Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thanh Loan - Tuần 24 - Tiết 23 - Bài 16: Quyền Sở Hữu Tài Sản Và Nghĩa Vụ Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác (tiết 1)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu nội dung quyền sở hữu và biết mình có quyền sở hữu những gì;

- Biết mình có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tự bảo vệ quyền của mình và không xâm phạm tài sản của người khác, của NN

3. Thái độ;

- Tôn trọng tài sản của người khác.

- Biết đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu

II- Tài liệu- phương tiện:

- SGK, SGV, THIẾT KẾ BG GDCD8 – NXB GD.

- Luật Di sản năm 2001, sửa đổi năm 2009.

- Hiến pháp 1992

- Bộ luật dân sự năm 2005; Bộ luật hình sự 1999

- Máy chiếu; Biểu bảng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thanh Loan - Tuần 24 - Tiết 23 - Bài 16: Quyền Sở Hữu Tài Sản Và Nghĩa Vụ Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24. Tiết 23 Ngày 12 tháng 2 năm 2014 BÀI 16 – QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1) Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS hiểu nội dung quyền sở hữu và biết mình có quyền sở hữu những gì; Biết mình có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Kĩ năng: Biết cách tự bảo vệ quyền của mình và không xâm phạm tài sản của người khác, của NN Thái độ; Tôn trọng tài sản của người khác. Biết đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu Tài liệu- phương tiện: SGK, SGV, THIẾT KẾ BG GDCD8 – NXB GD. Luật Di sản năm 2001, sửa đổi năm 2009. Hiến pháp 1992 Bộ luật dân sự năm 2005; Bộ luật hình sự 1999 Máy chiếu; Biểu bảng. Các hoạt động: ÔĐTC. Lớp 8A 8B 8C 8D Vắng KT 15’ Kiến thức. + HS nắm được 1 số qui định của PL về phòng chống TNXH, lây nhiễm HIV/AIDS và phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Kĩ năng. + Có kĩ năng sống để không sa vào các TNXH, không bị lây nhiễm HIV, phông bị tai nạn thương tích do vũ khí, chất cháy, chất nổ và chất độc hại. Thái độ. + Tích cực tham gia phòng ngừa các TNXH, lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động nhằm tuyên truyền mọi người không đốt pháo , không sử dụng các bình gas mini đã cũ Đề bài: Câu 1. Để phòng chống TNXH, PL nước ta qui định như thế nào? Thấy bạn trong lớp đang dùng tiền mừng tuổi để chơi bài ăn tiền, em sẽ làm gì? Câu 2. HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào?Để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, PL nước ta qui định về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS như thế nào? Câu 3. Em sẽ ứng xử như thế nào, nếu thấy: a/ Bạn em có ý định sẽ mua pháo nổ để đốt trong dịp Tết. b/Gia đình bạn đang dùng những bình gas mini đã cũ và rỉ cho bếp gas mini trong bữa tiệc. Đáp án+ biểu điểm: Câu 1. 5 điểm Nêu đúng những qui định của PL đối với các hành vi đánh bạc, mại dâm, các hành vi liên quan ma tuý bao gồm cả đối tượng trẻ em. 4đ. Liên hệ : 1 đ. Câu 2. 3 điểm Nêu đúng các con đường lây truyền cơ bản : 1đ Nêu đúng nội dung về quyền và trách nhiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS: 2 đ Câu 3: 2 điểm. a/ Khuyên bạn và chỉ ra tính chất nguy hiểm của việc đốt pháo nổ không kiểm soát => vi phạm các qui định của NN về Phòng chống tai nạn vũ khí b/ Khuyên và ngăn không cho GĐ bạn sử dụng loại bình gas chỉ sử dụng 1 lần. Bài mới: *Giới thiệu chủ đề bài mới. GV chiếu 1 số hình ảnh về các tài sản có chủ sở hữu. ?Theo em vì sao phải đăng kí xe máy, ô tô? HSTL GVKL và vào bài=> quyền sở hữu tài sản. *Nội dung mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung trọng tâm Hoạt đông 1. Tìm hiểu nội dung phần ĐVĐ GV chiếu TH 1/SGK/Tr44 HS đọc. HS thảo luận nhóm bàn và báo cáo KQ GV chiếu bảng kết quả Quyền giữ gìn bảo quản xe Quyền sử dụng xe để đi Quyền bán, tặng, cho người khác mượn. Người chủ chiếc xe máy x x x Người trông xe máy x Người mượn xe máy x x GVKL: Người chủ chiếc xe máy có đầy đủ cả 3 quyền với chiếc xe của ông ta bởi ông ta là chủ sở hữu chiếc xe và có quyền sở hữu với chiếc xe đó. Quyền sở hữu bao gồm cả 3 quyền; sử dụng; giữ gìn- bảo quản; bán, tặng, cho thuê, cho mượn. GV yêu cầu HS đọc TH 2/SGK/ Tr 45 ?Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Tại sao? Không. Vì: theo Điều 7. Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân. (Trích Luật di sản văn hoá năm 2001) Điều 14 Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá; 2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá; 3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; 4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; GVKL. Như vậy, CD có quyền sở hữu tài sản, nhưng cũng có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Với các DSVH mà không rõ chủ sở hữu đều thuộc sở hữu toàn dân do NN chịu trách nhiệm quản lí. Đặt vấn đề. Tình huống 1. CD có quyền sở hữu tài sản. Tình huống 2. DSVH phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu là ai thì thuộc sở hữu toàn dân Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. ?Quyền sở hữu tài sản của CD là gì? Quyền của công dân với tài sản của mình. GV: SP của thiên nhiên hay các đồ vật, vật dung trong đời sống, XH thuộc về ai, tổ chức nào. Người nào, tổ chức nào có quyền và có những quyền gì đối với chúng. Để trả lời câu hỏi đó người ta đề cập đến quyền sở hữu Quyền sở hữu là quyền Dân sự cơ bản của CD được ghi nhận trong điều 58- HP 1992 và điều 164 BLDS năm 2005. ?Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào? Điều 164. Quyền sở hữu- BLDS 2005 Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. ??Quyền chiếm hữu là gì? Điều 182. Quyền chiếm hữu Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. ??Quyền sử dụng là gì? Điều 192. Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. ??Quyền định đoạt là gì? Điều 195. Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Điều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. ?Khi nào người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản? Điều 198. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Người được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu. ?CD có quyền sở hữu những gì? Điều 212. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân 1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân. Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị. 2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà PL quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân. Nội dung bài học. Quyền sở hữu tài sản của CD là gì? là quyền của CD đối với tài sản cụ thể nào đó đang tồn tại trong cuộc sống. Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tài sản thuộc sở hữu của CD Củng cố(2’) ?Quyền sở hữu tài sản của CD bao gồm những quyền nào? Quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao? ?CD có quyền sở hữu những gì? HDHT Nắm vững nội dung bài học. Tìm hiểu về việc thực hiện quyền sở hữu tài sản ở địa phương. Xem trước nội dung bài còn lại.

File đính kèm:

  • docxTuần 24. GD8.docx