Giáo án Giáo dục công dân lớp 8

I. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

-HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.

2. Kỹ năng:

HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Thái độ:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

-Biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

 

II. Những điều cần lưu ý:

 1. Nội dung trọng tâm:

- Cần làm cho HS hiểu rõ tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp giao tiếp ứng xử cần thiết của mỗi cá nhân trên cơ sở tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng xã hội.

-Nhấn mạnh cốt lỗi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn, phê phán, phản đối, chống lại những điều sai trái.

-Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc ( qua thái độ, lời nói, hành vi ).

2. Phương pháp:

- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề và tổ chức thảo luận nhóm để HS tự rút ra nội dung chính trong bài ( GV hướng dẫn, điều khiển HS ).

- Kết hợp phương pháp đàm thoại, giảng giải, trao đổi để HS hiểu kiến thức, biết liên hệ thực tế. Có thể cho HS sắm vai xử lý tình huống để đánh giá mức độ ứng xử giao tiếp của các em.

3. Tài liệu phương tiện:

-SGK + SGV GDCD lớp 8.

-Một số mẫu truyện, thơ, câu nói, ca dao – tục ngữ bàn về sự tôn trọng lẽ phải.

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời : Mọi người phải tuân theo pháp luật nếu ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý đích đáng ( với nhiều biện pháp khác nhau tùy mức độ vi phạm). GV Nhận xét, chốt và đây cũng là ý chính mà phần đặt vấn đề muốn đề cập. => Chuyển : Để hiểu rõ hơn pháp luật là gì mà mọi người phải theo? Ta chuyển sang nội dung bài học. Họat động 2 : Phân tích nội dung bài học . Đàm thọai, vẽ sơ đồ phân biệt ĐĐ – PL, thảo luận GV : Theo các em giữa ĐĐ và PL có điểm giống và khác nhau? Mối quan hệ? HS : + Giống : Hướng con người đến cái tốt Điều là những chuân mực chung để đều chỉnh hành vi con người theo hương tich cực + Khác : Đạo đức _ Tùy ý thức con người thực hiện. _ Chỉ bị dư luận, lương tâm lên án Pháp luật _ Bắt buộc thực hiện _ Bị nhà nước xử lý nghiêm minh GV : Cho HS theo dõi sơ đồ phân biệt Đạo đức _ Chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân ( CD, TN lời nói). _ Tự giác thực hiện ( tùy ý thức ). _ Dư luận, XH, long tâm lên án. à Chỉ mối quan hệ gắn bó Pháp luật _ Do nhà nước đặt ra ( qua văn bản PL ). _ Bắt buộc cưỡng chế thực hiện _ Giáo dục, phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền. HS : Quan sát và nhớ sơ đồ tại lớp. GV : Theo các em với XH ngày nay con người nên dùng chuẩn mực đạo đức hay chuẩn mực pháp luật để xây dựng quản lý và phát triển đất nước? Vì sao? HS : Suy nghĩ, chọn phương án phải dùng pháp luật mới đảm bảo XH ổn định, mọi thứ sẽ đi vào khuôn khổ, khắc phục được những tiêu cực ( do pháp luật nghiêm minh, công bằng, ). GV chốt : Các em cũng đã thấy như ở trường thì có nguy cơ ở trường, cơ quan – xí nghiệp thì có qui định của cơ quan, xí nghiệp để quản lý, ổn định tập thể đó Và điều hiển nhiên : XH thì phải có pháp luật để quản lý, ổn định và phát triển XH theo chuẩn mực chung, đảm bảo lợi ích cho mọi người ( XH là một tập hợp chứa đựng số lượng người rất lớn với nhiều sự vật, sự việc khác nhau nếu không có pháp luật thì XH sẽ hỗn độn, mọi người sống tùy tiện, nhiều tiêu cực sẽ xảy ra Vậy xét cho cùng pháp luật là gì mà sao