1. MỤC TIÊU :
1.1/ Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
-Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải .
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
1.2/. Kỹ năng :Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải .
1.3/ Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải .
-Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải , làm trái đạo lí của dân tộc .
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
-Một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải .
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
3. CHUẨN BỊ :
3.1/.GV : Phiếu học tập, những mẫu chuyện có nội dung liên quan đến bài.
3.2/.HS : Đọc trước bài ở nhà .
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện :Nắm sỉ số học sinh,sơ đồ chổ ngồi .
4.2/Kiểm tra miệng : kiểm tra sách vỡ của học sinh .
4.3/Tiến trình bài học :
Giới thiệu bài :Sống trung thực dám bảo vệ những đđiều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những đđiều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giảiđđáp những thắc mắc đó.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Ngô Thị Huyền - Bài 1 : Tôn Trọng Lẽ Phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 Tiết : 1
Ngày dạy :24/8/2013
BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
1. MỤC TIÊU :
1.1/ Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
-Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải .
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
1.2/. Kỹ năng :Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải .
1.3/ Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải .
-Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải , làm trái đạo lí của dân tộc .
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
-Một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải .
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
3. CHUẨN BỊ :
3.1/.GV : Phiếu học tập, những mẫu chuyện có nội dung liên quan đến bài.
3.2/.HS : Đọc trước bài ở nhà .
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện :Nắm sỉ số học sinh,sơ đồ chổ ngồi .
4.2/Kiểm tra miệng : kiểm tra sách vỡ của học sinh .
4.3/Tiến trình bài học :
Giới thiệu bài :Sống trung thực dám bảo vệ những đđiều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những đđiều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giảiđđáp những thắc mắc đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .( 10 PHÚT)( Kĩ năng trình bày suy nghĩ )
GV : Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK .
?Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
?Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ?
?Trước sự việc đó quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì ?
? Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
Thảo luận 2 phút :
Nhóm 1:Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào?
Nhóm 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Nhóm 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, 2 hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn?
( Câu hỏi dành cho HS giỏi)
HS : Các nhóm cử đại diện lên trình bày .
HS : Nhóm khác bổ sung .
GV Nhận xét : Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội ? điều đó thể hiện đức tính gì ?
HOẠT ĐỘNG 2. ( 20 phút)- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .( tt)
-Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải .
-Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
? Vậy theo em thế nào là lẽ phải ?
Gv : Yêu cầu học sinh lấy ví dụ những hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải – không tôn trọng lẽ phải.( Phân tích so sánh )
VD :- Vi phạm luật giao thông .
- Vi phạm nội quy trường học .
“ Gió chiều nào che chiều ấy ”
?Đó có phải là lẽ phải không ? Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
HS:Không phải là lẽ phải.
?Tôn trọng lẽ phải là gì ?
HS:-> Không chấp nhận và không làm những việc sai trái -> đó là sự tôn trọng lẽ phải.
Liên hệ : Kể các phẩm chất đã học liên quan đến tôn trọng lẽ phải (GDCD ).
? Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào ?
HS:Biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Qua thái độ,lời nói,cử chỉ,hành động=>là phẩm chất cần thiết của mỗi người góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.
? Vậy qua phần tìm hiểu trên theo em tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình)
Tóm lại :Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau .Là phẩm chất cần thiết của mỗi người ,góp phần làm cho XH trở nên lành mạnh ,tốt đẹp hơn . Mỗi học sinh cần phải học tập và rèn luyện mình để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp .
GV : Đọc cho học sinh nghe truỵện “Vụ án trái đất quay” .
Trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.
Đội 1:Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
+ Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .
+ Phê phán việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích , đánh giá ý kiến hợp lý.
+ Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .
Đội 2 :Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
+ Làm trái quy định của pháp luật
+ Vi phạm nội quy trường học
+ Thích việc gì thì làm
+ Không dám đưa ra ý kiến của mình
+ Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy
GV: Nhận xét đánh giá tuyên dương .
GV:Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiều hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải.
?Theo em chúng ta có thể làm gì ngay từ bây giờ? ( Câu hỏi dành cho HS yếu)
HS: * Biện pháp rèn luyện:
+ Chấp hành nội quy trường, lớp.
+ Bảo vệ môi trường .
+ Chấp hành luật lệ giao thông.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Giữ gìn phẩm chất đạo đức.
Bài tập 6/SGK:Theo em học sinh làm gì để tôn trọng lẽ phải?
HS: -Có thói quen và biết kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
-Phân biệt các hành vi trong cuộc sống hằng ngày.
-Học tập gương và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
-Phải sông trung thực thật thà và tôn trọng người khác
-Chấp hành tốt nội qui nơi mình sống và làm việc .
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
--> Ăn hối lộ của tên nhà giàu.
- Ức hiếp dân nghèo.
- Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.
-> Xin tha cho tri huyện.
-> Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp.
- Cắt chức Tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng lõa việc xấu.
- Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ,chứng tỏ ông là một người dũng cảm ,trung thực ,dám đấu tranh đến cùng để bảovệ chân lí,lẽ phải,không chấp nhận những điều sai trái .
Tình huống 1: - Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.
Tình huống 2: - Em phải thể hiện thái độ thờ ơ không đồng tình của em với hành vi đó.Phân tích cho các bạn thấy tác hại của của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không làm như vậy nữa .
Tình huống 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.
=>Cả 3 cách xử sự trên đều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .Đó là biểu hiện của lẽ phải . Đó là cách ứng xử phù hợp đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức mà còn phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật ,bảo vệ lẽ phải, phê phán những hành vi sai trái.......
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Lẽ phải:là những điều được coi là đúng đắn ,phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội .
- Tôn trọng lẽ phải: là công nhận và ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ,biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm những điều sai trái.
2. Ý nghĩa :Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp ,làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội ,góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
4.4/Tổng kết:
*Làm bài tập 1 SGK trang 3?( Phương pháp xử lí tình huống .)
HS : Lựa chọn ý kiến (c )
Vì lắng nghe ý kiến của bạn , tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
*Làm bài tập 2 SGK/4.
HS: Lựa chọn cách ứng xử (c ).Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn ,giúp đỡ bạn lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa .
*Làm bài tập 3 SGK/4 .
HS: Hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải là :
a.Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống ,làm việc và học tập .
c. Phê phán những việc làm sai trái .
e. Lắng nghe ý kiến của mọi người ,nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
4.5/Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết này :
- Học bài ,làm bài tập 4,5,6 sgk .
-Ghi chép bài đầy đủ
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
-Xem chuẩn bị bài 2 :Liêm khiết .
-Đọc kỉ phần đặt vấn đề gạch chân các ý chính của câu chuyện kể .
5/PHỤ LỤC:
* Tài liệu tham khảo
Truyện đọc: Vụ án "Trái đất quay"
Tục ngữ: - Gió chiều nào xoay chiều ấy.
- Dĩ hoà vi quý.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
-Thật vàng không sợ lửa .
-Điều gì không rõ thì không nên thừa nhận .(Descartes.)
File đính kèm:
- TIET 1GDCD 8.doc