I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1. Về kiến thức :
- Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Nêu một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
2. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải .
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí dân tộc.
* Tích họp GTS: giá trị tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
3. Về kỹ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải . Cụ thể là
- Biết tôn trọng sự thật;
- Đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng;
- Có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái; .
*Tích hợp KNS: KN ứng xử, KN trình bày suy nghĩ, KN phân tích so sánh.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN .
-SGK .SGV .Tài liệu HD thực hiện chuẩn KT- KN GDCD 8.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
III.PHƯƠNG PHÁP .
- Phương pháp nêu vấn đề .
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
- Xử lí tình huống.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: .
1.Ổn định tổ chức.(1’)
2.Kiểm tra bài cũ :( 2’) Kiểm tra sách vở của học sinh .
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: (2’) GV đưa ra tình huống:Tại lớp 8B đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp
LT:Ngày lễ khai giảng năm học mới nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, ai có ý kiến về vấn đề này?
Tổ 1:Nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp
Tổ 2:Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với HS và phù hợp với ngày lễ long trọng
Tổ 3:Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặc đúng qui định nhà trường mới là tốt nhất
LT:Các tổ đã đưa ra ý kiến của mình,bây giờ mình xin kết luận:Chúng ta mặc đồng phục trong ngày lễ khai giảng
Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ
GV:Việc làm của các bạn LT, tổ 1, tổ 2, tổ 3 thể hiện đức tính gì -> dẫn dắt vào bài mới
132 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niềm tin vào PL
- Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quên sống và làm việc theo PL.
II. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- SGK, SGV GDCD8 và tài liệu Chuẩn kiến thức KN .
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự.
- Một số mẫu chuyện về tấm gương chấp hành, bảo vệ pháp luật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1) Em hãy xác định: Điều 131 của HP: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam?
2) Hãy nêu trách nhiệm của công dân?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới:(1’)
GV yêu cầu mỗi HS nêu 1 số chuẩn mực đạo đức mà các em đã học (ví dụ: yêu thương con người, cần kiệm, trung thực, giản dị, tiết kiệm ) trong cuộc sống con người không chỉ rèn luyện phẩm chất đạo đức mà còn phải chấp hành những chuẩn mực pháp luật do Nhà nước quy định. Vậy pháp luật là gì, đặc điểm bản chất của PL, vai trò của PL trong đời sống XH ð Đó là nội dung của bài học hôm nay.
b) Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu pháp luật là gì? (15’)
GV: Giới thiệu cho HS 1 số văn bản pháp luật của Nhà nước: Luật hình sự, luật dân sự, Quy chế xử lý hành chính
Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: đọc cho cả lớp theo dõi.
GV hướng dẫn cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý SGK/ 59, 60.
? Nêu nhận xét về điều 74 HP và điều 132 Bộ luật hình sự.
HS: Nêu nhận xét:
ð 2 điều này có mối quan hệ với nhau: Điều 74 HP là qui định của PL (công dân có quyền khiếu nại, tố cáo) và điều 132 của Bộ luật hình sự qui định xử lý đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
? Điều 132 của Bộ luật hình sự thể hiện đặc điểm gì của PL?
HS: trả lời
ð Đặc điểm : tính quy phạm phổ biên, tính xác định chặt chẽ, tính bắt buộc (cưỡng chế).
GV: Kết luận: PL là qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc, thể hiện ở 2 điểm:
Mọi người phải tuân theo PL.
Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý.
HS: Đọc Điều 189: Tội hủy hoại rừng (Bộ luật hình sự)
GV: Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lý như thế nào?
HS: Dựa vào điều 189 để trả lời.
Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm của pháp luật (15’)
GV: Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao Nhà trường phải có nội quy?
HS: trả lời ð để đảm bảo trật tự, ổn định nề nếp trong nhà trường.
GV: đặt giả thiết: Em thử hình dung nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao?
HS: mất trật tự, không ổn định, mọi hoạt động của nhà trường sẽ bị rối loạn, ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý thích
GV: Dẫn dắt HS: hình dung nhà trường là 1 xã hội thu nhỏ, và thử tưởng tượng 1 XH không có pháp luật thì sẽ như thế nào?
GV: Diễn giải và phân tích các đặc điểm của PL:
Tính qui phạm phổ biến: qui định khuôn mẫu, mô hình xử sự có tính thổ biến chung (phải làm gì, được phép hay không được phép làm gì, chịu trách nhiệm gì và bị xử lý như thế nào khi vi phạm) được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn.
Ví dụ: Luật GTĐB: khi qua ngã tư gặp đèn đỏ, mọi người, mọi phương tiện đều phải dừng lại.
Tính xác định chặt chẽ: nội dung các qui định PL rất rõ ràng, mọi người đều hiểu và thực hiện chính xác, chặt chẽ.
Tính bắt buộc (cưỡng chế): PL do Nhà nước ban hành mang sức mạnh quyền lực của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo luật định.
1. Pháp luật là gi?
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2.Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến
-Tính xác định chặt chẽ
-Tính bắt buộc( tính cưỡng chế)
4. Luyện tập, củng cố: Làm tập SGK: (7’)
* BT1/60: Hành vi vi phạm của Bình: đi học muộn, không làm bài tập, mất trật tự trong lớp ð BGH nhà trường sẽ xử lý trên cơ sở nội qui trường học.