nó lại có giá trị như vậy? HS : Định nghĩa pháp luật. GV : Nhấn mạnh ý chính của định nghĩa ( có thể đưa VD minh họa). Họat động 3 : Củng cố ( giải BT ). BT1 : Đánh dấu x vào cột pháp luật nếu hành vi đó có nội dung thuộc qui định pháp luật và do pháp luật xử lý. Hành vi Đạo đức Pháp luật _ Đi học đúng giờ _ Mặc đồng phục đến trường _ Không đi xe đạp hàng 3 _ Trả lại của rơi cho người mất _ Rủ bạn trường khác đến đánh nhau _ Lễ phép với CB – CNV của trường _ Tự do phát biểu ý kiến, kiến nghị _ Cha mẹ đánh đập, chửi mắng con vì cho là con hư X X X X X BT2 : Cho biết hành vi nào vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật? Nêu biện pháp xử lý? a. Cha mẹ cư xử không công bằng với con cái b. Vượt đèn đỏ c. Chiếm đọat tài sản công dân > 50 triệu d. Hành hung gây thương tích cho người khác đ. Buôn bán băng hình đồi trụy Phần ghi bảng I. Đặt vấn đề : - Mọi người phải tuân theo pháp luật - Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý . II. Nội dung bài học : 1. Pháp luật là gì? Pháp luật là: Các qui tắc xử sự chung; Cĩ tính bắt buộc; Do nhà nước ban hành và bảo đảm thi hành bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Dặn dò : _ Học p1 NDBH/ 60 _ Làm BT4/ 61 _ Xem phần còn lại * Rút kinh nghiệm : Tiết Tuần Ngày soạn Ngày dạy 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Khái niệm pháp luật? -> Có thể sữa BT4/ 61. Câu 2: Nêu hai hành vi thực hiện (hoặc không thực hiện) theo pháp luật Nêu hai hành vi thực hiện (hoặc không thực hiện) về mặt đạo đức 3. Vào bài mới (tt) Các họat động của Thầy và Trò Họat động 1 : Triển khai NDBH (tt) cho HS thảo luận để tìm hiểu đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật GV : Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm ( 3 nhóm ) với 3 câu hỏi sau : + Nhóm 1 : Hãy nêu những đặc điểm vốn có của pháp luật. Cho một vài VD minh họa để thấy được các đặc điểm đó. à Đặc điểm : - Tính quy phạm phổ biến - Tính xác định chặt chẽ - Tính bắt buộc VD : Qui định ban ra cho mọi người à áp dụng cho mọi người không có sự phân biệt ( Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật / Đèn đỏ mọi người phải dừng lại ). Như khỏan 2 Điều 132 à Thể hiện tính bắt buộc (nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù ). + Nhóm 2 : Bản chất của pháp luật VN? Giải thích vì sao pháp luật VN có bản chất đó? Cho VD minh họa. à Thể hiện ý chí của dân, quyền dân chủ của dân vì nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; g/c lãnh đạo dược bấu cử trong nhân dân. VD : Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Công dân có quyền tự do ngôn luận + Nhóm 3 : Cho biết vai trò của pháp luật? Cho một vài VD thể hiện rõ vai trò đó. à Là công dân quản lý nhà nước, KT, VHXH, giữ gìn an ninh, chính trị, TTXH; là phương tiện phát huy quyền làm chủ của người dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dân, đảm bảo công bằng XH . VD : - Bộ luật hình sự à xử lý tội phạm - Quyền được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục của trẻ em à đảm bảo quyền hợp pháp. - Luật KT, luật doanh nghiệp - Luật an tòan giao thông - Có quyền tự do kinh doanh à phải đóng thuế HS : Trao đổi, thảo luận, trình bày đóng góp ý kiến và bổ sung. GV : Qua phần thảo luận trên cho thấy công dân pải có trách nhiệm như thế nào? HS :“Sống lao động , học tập theo hiến pháp, pháp luật”. GV chuyển : Như vậy lớp ta tìm hiểu về pháp luật, đặc điểm, bản