Giáo án Giáo dục công dân lớp 8

I. Mục đích bài học

- Giúp HS hiểu được thế nào là lẽ phải

- Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống

- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải

- Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

II. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV GDCD 8

- Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn

- Bài tập tình huống GDCD8

III. Hoạt động dạy học

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành trên cơ sở HP Hình thức thể hiện Các câu ca dao,tục ngữ, châm ngôn Các văn bản pháp luật Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác thực hiện thông qua tác động của dư luận XH Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. 3. Củng cố Khoanh tròn vào các câu đúng trong các câu dưới đây: Phấp luật là đường lối chính sách của Đảng Pháp luật phản ánh đường lối, chính sách của Đảng Pháp luật cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng. Pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách ủa Đảng. Pháp luật có thể thay thế đường lối, chính sách của Đảng. ốKL: Xa xưa loài người có một thời không có pháp luật. Người ta điều chỉnh hành vi của con người bằng những chuẩn mực, những quy tắc xử sự củađạo lý làm người. Khi nhà nước ra đời, những quy tắc, tậpquán đó trở nên bất lực trong hành vi của con người. Một phương tiện ra đời, đó chính là pháp luật 4. Dặn dò - Chuẩn bị các bài thảo luận theo phân công của các tổ chuẩn bị cho tiết ngoại khoá Nhóm1: Tình bạn là gì? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh? Nhóm 2: Có hay không có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa những người khác giới? Những điều cần tránh trong quan hệ với bạn khác giới? Nhóm 3: Em đánh giá ntn về hiện tượng yêu qua sớm trong các bạn HS, sinh viên hiện nay? Hiện tượng đó gây nên những hậu quả gì? Nhóm 4: Tìm tình huống, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, thơ nói về tình bạn Mỗi nhóm chuẩn bị một bài hát với chủ đề tình bạn. Tiết 32: Thực hành ngoại khoá Diễn đàn: Thanh niên trước ngưỡng của cuộc sống Chủ đề: Tình bạn- tình yêu tuổi học trò I. Mục tiêu bài học Giúp HS hiểu được - Đi sâu tìm hiểu mọi khía cạnh của tình bạn như + Tình bạn khác giới + Tình yêu tuổi học trò - Mục đích: Giúp HS có cái nhìn đúng dắn về tình bạn- tình yêu tuổi HS, tránh cái nhìn lệch lạc sai trái - Các em biết trân trọng và cố gắng xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng lành mạnh II. Phương tiện dạy học Những bài chuẩn bị của HS Bài báo, thơ, chuyện III. Hoạt động dạy và học HS trình bày phần thảo luận đã chuẩn bị ở nhà của mình Các nhóm, thành viên trong các nhóm trình bày quan điểm ý kiến của mình về bài tham luận của các nhóm Đan xen là đọc thơ và tổ chức văn nghệ IV: Tài liệu tham khảo thêm Nếu bạn cô đơn, tôi sẽ là cái bóng của bạn Nếu bạn muốn khóc, tôi sẽ là bờ vai cho bạn Nếu bạn muốn được ôm, tôi sẽ là chiếc gối. Nếu bạn cần niềm vui, tôi nguyện là nụ cười của bạn. Nhưng khi bạn cần bạn bè, tôi sẽ chỉ là tôi thôi. Bạn bè có thể được xem như một kiệt tác của thiên nhiên Bạn bè là phải chiến đấu với nhau và vì nhau mà chiến đấu. Tiết 33: Thực hành ngoại khoá Thi tìm hiểu pháp luật Tuần Trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị S: G: I. Mục tiêu bài học Giúp HS hiểu Tàm quan trọng của giao thông. Tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Một số những quy định về luật an toàn giao thông đường bộ và đô thị. Giáo dục cho HS ý thức tốt khi tham gia giao thông và vận động mọi người cùng thực hịên. II. Phương tiện dạy học Biển báo giao thông Những hình ảnh về tình trạng giao thông hiện nay. Bảng phụ, bút dạ, phấn mầu III. Hoạt động dạy và học Giới thiệu bài: ở nước ta cũng như ở các nước khác, hệ thống giao thông bao gồm: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Các loại đường GT này đều rất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đối với an ninh và quốc phòng và đời sống con người. Trong bài học này chúng ta chủ yếu tìm hiểu về giao thông đường bộ. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 Nước ta có những hệ thống đường giao thông nào? Em hãy giới thiệu đôi nét về các hệ thống giao thông đó? Hoạt động 2 GV: Khi tham gia giao thông người tham gia giao thông cần phải thực hiện những quy định ntn? GV: Qua các ngã ba ngã tư em gặp các loại đèn tín hiệu nào? ý nghĩa của từng loại? GV cho HS quan sát 4 loại biển giao thông GV: Các biển báo giao thông muốn gửi đến chúng ta thông diệp gì? GV: Có những loại biển báo giao thông nào? Phân bịêt các loại biển báo giao thông đó? GV có thể cho HS xem một đoạn băng rồi hỏi về ý nghĩa tín hiệu cảnh sát giao thông như: Hai tay giơ thẳng đứng Hai tay hoặc một tay dang ngang. Hai tay giơ về phía trước. GV giải thích thêm cho HS về tín hiệu của cảnh sát diều khiển giao thông. GV: Nếu người tham gia giao thông không thực hiện đúng những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ như tín hiệu đèn giao thông, đền tín hiệu hay biến báo giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? HS phát biểu tự do GV nhận xét, chốt và dẫn dắt sang tình trạng giao thông hiện nay GV cho HS quan sát một số hình ảnh và số liệu về tình hình giao thông đường