Hành vi vi phạm PL: đánh nhau với các bạn trong trường. Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
* BT: Phân loại các vi phạm sau (vi phạm đạo đức, vi phạm PL ) và nêu biện pháp xử lý các hành vi đó:
Cha mẹ cư xử không công bằng với con cái
Vượt đèn đỏ
Chiếm đoạt tà sản của công dân
Đua xe trái phép
Con cháu đối xử bạc bẽo với ông bà, cha mẹ
Buôn bán ma túy
Hành hung gây thương tích cho người khác
Anh em trong gia đình luôn tỏ thái độ hiềm khích lẫn nhau
Hối lộ người đang thi hành công vụ
Không tham gia cứu trợ đồng bào lũ lụt, thiên tai
Vi phạm PL: b, c, d, f, g, i
Vi phạm đạo đức: các câu còn lại
5. HDVN: (1’) - Học bài cũ, làm bài tập 2, 3 SGK/61
- Tìm hiểu bản chất của PL, vai trò của PL trong đời sống xã hội
- Tìm đọc một số văn bản pháp luật: luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính
* Rút kinh nghiệm :
..
Ngày soạn: 6/4/2013
Tuần 31; tiết 31
BAØI 21: PHAÙP LUAÄT NÖÔÙC COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA
VIEÄT NAM (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu pháp luật là gì ?
- Đặc điểm của pháp luật nước CHXHCNVN.
2. Về kỹ năng:
- Biết đánh giá các tình huống xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội.
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào PL
- Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quên sống và làm việc theo PL.
II. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- SGK, SGV GDCD8 và tài liệu Chuẩn kiến thức KN .
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự.
- Một số mẫu chuyện về tấm gương chấp hành, bảo vệ pháp luật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1) Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật?
2) Bài tập 1 SGK/60?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới: (1’)
Có ý kiến cho rằng: “Con người chỉ cần sống có đạo đức là đủ, mọi người luôn sống tốt với nhau là được, xã hội không cần phải có luật pháp”.
GV: Hỏi HS có đồng ý với ý kiến đó không
a Không đồng ý. Vì trong xã hội tồn tại nhiều mối quan hệ a cần phải có pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ đó. Bất kỳ một xã hội có giai cấp nào cũng phải có pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người. Con người không chỉ sống có đạo đức mà còn phải tuân theo PL a Vậy bản chất của Nhà nước ta? PL có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội a học bài mới
b) Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của PL Việt Nam
GV: Yêu cầu HS thảo luận (2 bàn 1 nhóm) tìm hiểu đặc điểm và những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã học để chứng minh: PL nước CHXHCNVN thể hiện chính sách dân chủ và quyền làm chủ về mọi mặt của công dân.
HS: Thảo luận theo nhóm:
- Quyền chính trị, quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, xã hội.
GV: gọi HS trình bày.
GV: Ghi nhanh các ý đúng lên bảng
a + Về chính trị: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, cán bộ nhà nước, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo
+ Về kinh tế: Quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về TLSX, người lao động.
+ Về văn hóa: Quyền và nghĩa vụ học tập, quyền nghiên cứu khoa học.
+ Về xã hội: Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
+ Đồng thời công dân còn có các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân khác: quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do đi lại, cử tri, tự do tín ngưỡng, tôn giáo
a Pháp luật nước ta đã ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên mọi mặt đời sống xã hội và nhà nước cũng tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó.
? Điều này thể hiện PL nước ta có bản chất gì?
HS: Dân chủ, thể hiện quyền làm chủ của công dân.
a GV kết luận: PL nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện tính chất dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Hoạt động 2 Phân tích vai trò của PL đối với xã hội
GV: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy?
ð Để đảm bảo trật tự, ổn định nề nếp trong nhà trường.
? nếu không có nội quy thì nhà trường sẽ ra sao?
a Mất trật tự, không ổn định, mọi hoạt động của nhà trường bị rối loạn: ai muốn đến lớp giờ nào cũng được, muốn ra về lúc nào tùy thích.
? Hình dung nhà trường là 1 xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng 1 XH không có PL thì sẽ như thế nào?
a Xã hội sẽ rối loạn, không có trật tự, kỷ cương. Xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Mọi người sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhau, xâm phạm đến tài sản của nhà nước, an ninh chính trị không được đảm bảo, tội phạm lộng hành
a Vai trò của PL: là công cụ để quản lý nhà nước, giữ vững anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Hoạt động 3: Nêu trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
a Vì vai trò ý nghĩa như vật nên mọi người phải có trách nhiệm ntn?|
Liên hệ: Bản thân em đã chấp hành PL như thế nào?
a Chấp hành nội quy, kỷ luật của trường học, chấp hành luật giao thông, luật bảo vệ rừng, luật bảo vệ di sản văn hóa
1.Khái niệm:
2.Đặc điểm của pháp luật:
3.Bản chất pháp luật Việt Nam:
- Pháp luật nước CHXHCN VN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trên tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội.
4.Vai trò của pháp luật:
-Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội.
-Pháp luật là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả công dân, bảo đảm công bằng, xã hội.
5. Trách nhiệm của công dân
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng.
4. Luyện tập, củng cố: Làm tập 3,4 SGK/61
5. HDVN:
- Học bài cũ.
- Sưu tầm những tấm gương chấp hành tốt pháp luật trên báo, đài, ở địa phương.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành ngoại khoá
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..
File đính kèm:
- GDCD 8(2).doc