I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nắm được những qui định thông thường của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và các chất độc hại.
- Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa tai nạn trên.
- Nhận biết được các hành vi VP qui định của nhà nước về phòng ngừa các tịa nạn trên.
2. Kĩ năng:
- Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của NN về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
II. Tài liệu- phương tiện:
- SGK, SGV GDCD 8 – NXB GD
- Sổ tay kiến thức pháp luật.
- Câu chuyện và tình huống PL 8
- Biểu bảng về nguyên nhân gây cháy và tình hình cháy.
- Phiếu tư liệu.
- Máy chiếu đa năng.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Nguyễn Thanh Loan - Tuần 23 - Tiết 22 - Bài 15: Phòng Ngừa Tai Nạn Vũ Khí Cháy Nổ Và Các Chất Độc Hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23. Tiết22 Ngày 25 tháng 01 năm 2014
BÀI 15
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
Nắm được những qui định thông thường của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và các chất độc hại.
Phân tích được các biện pháp nhằm phòng ngừa tai nạn trên.
Nhận biết được các hành vi VP qui định của nhà nước về phòng ngừa các tịa nạn trên.
Kĩ năng:
Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
Thái độ:
Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của NN về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;
Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Tài liệu- phương tiện:
SGK, SGV GDCD 8 – NXB GD
Sổ tay kiến thức pháp luật.
Câu chuyện và tình huống PL 8
Biểu bảng về nguyên nhân gây cháy và tình hình cháy.
Phiếu tư liệu.
Máy chiếu đa năng.
Các hoạt động dạy học:
ÔĐTC:
Lớp
8A
8B
8C
8D
Vắng
Kiểm tra bài cũ:
?Để phòng chống sự lây nhiễm HIV/AIDS PL nước ta qui định như thế nào?
Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
GV giới thiệu thông tin- Báo điện tử - ĐCSVN 15:12 | 05/09/2007
Kể từ khi chiến tranh kết thúc tháng 4/1975 đến nay, gần 7000 người - chủ yếu là những người dân nghèo nông thôn – đã bỏ mạng vì bom mìn tại tỉnh Quảng Trị, có hơn 2600 người đã bị thương, đa phần mất chân hoặc tay. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Quảng Trị đã có 9 vụ tai nạn bom mìn, làm chết 4 người và làm bị thương 14 người.
Theo số liệu thống kê, những sản phẩm không mong muốn và tiếp tục gây thương vong từ cuộc chiến tranh này là khoảng 350 000 tấn vật liệu chưa nổ và 3,5 triệu quả mìn sát thương vẫn còn nằm vương vãi trong lòng đất Việt Nam. Quân đội Mỹ ước tính đã sử dụng trên 15 triệu tấn bom, mìn, đạn pháo và các loại vũ khí đạn dược khác trong chiến tranh và có tới 10% trong số đó chưa phát nổ. Điều này cho thấy, hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn đang rình rập cuộc sống của nhân dân nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Quảng Trị.
Thống kê ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi nạn nhân ngộ độc do vi sinh vật tốn chừng 300.000 – 500.000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu) từ 3 – 5 triệu đồng, nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu thì còn lớn hơn nhiều.
? Em có suy nghĩ gì khi xem các thông tin trên?
HSTL tự do
GV căn cứ câu trả lời của HS để vào bài.
*Nội dung mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần ĐVĐ/SGK Tr 38.
HS đọc
HS thảo luận nhóm bàn theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
HS trả lời, nhận xét và bổ sung.
GVKL
Thông tin 1:
Tính chất nguy hiểm của các loại vật liệu nổ.
Thông tin 2:
Cháy cũng gây ra những thiệt hại.
Thông tin 3:
Những thiệt hại, nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.
(Chốt bảng)
Đặt vấn đề:
Thông tin 1
Thông tin 2:
Thông tin 3:
Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại rất nguy hiểm. Vì vậy để đảm bảo tốt nhất cho nhân dân PL cần phải có những qui định cụ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV cung cấp 1 số thông tin:
Con số do Cục Cảnh sát PCCC thống kê, Bộ Công an
Trong 6 tháng đầu năm 2009: toàn quốc xảy ra 138 vụ cháy rừng.
Trong hai năm 2011-2012, toàn quốc xảy ra 324 vụ cháy nổ ôtô, xe máy; trong đó 276 vụ cháy ôtô và 48 vụ cháy nổ xe máy.
Ngày 16/4/2013, 8 em học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ra khu vực trường bắn Núi Lửa (xã Thuận An, huyện Đắk Mil, Đăk Nông) thì phát hiện một quả đạn. Các em đã tranh nhau nhặt lên thì bất ngờ quả đạn phát nổ làm 2 em tử vong, 6 em bị thương.
