Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - cả năm

 A . MỤC TIÊU :

 1. Về kiến thức :

 - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải ,những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .

 - Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải .

 2. Về thái độ:

 - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luuyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .

 3. Về kỹ năng :

 - Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .

 - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .

 B. PHƯƠNG PHÁP

 Thảo luận nhóm, Giải quyết vấn đề, đàm thoại, giảng giải.

 C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 -GV : SGK, SGV,phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài, bảng phụ.

 - HS : Đọc trước bài ở nhà .

 D.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 1. Ổn định tổ chức :8a: 8b: .

 2. Kiểm tra .

 3. Bài mới :

 

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2 Bài tập 2 Nhóm 3 Bài tập 3 II. Nội dung bài học: 3. Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí, giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. 4. Vai trò của pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – văn hoá xã hội, là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. III. Bài tập: - Bài tập 1. + Hành vi đánh nhau là hành vi vi phạm pháp luật. Còn các hành vi kia là hành vi kỷ luật. + GV chủ nhiệm và nhà trường có quyền xử lý những vi phạm của Bình theo quy định. - Bài tập 2. + Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn không có kỷ cương nề nếp + Nhà trường như một xã hội thu nhỏ nên phải có nội quy để quản lý, Những nội quy này bắt buộc mọi học sinh phải thực hiện. Nếu không có nội quy thì nhà trường sẽ không có nề nếp, kỷ cương đ chất lượng dạy học không đảm bảo - Bài tập 3. a. Anh em như thể tay chân Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. b. Cơ sở thực hiện thuộc về đạo đức làm người. Nếu không thực hiện sẽ bị lương tâm cắn dứt, xã hội lên án, dư luận chê cười. 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học - Nhận xét, xếp loại giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm bài tập 4. Ngày soạn: Ngày dạy: tiết 32 ôn tập I. Mục tiêu bài giảng: - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. - Rèn cho học sinh kỹ năng học bài logíc, nhớ lâu, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. - Giáo dục các em tư tưởng yêu thích môn học. II. Phương tiện thực hiện: - Thầy: Giáo án, câu hỏi ôn tập, đáp án. - Trò: Học bài, chuẩn bị ôn tập. III. Cách thức tiến hành Vấn đáp, thảo luận, liệt kê, hệ thống IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ. 3. Giảng bài mới: ? Thế nào là tệ nạn xã hội. ? Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống tệ nạn xã hội. ? Em hiểu gì về HIV/ AIDS. ? Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống HIV/ AIDS. ? Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì. ? Pháp luật là gì. ? Pháp luật có đặc điểm gì. ? Pháp luật có bản chất gì. ? Vai trò của pháp luật trong đời sống. 1.Tệ nạn xã hội là gì? - Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. VD: Cờ bạc, ma tuý, mại dâm * Pháp luật quy định: - Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc - Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý. - Cấm mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm - Sống giản dị, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật 2.HIV/ AIDS là gì? - HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV. * Quy định của Pháp luật về việc phòng chống HIV/ AIDS: + Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây nhiễm HIV/ AIDS để bảo vệ mình, gia đình và xã hội. + Người nhiễm HIV/ AIDS có quyền giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/ AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện biện pháp phòng chống lây nhiễm ra cộng đồng. 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì? - Quyền tố cáo là quyền cuả công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích nhân dân. - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật khi cho rằng quyết định đó là sai. 4.Pháp luật là gì? - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Đặc điểm: + Tính quy phạm phổ biến. + Tính xác định chặt chẽ. + tính bắt buộc, cưỡng chế. - Bản chất: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. - Vai trò: Là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 4. Củng cố bài: - Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập. - nhận xét giờ ôn tập. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo hệ thống câu hỏi ôn tập. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II. Ngày kiểm tra: Tiết 33 Kiểm tra học kỳ Ii Kiểm tra đề của nhà trường Ngày soạn: Ngày dạy: tiết 34 + 35 Thực hành ngoại khoá tìm hiểu luật an toàn giao thông I. Mục tiêu bài giảng: - Giúp học sinh nắm chắc, sâu về luật an toàn giao thông. - Có ý thức bảo vệ các công trình đường giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo Hiến pháp và Pháp luật. II. Phương tiện thực hiện: - Giáo án, tài liệu về ATGT, một số biển báo GT. - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới. III. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình. IV. Tiến trình bài giảng: TIếT 1 1. ổn định tổ chức: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò, bản chất của pháp luật Việt Nam? 3. Giảng bài mới: - Kể tên các loại đường giao thông Việt Nam? - Quy tắc chung dành cho những người tham gia giao thông là gì? - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì? - Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa gì? - Em hiểu gì về hệ thống đèn tín hiệu? - Hệ thống biển báo giao thông gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào? - GV giới thiệu cho HS nhận biết từng nhóm biển về hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của chúng 1. Hệ thống giao thông Việt Nam: - Đường bộ - Đường thuỷ - Đường không - Đường sắt - Đường ống (hầm ngầm) 2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ a. Quy tắc chung: - Đi bên phải mình - Đi đúng phần đường quy định - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông. - Chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh điều khiển, xuất trình ngay giấy tờ khi được kiểm tra. b. Hệ thống báo hiệu đường bộ: Gồm: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. - Hiệu lệnh của cảnh sát: Điều khiển giao thông trong những giờ cao điểm đảm bảo giao thông thông suốt. VD: Khi người cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng ( mọi người phải dừng lại ). - Đèn tín hiệu: + Đèn xanh: được đi + Đèn đỏ: Cấm đi + Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, mọi người dừng trước vạch. + Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý. - Hệ thống biển báo giao thông Gồm 5 nhóm: + Biển báo cấm + Biển báo nguy hiểm + Biển hiệu lệnh + Biển chỉ dẫn + Biển phụ 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học - Nhận xét, xếp loại giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu thêm về luật ATGT đường bộ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 1. ổn định tổ chức: 8A: 8B: 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Giảng bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ). - Học sinh đọc tình huống 1.1 ? Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông. ? Em của Hùng có vi phạm gì không? vì sao. - Học sinh đọc tình huống 1.2. ? Tuấn nói có đúng không? Vì sao. ? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào. ? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4. ? Hãy nhận xét những hành vi đó. ? Quy tắc chung về đi đường. ? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy. ? Những quy định đối với người đi xe đạp. ? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ. ? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt. - Hớng dẫn học sinh giải bài tập 2, 3. I. Tình huống, tư liệu 1. Tình huống: - Sử dụng ô khi đi xe gắn máy. - Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông. - Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt. - Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn. 2. Quan sát ảnh: - Đi xe bằng một bánh. - Dùng chân đẩy xe đằng trước. - Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. - Vác sắt qua đường tàu. + Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT. II. Nội dung bài học: 1. Quy tắc chung về giao thôngĐB: - Đi bên phải mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Một số quy định cụ thể: - Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy. - người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên. - Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông. 3. Một số quy định cụ thể về ATĐS : - Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn. - Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS . III. Bài tập: - Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó. - Bài tập 3: + Đồng ý: b, đ, h. + Không đồng ý: a, c, d, e, g, i, k, l. 4. Củng cố: Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu tiếp luật GTĐB.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD lop 8 ca nam.doc