Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác

I.MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức :

 Hs hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

 2 . Về kỹ năng :

 Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác; biết tiép thu một cách có chọn lọc; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và thamm gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 3. Về thái độ:

 Học sinh có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiểu và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác.

II. CHUẨN BỊ :

 Gv : Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học .

 Hs : chuẩn bị bài ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

1 ổn định tổ chức .

Kiểm tra sĩ số :

2 Kiểm tra :

Kiểm tra bài cũ :Nêu những ví dụ về các hoạt động chính trị xã hội của lớp trường và địa phương em ?

3 Bài mới :

 Hoạt động 1: Khởi động

 Gv : Cho hs quan sát ảnh :

 ? Miêu tả việc làm của các nhân vật trong tranh.

 ? Hình ảnh trong tranh liên quan đếnvấn đề gì ?

 Hs : Trả lời .

 Gv : Gợi đẫn hs vào bài .

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức : Hs hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 2 . Về kỹ năng : Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác; biết tiép thu một cách có chọn lọc; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và thamm gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. 3. Về thái độ: Học sinh có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiểu và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác. II. CHUẨN BỊ : Gv : Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học . Hs : chuẩn bị bài ở nhà . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . ổn định tổ chức . Kiểm tra sĩ số : Kiểm tra : Kiểm tra bài cũ :Nêu những ví dụ về các hoạt động chính trị xã hội của lớp trường và địa phương em ? Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động Gv : Cho hs quan sát ảnh : ? Miêu tả việc làm của các nhân vật trong tranh. ? Hình ảnh trong tranh liên quan đếnvấn đề gì ? Hs : Trả lời . Gv : Gợi đẫn hs vào bài . Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . Gv : gọi hs đọc phần đặt vấn đề . Hs : đọc . ?Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới ? ? Lý do quan trọng nào giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ? ? Nước ta có tiếp thu và sử dung những thành tựu mọi mặt của thế giới không ? Vd? Hs : Trả lòi Gv : Kết luận . Giữa các dân tộc cần có sự học tập kinh nghiệm lần nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm nề văn hoá nhân loại trở nên phong phú . Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao? Hs: Trả lời. ? Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? ? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Điều đó có ý nghĩa gì? ? Nên học tập các dan tộc khác ntn? lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác? Hs : trả lời . Gv : Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách có chọn lọc vì điều đó giúp cho đân tộc ta phát triển và giữ vững được bản sắc dân tộc . Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập . Bài 4 : Gv : gọi hs đọc yêu cầu bài tập . Hs : đọc . Hs : Làm bài tập Hs : Nhận xét . Gv : Kết luận bài tập đúng . 4. Củng cố – Dặn dò . Gv : Khái quát nội dung bài học Hs : học bài, làm bài tập Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết. 5. Rút kinh nghiệm : I . Đặt vấn đề . -Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới . Việt Nam có những di sản văn hoá : Cố đo Huế , Phố cổ Hội An , Vịnh Hạ Long - Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác . Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng . Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ . II. Nội dung bài học . 1.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền ,lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc . luôn tìm hiểu và tíêp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế , văn hoá , xã hội của các dân tộc , đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình . 2. Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn h oá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu, đó là vốn quý của loài người, cần được tôn trọng tiếp thu và phát triển. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giầu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. 3.Chúng ta phải tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. III. Bài tập Bài 4: Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà . Vì những nước đang phát triển tuy có thể còn nghèo nàn và lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập.

File đính kèm:

  • docGDCD 8t uan 920132014.doc