A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Học sinh nắm được những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể và ý nghĩacủa nó.
2. Kỹ năng: Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Kích thích tư duy.
- Giải quyết vấn đề.
- Sắm vai.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên chuẩn bị: tranh bài 1, giấy khổ lớn, .
2. HS chuẩn bị: Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học.
69 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trường THCS Vĩnh Xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi nhặt được thư của người khác em sẽ làm gì?
HĐ2: Thảo luận ,phân tích tình huống
HS: Đọc TH sgk
GV: ? Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không có ý kiến của HĐND có được không? Vì sao?
- Em có đồng ý với giải pháp của P là đọc xong rồi dán lại đưa cho HĐND không?
- Nếu là Loan E sẽ làm ntn?
HS: làm việc theo nhóm nhỏ và trả lời.
GV: Giớ thiệu Điều 73 HP 1992(gv sử dụng bảng phụ)
Điều 73 -HP1992
" Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật.
Việc bóc mở thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật"
HĐ3 Thảo luận nhóm tìm hiểu về quyền đảm bảo bí mật thư tin, điện thoại, điện tín
HS: Đọc Điều 125 BLHS 1999(t58-sgk) và thảo luận:
? Thế nào là quyền đảm bảo bí mật ,thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
? Những hành vi nào là vi phạm pl về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? ( Bóc mở thư của người khác, nghe trộm điện thoại..)
? Người vi phạm sẽ bị pl xử lí ntn?
GV: Nêu câu hỏi xử lí: Nếu em thấy bạn em bóc thư hoặc nghe trộm điện thọai người khác em sẽ làm gì?
HS: Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày
GV: Nhận xét và kết luận những nội dung chính
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập: Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau:
a. Bố mẹ xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?
b.Nếu bố mẹ đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì?
HS: Ghi cách ứng xử ra giấy và tbày
I. Tình huống: sgk
II. Nội dung bài học:
1.Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong HP của nhà nước ta (Điều 73)
Điều đó có nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
III. Bài tập:
- Bài tập ứng xử:
4. Củng cố:
- Thế nào là quyền đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
- Là hs em sẽ làm gì để đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác?
5. Hướng dẫn học tập:
- Học thuộc nội dung bài, làm các bt còn lại và bt sth
- Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương
Tuần 33 + 34 Ngày soạn: 01/04/2012
Tiết 32 + 33: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu bài học:
- Qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc các quy tắc để bảo đảm an toàn giao thông.
- Học sinh nhận biết đuợc hành vi và thái độ nào vi phạm giao thông và các biện pháp xử lý.
- Trên cơ sở đó học sinh có ý thức thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Học sinh tìm hiểu các tình huống vi phạm giao thông và nhận biết các hành vi đúng và sai.
- Học sinh hiểu đợc các quy tắc về giao thông đồng bộ, đuờng.
- Trên cơ sở đó học sinh nhận biết những hành vi sai phạm.
II. Phương pháp:
Thảo luận, phân tích tình huống.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên và học sinh tìm hiểu thêm về các qui định khác về an toàn giao thông.
IV. tiến trình:
1. ổn định: Nắm sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tiết truớc chúng ta tìm hiểu các quy tắc về bảo đảm an toàn giao thông hôm nay chúng ta tìm hiểu các quy tắc chung về giao thông đờng bo.
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, tình huống SGK
- Giáo viên cho học sinh đọc phần thông tin tình huống.
Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông.
- Theo em, em của Hùng có bị vi phạm không?
Học sinh nhận xét tình huống 2.
Để hiểu rõ chúng ta đi học bài 2.
Nguời tham gia giao thông phải nh thế nào?
Hệ thống báo hiệu đờng bộ gồm những hệ thống nào? Vì sao phải tuân theo các quy định ấy.
b) Hoạt động 2:
Giáo viên cho học sinh đọc một số quy định cụ thể SGK.
- Đối chiếu với tình huống khi Hùng đã vi phạm.
Theo quy định về an toàn đờng sắt thì tuấn đã vi phạm, việc lấy đá ở đờng tàu gây nguy hiểm về tính mạng của Tuấn vì tàu có thể chạy ngay bất cứ lúc nào, nếu đã bị lấy đi sẽ gây nguy hiểm cho các đoàn tàu đang chạy.
I. Tình huống, t liệu:
- Hùng vi phạm vì: chưa đủ tuổi lái xe mô tô.
- Mang theo ô khi đi xe.
- Em của Hùng cũng vi phạm ngồi sau xe mà che ô - Anh đi xe máy không ngăn cản.
II. Nội dung bài học:
1/ Quy tắc chung về giao thông đuờng bộ:
Nguời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều của mình, đi đúng phần đuờng qui định, chấp hành hệ thống báo hiệu đuờng bộ.
2/ Một số quy định cụ thể:
SGK
3/ Một số quy định cụ thể về an toàn giao thông đuờng sắt.
(SGK)
4. Củng cố:
- Cho học sinh làm bài tập 1 SGK, bài tập 2 SGK, bài 3 SGK.
- Học sinh làm bài tập - học sinh nhận xét.
5. dặn dò:
- Làm bài tập và xem phần t liệu SGK.
- Ôn tập học kỳ II.
Tuần 35 Ngày soạn: 04/04/2012
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
Củng cố lại kiến trúc và kỉ năng đã được học trong học kì 2, bước đầu vận dụnh vào kiến thức và thực tiễn:
II. Phương pháp:
Hỏi đáp thảo luận
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong bài ôn tập
3. Bài mới:
Hệ thống hoá chương trình qua hệ thống câu hỏi:
1. Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em? mỗi nhóm quyền cần thiết ntn đối với cuộc sống của trẻ em?
2 .Điều kiện để có quốc tịch VN? Đk để xác định công dân một nước?
3. Các loại đèn tín hiệu giao thông? Qui định đối với người đi bộ, xe đạp..?Trách nhiệm của hs với vấn đề ATGT?
4. Quyền và nghĩa vụ học tập? Vì sao chúng ta phải học tập?Những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập?
5 .Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?Vì sao cần tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác? lấy VD về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác?
6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?VD?
7. Tại sao pluật qui định quyền bảo đảm an toàn bí mật, thư tín, điện thoại, điện tính của công dân?
4.Củng cố:
GV: Giải đáp thắc mắc
5. Dặn dò: Học kĩ nội dung, xem lại các bài tập
Tiết sau kiểm tra HKII
Tuần 36 Ngày soạn: 03/05/2012
Tiết: 35
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Hình thức: Tự luận khách quan.
MA TRẬN ĐỀ HAI CHIỀU
Mức độ
tư duy
Chủ đề (nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chủ đề 1:
Quyền trẻ em: quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.
- Nêu được tên bốn nhóm quyền theo CƯLHQ về quyền trẻ.( câu 1)
- Ý nghĩa của CƯLHQ về quyền trẻ em.( câu 6)
TSĐ: 2,5điểm
TL: 25%
Đ: 1,5 đ
TL: 60%
Đ: 1 đ
TL: 40%
Chủ đề 2:
Nhà nước CHXHCN Việt Nam- Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước.
- Thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước. Thế nào là công dân của nước CHXHCN Việt Nam.
TSĐ: 1điểm
TL: 10%
Đ: 1 đ
TL: 100%
Chủ đề 3:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về TT,ATXH,BVMT và TNTN.
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.(câu 3)
- Vận dụng những nội dung đã học vào việc thực hiện TTATGT đối với bản thân khi đi đường.( câu 4)
TSĐ: 3đ
TL: 30%
Đ: 2đ
TL:67%
Đ: 1đ
TL: 33%
Chủ đề 4:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế.
.
- Trình bày được nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. (câu 5)
TSĐ: 1,5đ
TL: 15%
Đ: 1,5 đ
TL: 100%
Chủ đề 5:.
Các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.(câu 8)
- Hiểu đươc ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.( câu 7)
TSĐ: 2đ
TL: 20%
Đ: 1 đ
TL: 50%
Đ: 1 đ
TL: 50%
TSĐ: 10đ
TL: 100%
Đ: 4 đ
TL: 40%
Đ: 4 đ
TL: 40%
Đ: 2 đ
TL: 20%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (1,5 điểm): Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em gồm có mấy nhóm quyền? Hãy kể tên.
Câu 2 (1 điểm): Căn cứ để xác định công dân của một nước là gì? Thế nào là công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 3 (2điểm): Hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông?
Câu 4 (1điểm): Là học sinh em phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
Câu 5 (1,5điểm):Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện như thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa như thế nào đói với trẻ em?
Câu 7 (1 điểm): Trình bày ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Câu 8 (1 điểm): Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
- Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em gồm có 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn.
+ Nhóm quyền bảo vệ.
+ Nhóm quyền phát triển.
+ Nhóm quyền tham gia.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
TĐ:1,5
2
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mqh giữa nhà nước và công dân nước đó.
- Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
0,5
0,5
TĐ:1,0
3
- Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Dân số tăng nhanh.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế..
0,5
0,5
0,5
0,5
TĐ:2,0
4
- Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các qui định về an toàn giao thông.
- Đi về bên phải , tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau...
0,5
0,5
TĐ:1,0
5
- Mọi công dân có thể học không hạn chế,từ bậc tiểu học, trung học, đại học , sau đai học; có thể học bất kì ngành nghè nào phù hợp với bản thân, có thể học bằng nhiều hình thức...
- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
0,75
0,75
TĐ:1,5
6
- Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đù.
1,0
TĐ: 1,0
7
- Là quyền quan trọng nhất,đáng quí nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.
1,0
TĐ: 1,0
8
- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở . không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
1,0
TĐ: 1,0
TỔNG ĐIỂM
10 đ
File đính kèm:
- GDCD 6.doc