I.MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
Hs hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người.
Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2 . Về kỹ năng:
Hình thành ở hs một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
3. Về thái độ:
Hình thành ở học sinh ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Gv: Sgk,Stk, bảng phụ , ảnh Lương Đình Của nghiên cứu sáng tạo ra lúa Lai năng xuất chất lượng cao .
Hs : chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1 ổn định tổ chức .
2 Kiểm tra :
Kiểm tra bài cũ : Thế nào là tự lập ? Biểu hiện của tính tự lập ? Kể những việc làm thể hiện tính tự lập của bản thân .
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Bài 11 : Lao Động Tự Giác Và Sáng Tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2013
Ngày giảng : 13/11/2013
Bài 11 : LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I.MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
Hs hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người.
Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2 . Về kỹ năng:
Hình thành ở hs một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
3. Về thái độ:
Hình thành ở học sinh ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Gv: Sgk,Stk, bảng phụ , ảnh Lương Đình Của nghiên cứu sáng tạo ra lúa Lai năng xuất chất lượng cao .
Hs : chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1 ổn định tổ chức .
2 Kiểm tra :
Kiểm tra bài cũ : Thế nào là tự lập ? Biểu hiện của tính tự lập ? Kể những việc làm thể hiện tính tự lập của bản thân .
Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động
Gv : Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Câu ca dao từ thời dân gian cho thấy : người nông dân xưa làm việc với những vật dụng hết sức thô sơ nên quá trình lao động ấy thật đắng cay và cực nhọc . Ngày nay con người đã sáng tạo ra khoa học kỹ thuật , máy móc được áp dụng trong lao động sản xuất , quá trình lao động được thay thế và năng xuất lao động tăng lên nhiều . Từ chỗ năng xuất lao động đến cao là cả một quá trình lao động tự giác của con người . Vây lao động tự giác sáng tạo là gì ? .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
Gv : gọi hs đọc tình huống trong phần đặt vấn đề .
Hs : đọc .
? Nêu nhận xét cảu mình về các ý kiến ?
Gv : Gọi học sinh đọc truyện đọc
Hs : đọc .
? Nêu nhận xét về thái độ lao động của nngười thợ mộc trước khi làm ngôio nhà cuối cùng ?
? Người thợ mộc có thái độ như thế nào khi làm ngôi nhà ?
Hs : Trả lời .
? Hậu quả của thái độ đó là gì ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học:
? Thế nào là lao động tự giác ?
? Lao động sáng tạo là quá ttrình lao động như thế nào ?
? Có cần thiết phải lao động tự giác và sáng tạo không ?
? Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa gì trong cuộc sống ?
? Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ gì trong qua trình học tập ?
Hs : Trả lời .
. Vì vậy tự giác và sáng tạo là 2 phẩm chất cần phải rèn luyện ?
Sự rèn luyện ấy có cần thiết với hs không ?
? Em đã làm gì để thể hiện sự lao động tự giác sáng tạo ?
Hs : Tự liên hệ bản thân .
? Kể một số tấm gương thể hiện lao độngtự giác sáng tạo .
Hs : Kể
? Tự lập có ý nghĩa như thế nào ?
? Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập .
Hs : Thảo luân thực hiện các bài tập 1,2,3
Hs : Nhận xét.
Gv : Kết luận bài tập đúng .
4. Củng cố – Dặn dò .
Gv : Khái quát nội dung bài học
Hs : học bài , làm bài tập còn lại
Chuẩn bị bài 12.
5. Rút kinh nghiệm :
I . Đặt vấn đề .
1. Tình huống :
- Lao động tự giác là rất cần thiết nhưng quá trình lao độngthì phảI sáng tạo thì năng xuất , hiệu quả mới cao .
- Vì học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần sự tự giác ( học tập là hoạt động lao động trí óc ) rèn luyện sự tự gíac trong học tập là điều kiện để có kết quả học tập cao.
- Học sinh rèn luyện sự tự giác sáng tạo trong lao động là cần thiết, ngoài nhiệm vụ học tập hs phải lao động giúp gia đình, tham gia phát triển kinh tế gia đình, ht là một hình thức của lao động, nếu lao động có kết quả thì sẽ có điều kiện học tập tốt.
2. Truyện đọc : Ngôi nhà không hoàn hảo
Trước dây ông đã làm việc tận tuỵ và tự giác, thực hiện nghiêm túc những quy định sản xuất nên sản phẩm làm ra đều hoàn hảo .
Trong quá trình làm ngôi nhà :
+ Không dành hết tâm trí cho công việc .
+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kỹ thuật lao động nghề nghệp và sự giám sát của lương tâm.
+ Vật liệu thì tạp nham, không được chọn lựa kỹ lưỡng.
+ Mội quy trình kỹ thuật không được thực hiện cẩn thận.
Hậu quả:
+ Thật xấu hổ.
+ Phải sống trong một ngôi nhà do chính mình làm ra, nhưng lại là một ngôi nhà không hoàn hảo.
II. Nội dung bài học .
1. Lao động tự giác là chủ động làm việc , không đợi ai nhắc nhở , không phải do áp lực từ bên ngoài
2. Lao động sáng tạo là lao độngluôn suy nghĩ cảI tiến để tìm tòi cáI mới , tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng , hiệu quả công việc .
3. Cần rèn luyện lao động tự giác sáng tạo vì sự nghiệp CNH,HĐH đất nước đang đòi hỏi có những người lao động tự giác sáng tạo .
4. ý nghĩa : Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất và năng của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả công việc sẽ được nâng cao.
5. Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập
III. Bài tập
Bài 1:
Hs : Nêu các ví dụ .
Bài 2:
Tác hại của thiếu tự giác trong học tập:
Trở nên lười nhác, học tập không đạt kết quả .
Chán nản, dễ bị bạn xấu lôi kéo.
ảnh hưởng và làm phiền đến gia đình.
Bài 3:
Hậu quả của học tập thiếu sáng tạo :
Học tập không tiến bộ .
Chỉ quen với phương pháp cũ , không tiếp cận được tri thức mới .
File đính kèm:
- GDCD 8 tuan 1320132014.doc