bộ hiện nay. GV: Em có nhận xét gì về tình hình giao thông VN hiện nay qua những hình ảnh trên? HS phát biểu ý kiến GV chốt ý GV: Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng gia tăng tai nạn giao thông hiện nay? GV: Em hãy đóng góp ý kiến của mình để góp phần cải thiện tình trạng giao thông Việt Nam hiện nay? GV: Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào đối với từng đối tượng khi tham gia giao thông? a. Đối với người đi bộ GV: Em đã thực hiện điều này như thế nào? Đối với người đi xe đạp Đối với người đi xe máy GV: Vạch chỉ đường là gì? ý nghĩa? GV giới thiệu thêm về vạch chỉ đường I. Hệ thống đường giao thông - Đường bộ: Đường giành cho người đi bộ và các phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe máy, ôtô. - Đường sắt: Giành cho xe lửa - Đường thuỷ: Đường biển, đường sông, giành cho thyền, tàu, phà đi lại - Đường hàng không: Vùng trời giành riêng cho máy bay. II.Quy tắc giao thông đường bộ 1. Quy tắc chung Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống tín hiệu giao thông. 2. Đèn tín hiệu giao thông - Tín hiệu màu xanh: Được đi - Tín hiệu đỏ là cấm đi - Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp. - Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. 3. Biển báo giao thông - Biển báo cấm: Để biểu thị các điều cấm. Có hình dạng tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền vẽ màu đen(có 39 kiểu) - Biển báo nguy hiểm: Để cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trong hình vẽ màu đen.(46 kiểu) - Biển hiệu lệnh. Báo cáo hiệu lệnh phải thi hành. Có dạng hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vễ màu trắng.(9kiểu) - Biển chỉ dẫn: Chỉ hướng hay những điều cần biết. Có dạng hình chữ nhật hay hình vuông, nền xanh lam(48kiểu) - Nhóm biển phụ: Thuyết minh, bổ sung cho các loại biển trên. Có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh(9 kiểu) 4. Hiệu lệnh của cảnh sát điền khiển giao thông - Hai tay giơ thẳng đứng là người đi đường phải dừng lại. - Hai tay hoặc một tay dang ngang là người đi đường phía trước hoặc phía sau CSGT phải dừng lại; người đi đường ở phía bên phải và bên trái CSGT được đi thẳng và rẽ phải. - Hai tay giơ về phía trước là người đi đường phía bên phải hoặc phía sau CSGT phải dừng lại; người đi đường ở phía trước CSGT được rẽ phải; người đi đường ở phía bêb trái CSGT được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng CSGT. III. Tình hình giao thông hiện nay 1. Giao thông có nhiều biến đổi - Dân số tăng - Phương tiện giao thông nhiều - Chất lượng giao thông kém 2. Nguyên nhân - ý thức của người tham gia giao thông kém. - Tổ chức điểu hành giao thông chưa tốt. - Hệ thống đường giao thông, phương tiện giao thông kém, không đảm bảo chất lượng. - Mật độ tham gia giao thông tăng. IV. Những quy định của pháp luật 1. Đối với người đi bộ - Đi sát mép đường, phía tay phải của mình - Tại các đường giao nhau phải theo đèn báo và tín hiệu cuae người chỉ huy GT, đi theo lối dành riêng cho người đi bộ. - Trẻ em dưới 7 tuổi phải có người lớn hướng dẫn đi. - Không được nhảy lên, nhảy xuống hay bám vào xe đang chạy. - Không mang các vật cản trở giao thông. - Qua đường sắt phải quan sát kĩ. 2. Đối với người đi xe đạp - Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở một người bệnh đi cấp cứu thì được chở 2 người lớn. - Các hành vi cấm: + Đi xe dàn hàng ngang. + Đi xe lạng lách, đánh võng. + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác. + Sử dụng ô, điện thoại di động + Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, vác và chở vật cồng kềnh + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh + Gây mất trật tự an toàn giao thông 3. Đối với người đi xe máy - Đối với xe máy có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở nên phải có giấy phép lái xe. - Trẻ em dưới 18 tuổi không được lái xe máy. - Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 3. Củng cố Ngày chủ nhật, Phạm Văn T. 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bị bạn bè rủ rê lôi kéo nên T đã đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ. Hỏi: Việc T tham gia đua xe có vi phạm pháp luật không? Hành vi đó sẽ gị xử lý ntn? Trả lời: Đua xe trái phép là hiện tượng mới xuất hiện trong ít năm gần đây ở một vài thành phố và thị xã ở nưới ta. Hiện tượng đó đang ngày càng gia tăng. Đối tượng tham gia chủ yấu là các bạn thanh thiếu niên. Tình trạng đua xe gây ra nguy hiểm cho giao thông đường phố, không những nguy hiểm trực tiếp cho người đua xe mà còn đe doạ đến tính mạng và tài sản của người khác. - Hành vi của bạn T là hành vi vi phạm pháp luật: Tội đua xe trái phép, theo điều 207 bộ luật hình sự là một trong các tội xâm phạm an toàn và trật tự công cộng. - Hình thức xử phạt + Mức độ nhẹ nhất: Xử phạt hành chính + Mức độ nặng(tái phạm, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác): Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm Ngoài ra người vi phạm còn bị phạt tiền và bôig thương cho người bị thiệt hại + Mọi trường hợp đua xe trái phép đều bị tịch thu xe. 4. Dặn dò - Tìm đọc quyền luật giao thông đường bộ. - Tích cực tham gia tuyên truyền ngoại khoá tìm hiểu luật giao thông đường bộ.

File đính kèm:

  • docGDCD 8(4).doc
Giáo án liên quan