Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Bài 2: Trật Tự An Toàn Giao Thông

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

-Giải thích được một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.

2.Kỹ năng

-Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và và biết cách xử lí đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.

Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trên.

-Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học.

3.Thái độ

-Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.

II. Nội dung

-Quy tắc chung người tham gia giao thông phải đi đúng hướng đi, đúng phần đường và phải tuân theo biển báo.

Những quy định cụ thể đối với người ngồi trên xe mô tô, gắn máy, người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ và cách sắp xếp hàng hoá.

Nhận thức được khoảng cách an toàn khi đi trên đường bộ cách đường sắt. Không tạo chướng ngại vật, gây cản trở cho người và phương tiện trên đường sắt.

III. Tài liệu và phương tiện

- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh.

-Tranh ảnh, sự kiện, tình huống về an toàn giao thông (Vi phạm, tai nạn, thực hiện, )

-Giấy bút, băng dính.

IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Sửa bài kiểm tra học kì và đọc điểm cho học sinh.

3. Giới thiệu bài mới

Hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh nên có nhiều phương tiện tham gia giao thông. Muốn giao thông được an toàn thông suốt thì mọi người phải chấp hành trật tự an toàn giao thông. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó.

4. Phát triển chủ đề

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4389 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Bài 2: Trật Tự An Toàn Giao Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 NGOẠI KHOÁ Bài 2: TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. -Giải thích được một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. 2.Kỹ năng -Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và và biết cách xử lí đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trên. -Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học. 3.Thái độ -Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông. II. Nội dung -Quy tắc chung người tham gia giao thông phải đi đúng hướng đi, đúng phần đường và phải tuân theo biển báo. Những quy định cụ thể đối với người ngồi trên xe mô tô, gắn máy, người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ và cách sắp xếp hàng hoá. Nhận thức được khoảng cách an toàn khi đi trên đường bộ cách đường sắt. Không tạo chướng ngại vật, gây cản trở cho người và phương tiện trên đường sắt. III. Tài liệu và phương tiện - Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh. -Tranh ảnh, sự kiện, tình huống về an toàn giao thông (Vi phạm, tai nạn, thực hiện, ) -Giấy bút, băng dính. IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Sửa bài kiểm tra học kì và đọc điểm cho học sinh. 3. Giới thiệu bài mới Hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh nên có nhiều phương tiện tham gia giao thông. Muốn giao thông được an toàn thông suốt thì mọi người phải chấp hành trật tự an toàn giao thông. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó. 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Thảo luận qua tình huống, tư liệu. -Phát sách cho các tổ. Các tổ nhận sách. -Gọi học sinh đọc tình huống Học sinh đọc và thảo luận. N1: Cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về trật tự ATGT? óChưa đủ 18 tuổi, không giấy phép. N2: Em của Hùng có vi phạm không . Vì sao? óSử dụng ô khi ngồi trên xe máy. N3:Theo em điều Tuấn nói có đúng không? Vì sao? Sai, không lấy đất đá để đảm bảo an toàn. Lấy cho trường cũng vi phạm. N4: Việc lấy đất đá ở trường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào? Làm hư đường tàu, làm trật bánh, đổ tàu, gây tai nạn cho hành khách. Cách ứng xử của bản thân qua từng ảnh? H1:Không đi xe đạp bằng một bánh. H2: Không kéo đẩy các phương tiện khác. H3: Không sử dụng ĐTDĐ khi đang chạy xe. H4: Không khiêng vác qua đường tàu. HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học. NNgười tham gia giao thông phải đi bên nào mới đúng? Phải làm gì với hệ thống báo hiệu đường bộ.Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì? NHiệu lệnh, tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. NTheo quy định người ngồi trên xe mô tô , gắn máy không được có các hành vi nào? NNgười điều khiển xe đạp chỉ chở được mấy người? Không được có các hành vi nào? NNgười ngồi trên xe đạp không được có các hành vi nào? Mang vác vật cồng kềnh, bám kéo phương tiện khác, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. NNgười điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi như thế nào? NHàng hoá phải xếp như thế nào? NKhi đi trên đường bộ cắt đường sắt, ta phải làm gì? NNếu có phương tiện đường sắt tới phải làm gì? NĐể đảm bảo an toàn đường sắt, những hành vi nào bị nghiêm cấm? HĐ3: Luyện tập Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Liên hệ thực tế: Khi tham gia giao thông, em đi xe như thế nào? Học sinh nêu về trường hợp của mình. I.Tình huống, tư liệu II.Nội dung bài học 1.Quy tắc chung về giao thông đường bộ: Người tham gia giao thông phải đi bên phải chiều đi của mình, đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2.Quy định cụ thể: +Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy, xe đạp không: mang vác vật cồng kềnh, dùng ô, bám kéo các phương tiện khác, đứng trên yên, giá đèo hàng, ngồi trên tay lái. +Xe đạp: chở 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Không dùng ô, ĐTDĐ không đi xe đạp trong công viên. +Người điều khiển xe thô sơ đi hàng 1, đúng phần đường, hàng hoá phải xếp gọn, không gây cản trở. 3.Quy định an toàn đường sắt: Khi đi trên đường bộ cắt đường sắt phải quan sát từ 2 phía. Nếu có phương tiện đường sắt tới thì dừng cách rào chắn hay đường ray 1 khoảng cách an toàn. Không đặt chướng ngại vật, trồng cây, đặt vật cản tầm nhìn người đi đường, không khai thác cát đá sỏi trên đường sắt. III.Bài tập BT2: chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển vì trên đường có sự cố cần khắc phục. BT3: Đồng ý : b, đ, h. BT4: Quí có lỗi: điều khiển xe 2 tay, lạng lách đánh võng. Bác bán rau có lỗi vì đi bộ dưới lòng đường. 5. Củng cố -Quy tắc chung khi tham gia giao thông là gì? -Quy định đối với người ngồi trên xe mô tô, gắn máy, xe đạp? -Quy định an toàn đường bộ cắt ngang đường sắt? 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài, làm bài tập còn lại. Xem trước bài mới. Đọc phần Đặt vấn đề, trả lời câu hỏi phần gợi ý.

File đính kèm:

  • docL8 T1 Ngoai khoa An toan giao thongdoc.doc
Giáo án liên quan