chất cũng như vai trò của pháp luật để minh chứng cho sự hiểu biết về luật Cô mời cả lớp cùng tham gia giải quyết một số tình huống có sự vận dụng các điều luật pháp luật nước ta. Họat động 2 : Rèn luyện kỹ năng (giải BT) GV cùng HS thực hành BT 1, 2, 3/ 60, 61 – SGK BT1/ 60 + GV chủ nhiệm, thấy giám thị, ban giám hiệu, cha mẹ đều có quyền xử lí những hành vi của Bình. + Căn cứ xử lí vi phạm là nội quy nhà trường. + Hành vi đánh bạn -> vi phạm pháp luật. BT2/ 61 + Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo quản lí HS tốt về mọi mặt HT, KT để trường là một tổ chức ổn định, bền vững, phát triển à giáo dục nhân cách con người. + Biện pháp nội quy được thực hiện -> qui định rõ hình phạt kèm theo đối với từng lỗi cụ thể ( viềt tự kiểm, mời phụ huynh, đưa ra hội đồng kỷ luật, hạ hạnh kiểm, đuổi học, ). + Nếu trường không có nội qui à hỗn độn, rối lọan, HS sẽ tự tiện làm theo sở thích, thích thì học , không thích thì thôi Không đảm bảo chất lượng KL, HT. + Xã hội không có pháp luật thì cũng như trường không có nội qui và còn tệ hơn, con người sẽ làm theo sở thích của mình, có thể thương vong, tổn thất, TTXH không còn, + Mọi công dân phải tuân theo pháp luật bởi vì pháp luật là những qui tắc xử dụng chung có tính bắt buộc nhằm làm cho XH tiến bộ, ồn định, BT3/ 61 a. “ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần “. b. Việc thực hiện bổn phận trong CD – TN dựa trên cơ sở tình cảm, ý thức của con người; nếu không thực hiện sẽ bị người thân , XH lên án. c. Nếu vi phạm Điều 48 luật hôn nhân và gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là qui định của pháp luật có qui định trách nhiệm và hình phạt cụ thể. Họat động 3 : Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào pháp luật HS thực hiện trò chơi thi đua hoặc hái hoa GV : Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi “CD – HS sống, lao động, học tập theo hiến pháp và pháp luật”. 1. Kể chuyện gương tốt hoặc chưa tốt 2. Đọc thơ, CD, TN nói về pháp luật 3. Diễn tiểu phẩm ngắn nói về cuộc sống theo pháp luật hoặc không theo pháp luật. HS : Tiến hành trò chơi GV : Cùng HS nhận xét, giáo dục tư tưởng “Vào thời kỳ xa xưa, chưa có nhà nước, chưa có pháp luật người ta điều chỉnh hành vi của con người bằng những qui tắc xử sự của đạo lí làm người. Nhưng khi nhà nước ra đời, những qui tắc đó không còn đủ sức mạnh và không còn phù hợp với XH hiện đại à phương tiện quảng lý XH mới ra đời đó là pháp luật. Với tư cách là công dân của XH yêu cầu đặt ra là mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật để góp phần làm cho XH ngày càng văn minh, phát triển hơn ”. Phần ghi bảng II. Nội dung bài học : (tt) 2. Đặc điểm của pháp luật: a. Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là : Khuơn mẫu, thước đo hành vi của mọi người; Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. b. Tính xác định chặt chẽ: Điều luật phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ. c./ Tính cưỡng chế: Mang tính quyền lực Nhà nước; Mọi người đều phải tuân theo; Nếu vi phạm sẽ bị xử lí. 3. Bản chất pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Pháp luật thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. 4. Vai trị của pháp luật: Là cơng cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân Dặn dò : _ Học + ôn NDBH/ 60 _ Hòan tất BT/ 60, 61 _ Ôn tập * Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD lop 8.doc