I - MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2. Kỹ năng.
-Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi các dân tộc khác .
- Biết tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp.
- Học tập và nâng cao hiểu biết và tích cự tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
3. Thái độ.
- Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác có nhu cầu tìm và học tập ở các dân tộc khác.
II-TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN.
- SGK, SGV, GDCD lớp 8
- - Giấy A0 , bút dạ.
III - PHƯƠNG PHÁP.
- Thảo luận nhóm , đàm thoại.
- Làm bài tập cá nhân.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hoạt động chính trị - xã hội của lớp, trường và địa phương em
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Đỗ Thanh Nam - Tiết 8 - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Giáo dục công dân
Soạn ngày 19 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: 21 tháng 10 năm 2009
Giáo viên thực hiện: Đỗ Thanh Nam
Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Tân
Tiết 8 : Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
I - Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2. Kỹ năng.
-Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi các dân tộc khác .
- Biết tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp.
- Học tập và nâng cao hiểu biết và tích cự tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
3. Thái độ.
- Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác có nhu cầu tìm và học tập ở các dân tộc khác.
II-Tài liệu phương tiện.
SGK, SGV, GDCD lớp 8
- Giấy A0 , bút dạ.
III - Phương pháp.
Thảo luận nhóm , đàm thoại.
Làm bài tập cá nhân.
IV - Các hoạt động dạy học .
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Nêu những hoạt động chính trị - xã hội của lớp, trường và địa phương em
Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
Trong xu hướng chung của thế giới, hội nhập và phát triển là hướng đi chung của tất cả các nước trong đó có Việt Nam chúng ta. Trong quá trình hội nhập ấy tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là yêu cầu cần thiết trong thời đại ngày nay. Vậy tông trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào thì bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu.
GV: mời 1 HS đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề
? Vì sao Bác Hồ của chúng ta được UNESCO công nhận là doanh nhân văn hóa Thế giới?
? Em hãy lấy một vài VD mà Việt Nam đã đóng góp cho nền văn hoá thế giới
? Lý do quan trọng nào giúp nề kinh tế Trung Quốc trổi dậy mạnh mẽ ?
? Nước ta dã tiếp thu những thành tựu nào của thế giới? nêu ví dụ.
? Qua phần tìm hiểu các thông tin trên em rút ra được bài học gì .
GV: Để hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khá thì chúng ta tìm hiểu phần II của bài
? em hiểu thế nào là học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác
GV: Để hiểu rõ vì sao chúng ta cần phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.
- Cả lớp sẽ thảo luận những vấn đề sau
GV: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi được ghi trên giấy A0 và phiếu học tập
Nhóm 1:Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì của các dân tộc khác ?
Nhóm 2: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
(HS: Nhóm 1 và nhóm 2 trả lời).
? Vậy tiếp thu và học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa như thế nào ?
GV: Đây chính là nội dung bài học 2
Nhóm 3: Để học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần phải làm gì?
GV: Phần trả lời của nhóm 3 chính là nội dung của bài học 3.
Nhóm 4: Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ?
GV: Để củng cố nội dung bài học chúng ta chuyển sang phần bài tập
GV hướng dẫn cho học sinh làm BT4 Tr 22 SGK.
HS làm bài tập 4.
I. Đặt vấn đề
Thông tin: 1, 2, 3
- Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm, đấu tranh, tìm đường cứu nước.
- Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của dân tộc.
- Góp phần vào đấu tranh chung của dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
- Đóng góp của Việt Nam: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An , vịnh Hạ Long , Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn Quốc gia phong nha Kẻ Bàng , nhã nhạc cung đình Huế.
Ngoài ra còn có văn hoá ẩm thực 3 miền, áo dài Việt Nam, dân ca quan họ Bắc Ninh , ca trù v.v.
- Những thành tựu mà Trung quốc đạt được:
Mở rộng quan hệ vào học hỏi kinh nghiệm các nước khác.
Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng .
Hợp tác với các nước khác.
- Nước ta đã tiếp thu những thành tựu KH - KT của thế giới: Máy tính, điện tử, viễn thông, máy móc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Trên các lĩnh vực Y tế, văn hoá, giáo dục v.v.
-> Phải biết tôn trọng và học các dân tộc khác.
II. Nội dung bài học
1. Tông trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, Lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc ; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
2. Mỗi dân tộc đề có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, Nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu.
Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng tiếp thu và phát triển.
Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
3. Chúng ta cần phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
Học sinh tự trình bày suy nghĩ.
III. Bài tập:
Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây ? Vì sao ?
a. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh;
b. Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới;
c. Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không thích xem phim, truyện của Việt Nam;
d. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng đụng ở Việt Nam ;
đ. Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam ;
e. Không xem nghệ thuật dân tộc Việt Nam ;
g. Không xem nghệ thuật của các nước khác;
h. Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài
Giáo viên kết luận toàn bài.
Dân tộc Việt Nam tự hào với nền văn hoá của mình đồng thời cũng biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để ngày càng phát triển hơn, vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta càng học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc mình nói chung và các dân tộc khác nói riêng để ngày càng hoàn thiện bản thân.
4. Dặn dò:
- Làm bài tập còn lại trong SGK.
- Xem bài 9.
5. Đánh giá rút kinh nghiệm:
Nhóm 1:Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì của các dân tộc khác ?
Nhóm 2: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Nhóm 3: Để học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần phải làm gì?
Nhóm 4: Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ?
File đính kèm:
- GA GDCD (L8) Thanh Tan.doc