm nghèo. - đoàn kết giúp nhau khi khó khăn. - Động viên con cháu đến trường đi học. - Giữ gìn vệ sinh. - Đọc sách báo tuyên truyền vận động quần chúng tham gia hoạt động xã hội. - Phòng chống tệ nạn xã hội. -Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Có nếp sống văn minh. 2) Biện pháp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. - Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. - Xây dựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh, phong phú. - Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khẻo. -Xây dựng tình đoàn kết. - Giữ gìn trật tự an ninh. - Vệ sinh bảo vệ môi trường.z - Giữ gìn kỉ cương pháp luật. - Thực hiện qui ước cộng đồng dân cư. Nhóm II: 1)Cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư vì: - Cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Bảo vệ, phát triển truyền thống văn hoá, giữ vững bản sắc dân tộc. - Đời sống người dân ổn định, phát triển. 2) Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại. Xây dựng tình đoàn kết. - Giữ gìn trật tự an ninh. - Vệ sinh bảo vệ môi trường. - Giữ gìn kỉ cương pháp luật. - Thực hiện qui ước cộng đồng dân cư. *Những việc làm không góp phần xây dựng nếp sống văn hoá : - Chỉ biết lo cho cuộc sống của gia đình mình, ích kỉ, không quan tâm đến người khác - Tụ tập quán xá - Vứt rác bừa bãi - Mê tín dị đoan. - Vi phạm an toàn giao thông. * GV:Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai. GV: Đưa ra tình huống. Tình huống: * Gia đình có ông bố rượu chè, chơi đề em phải bỏ học. * Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ. HS: Chia hai nhóm nhận tình huống. HS: Tự lo kịch bản, phân vai, đối thoại. GV: Hướngdẫn HS thực hiện. GV: Nhận xét đánh giá. 4) Củng cố: Khái quát nội dung của bài. 5) Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài 10. IV.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Khánh hồng, ngày... tháng...năm2006 Ký duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc