I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Thế nào là sống giản dị và không giản dị
-Tại sao phải sống giản dị
2. Kĩ năng:
Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
79 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trường THCS Hòa hiếu 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: Đất nước ta đã và đang ngày càng đổi mới. Chính nhờ sự đổi mới mà chúng ta có được những thành tựu như ngày hôm nay.Ở địa phương chúng ta cũng không nằm ngoài sự phát triển của xã hội, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển dịa phương mình còn gặp không ít những khó khăn. Vậy những khó khăn đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: Tìm hiểu những vấn đề của địa phương..
Hoạt động của thầy và trò
Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi:
? Theo sự đánh giá của em thì hiện nay địa phương có những thay đổi gì?
H/s: - Đời sống của người dân được nâng cao.
- Các công trình điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang sạch đẹp hơn trước...
- Hầu hết trẻ em trong vùng đến tuổi đều được đi học.
- Trong sản xuất bà con nông dân đều đã chú trọng đến năng suất...
? Vậy theo em những thay đổi trên là do đâu?
GV: Không chỉ có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương mà dịa bàn xã ta còn được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các dự án do nước ngoài tài trợ để xây dựng CSVC. Ví dụ như trường học, trạm y tế...
? Theo em ở địa phương ta có gặp những khó khăn gì?
? Biện pháp để khắc phục khó khăn?
H/s: - Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác,
Cần có các buổi tập huấn về nâng cao trình độ cho các cán bộ địa phương.
Thu hút đầu tư của các dự án...
Nội dung kiến thức
1. Tình hình của địa phương:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong phát triển làm ăn kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
b. Khó khăn:
- Nguồn vốn tập trung cho sản xuất còn thiếu.
- KHKT chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất.
- Cơ cấu kinh tế đang ở mức nhỏ, lẻ, chưa phát triển.
Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu tình hình an ninh trật tự ở địa phương..
? Tình hình an ninh trật tự ở địa phương như thế nào?
H/s: - Vẫn còn hiện tượng đánh bạc, trộm cắp vặt, đánh nhau, rượu chè...
- Học sinh thì còn hiện tượng bỏ học để theo kẻ xấu, sa vào các tệ nạn như cờ bạc, đánh bida, chơi trò chơi điện tử...
? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
H/s: - Du nhập nhiều văn hoá phẩm đồi truỵ, băng hình không lành mạnh...
- Bố mẹ ít quan tâm đến con cái...
- Kinh tế còn nghèo...
? Theo em là học sinh và cũng là những người con của địa phương mình thì em có trách nhiệm gì?
2. Tình hình an ninh trật tự:
- Không xảy ra những vụ việc lớn.
- ANTT luôn dược đảm bảo.
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Chăm ngoan, học giỏi
- Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương...
IV. Củng cố:
Tổ chức trò chơi sắm vai cho học sinh. Tình huống là những vấn đề ở địa phương có liên quan đến học sinh.
V. Dặn dò:
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Tiết thứ: 4
Ngày soạn: 17/09/2012
BÀI 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: -Thế nào là đạo đức, kỉ luật?
-Mối quan hệ giữ đạo đức và kỉ luật.
-Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và lỉ luật.
2. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói vô kỉ luật.
3. Kĩ năng: Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-KN giải quyết vấn đề
-KN tự nhận thức
-KN thể hiện sự tự tin
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Thảo luận nhóm
-Xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Truyện kể.
-Tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
-Bài tập tình huống.
Giấy khổ to, giấy màu, hồ dán.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: GV: Đưa tình huống.
Nội dung: Một cậu bé khoảng 12 tuổi đang đánh giầy cho một thanh niên ăn mặc rất mốt. Thỉnh thoảng anh ta đưa mắt nhìn cậu bé và nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “ Mày đánh không kỹ tao không trả tiền.” Đôi giầy đã đánh xong, cậu bé trao lại và đi vào chân cho anh ta. Một tay cầm cốc bia, một tay rút trong túi ra tờ giấy 2 nghìn đồng ném xuống và bảo cậu bé “ Biến”
Đứng lên thu dọn đồ đạc vào thùng gỗ cậu bé nhìn thẳng vào mặt anh ta rồi quay đi thẳng để lại phái sau sự ngạc nhiên của anh ta và ánh mắt thiện cảm của mọi người.
Em hãy cho biết ý kiến của mình!
HS: Đọc, quan sát tình huống và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và cho điểm.
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối:
Hoạt động 1: Tình huống
Hoạt động của thầy và trò
GV: Đưa tình huống sau
Vào lớp đã được 15 phút. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp cô quay lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và chuyển tiếp để vào bài hôm nay
Nội dung kiến thức
Cách ứng xử của nam
- Đạo đức
+ Không chào cô giáo
+ Không xin phép
- Kỉ luật: Đi học muộn
Hoạt động 2: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
GV: Mời một em có giọng đọc diễn cảm đọc truyện
HS: Theo dõi và tự đọc SGK để tìm hiểu nội dung.
GV: Giúp HS khai thác truyện đọc.
GV: Có thể tổ chức trò chơi “ Nhanh mắt, nhanh tay” để HS cả lớp cùng tham gia.
Chuẩn bị:
- Cắt giấy đỏ thành hình ngôi sao năm cánh (cỡ bằng nhãn vỡ).
- Giấy khổ to để ghi sẵn câu hỏi.
- Hồ dán
Câu hỏi: bảng phụ
1, Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?
2, Khó khăn trong nghề nghiệp của anh hùng như thế nào?
Việc làm của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?
GV: Cho đếm HS có nhiều sao nhất và đánh giá từng câu một.
GV: Kết luận hoạt động 1 bằng câu hỏi: Qua phân tích truyện đọc, bạn nào có thể cho biết anh Hùng là người có đức tính như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và ghi lên bảng.
Để giúp các em hiểu rõ về đạo đức và kỉ luật chúng ta cùng chuyển sang phần 2
I.Tìm hiểu truyện đọc
Một tấm gương tận tụy vì việc chung
1
- Huấn luyện kĩ thuật.
- An toàn lao động.
- Dây bảo hiểm.
- Thứng lớn.
- Cưa tay
- Cưa máy
2
- Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt.
- Khảo sát trước.
- Có lệnh côgn ty mới được chặt.
- Trực 24/24 giờ.
- Làm suốt ngày đêm.
mưa rét.
- Vất vả
- Thu nhập thấp
3
- Không đi muộn về sớm.
- Vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội.
- Nhận việc khó khăn, nguy hiểm.
- Được mọi người tôn trọng yêu qui
Đức tính của anh: - Có đạo đức
- Có kỉ luật
Hoạt động 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Chia nhóm thảo luận (3 nhóm)
Câu hỏi
1, Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
2, Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
3, Để trở thành người có Đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật?
HS: Trao đổi nhóm, nhóm trưởng ghi vào giấy to.
GV: Yêu cầu các nhóm HS cử đại diện lên trình bày khi hết thời gian quy định.
HS: Nhận xét, tự do trình bày ý kiến.
GV: Kết luận và ghi tóm tắt lên bảng.
Lưu ý: Sau khi HS trình bày nội dung thảo luận theo nhóm, GV kết hợp phương pháp diễn giải, đàm thoại tự rút ra bài học.
GV: Đặt câu hỏi cho HS giỏi: Câu hỏi nhóm 3 có thể thay bằng câu hỏi khác được không?
HS: Trả lời.
GV: Cho Hs giải thích câu tục ngữ:
Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước
HS: Tự bộc lộ suy nghĩ.
GV: kết luận
II. Nội dung bài học
Nhóm 1:
- Quy định chuẩn mực ứng xử con người với con gnười, với côgn việc, với tự nhiên và môi trường sống.
- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án.
Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ.
Nhóm2
- Quy định chung của tập thể, xã hội mọi người phải tuân theo. nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định.
Ví dụ: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không quay cóp bài, chấp hành luật giao thông.
Nhóm 3
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.
- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
Ví dụ: Siêng năng học tập, thường xuyên thực hiện :
Muốn làm tốt công việc, mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tự giác tuân theo những quy định chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của người vừa mang tính kỉ luật.
c)/Thực hành, luyện tập:
Bài tập a SGK, trang 14..
HS làm việc cá nhân.
Gv: Chữa bài tập.
-GV cho HS đóng vai với tình huống sau:
+ Một HS đi học muộn, đầu tóc rối, quần áo xộc xệch, chân đi dép lê, dáng vẻ hốt hoảng, phản ứng của cô giáo và các bạn,..
GV: Hướng dẫn bài tập c SGK, tr 14
GV: Nhắc nhở học sinh đọc kĩ bài tập. Đặt giả thuyết và kết luận, từ đó để đánh giá hành vi của bạn tuấn.
- Hoàn cảnh khó khăn.
- Tuấn thường xuyên phải đi làm thêm.
- Thỉnh thoảng nghỉ tham gia hoạt động tập thể lớp.
- Tuấn nghỉ có báo cáo.
- Giải pháp giúp đỡ
(HS: tự trình bày quan điểm cá nhân)
2, Bài tập c, trang 14, SGK
- kết luận về Tuấn: Có đạo đức, có ý thức kỉ luật
d/Vận dụng: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG HÀNH VI ỨNG XỬ
GV: Phát phiếu học tập.
Câu hỏi:Nêu hành vi trái ngược với kỉ luật của một số bạn học sinh hiện nay? (ở gia đình, ở lớp)
HS: Làm ra phiếu
GV: Gọi HS trả lời, ghi nhanh kết quả lên bảng.
GV: Nhận xét và cho điểm.
* Một số hành vi trái với kỉ luật
- Đi chơi về muộn.
- Đi học muộn.
- Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Không trực nhật lớp.
- Không làm bài tập.
- la cà, hút thuốc lá.
- Mất trật tự, quay cóp...
4/Hướng dẫn về nhà:
-Bài tập về nhà (các bài tập còn lại trong SGK, trang 14)
-Tự thiết lập tình huống cho bài 5
-Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật.
* Gợi ý:
Tục ngữ: -Đất có lề quê có thói.
-Nước có vua, chùa có bụt.
-Quân pháp bất vị thân.
Ca dao
Bề trên chẳng giữ kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Danh ngôn
Không phải là sức lực mà tính kỉ luật đã làm nên những công trình vĩ đại
Ngạn ngữ Anh
File đính kèm:
- cong dan 7 tich hop.doc