ĐỜI SỐNG25/12/2013 15:23
Thống kê từ tháng 1 đến ngày 9/12/2013, toàn quốc ghi nhận 160 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.238 người mắc, 4.700 người đi viện, 28 trường hợp tử vong. Số vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc là 37 vụ (4.000 người mắc, 3.648 người đi viện, không ghi nhận trường hợp tử vong
Năm 2009, 2010 số vụ cháy lớn
Toàn quốc có:
vụ cháy 1948. (24 lớn); 2.231
chết: 62; 60;
thuong: 145; 180
thiệt hại: 500tỷ (1373ha rừng); 617 tỷ (2.543ha)
18 vụ nổ: chết 16 người, bị thwong 42 người, thiệt hại 1,3 tỷ; 29, 16, 42,
GVKL:
GV tổ chức cho HS tìm hiểu các qui định của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- GV phát phiếu tư liệu.
- HS thảo luận nhóm bàn hoàn thành bài tập 3/SGK/Tr44
KL: đáp án; a, b, d, e, g.
GVKL
Chốt kiến theo nội dung bài học.
?PL cấm những hành vi nào đối với vũ khí, chất cháy, nổ và chất độc hại?
Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
?PL qui định như thế nào đối với việc giữ, chuyên chở, sử dụng vũ khí, chất cháy, nổ và chất phóng xạ, chất độc hại?
Chỉ có những CQ, tổ chức, cá nhân được NN giao nhiệm vụ;
được đào tạo về chuyên môn và có phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các qui tắc về ATLĐ.
HS thảo luận nhóm bàn BT 4/SGK Tr 44
HS trả lời
TH a, b, c khuyên mọi người không đùa, nghịch và có những hành vi gây nguy hiểm cho mọi người.
TH 4 báo cho người lớn, cơ quan chức năng biết để kịp thời có biện pháp xử lí.
GVKL (chốt ND 3 bài học)
Tự giác nâng cao kiến thức, hiểu biết;
Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt nội dung;
Tố cáo các hành vi VPPL về ND
Nội dung bài học:
Thực trạng các loại vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại đã và đang gây ra nhiều thiệt hại trong đời sống nhân dân.
Một số qui định của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Trách nhiệm của CD- HS
Hoạt động 3: Luyện tập
?Em sẽ làm gì nếu thấy một người mới phun thuốc trừ sâu cho rau đã hái đem bán?
Hành vi mới .đã đem bán là hành vi rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc cho người ăn.
Xử lí:
Ngăn cản không hái, đã hái -> không bán;
Giải thích để người hái ra hiểu tính chất nguy hiểm của hành vi và cho biết đó là việc làm trái QĐ PL;
Nếu không ngăn được thì báo cho CQCN có thẩm quyền;
Nói cho mọi người về rau đó không an toàn.
TH?Tùng nhặt được một khẩu súng thể thao không biết của ai để quên trên rẫy. tùng mang đến chòi trên rẫy của gia đình bạn để chơi. Không may, trong lúc nô đùa Tùng làm súng cướp cò, đạn xuyên vào một người, làm người đó bị thương.
?Tùng có VPPL không?Nếu có đó là vi phạm gì?
Tùng có VPPL.
VP qui định của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí. =>Vũ khí là của QG không ai có quyền chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua, bán hoặc chiếm đoạt.
Tất cả những vũ khí- bất kể có từ nguồn nào đều phải được kê khai, nộp cho nhà nước. Tùng vi phạm vì nhặt được súng không nộp cho CQCN mà tự ý giữ súng, mang đi chơi và gây tai nạn.
Bài tập.
Củng cố:
GV chiếu câu chuyện:
Đừng đùa với tử thần/ CÂU CHUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG PL 8/ Tr 37
?Nguyên nhân của vụ tai nạn trên là gì?
Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Em hãy nhận xét hành vi của nhân vật Lùng?
VPPL, cố ý tàng trữ vũ khí trái phép=> bị xử theo BLHS
?Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Vũ khí, các chất gây cháy, gây nổ, các chất độc hại luôn mang đến sự nguy hiểm cho mọi người. Vì vậy, chúng ta cần tuân thủ đúng những qui định của PL.
Hướng dẫn học tập:
Hoàn thiện bài tập vào vở.
Học thuộc nội dung bài học.
Điều tra tình hình sử dụng pháo hoa của các hộ dân trong thôn qua dịp Tết Nguyên Đán, thăm dò tính an toàn của các nhà buôn bán gas, xăng dầu trên địa bàn xã và thực trạng việc sử dụng các loại nước tẩy rửa trong gia đình. (Phần thực trạng trong gia đình có thể tham khảo sách Kĩ năng sống- môi trường)
PHIẾU TƯ TIỆU
File đính kèm:
- Tuần 23. GD 8.docx