I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là sống giản dị, vì sao phải sống giản dị, những biểu hiện của sống giản dị
2.Thái độ: Hình thành ở HS thái độ biết quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
3. Kĩ năng: Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, truyện đọc nói về sự giản dị của Bác, ca dao, tục ngữ về giản dị.
2.Học sinh: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi gợi ý, sưu tầm tấm gương về sống giản dị
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: KT sách vở của HS
3. Bài mới: GV nêu câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ đơn giản, thiết thực và dễ hiểu. Khi nói, khi viết phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được”. Sau đó dẫn dắt HS vào bài.
86 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Trần Thị Mỹ Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i biểu của ND địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương?
Vì HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do ND từng địa phương lựa chọn và bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của ND địa phương để tam gia công việc nhà nước ở địa phương.
(?) Chức năng , nhiệm vụ của UBND?
HS trả lời
GV giới thiệu Điều 123 HP 1992
(?) Vì sao UBND là cơ quan chấp hành của HĐND?
Vì UBND do ĐND bầu ra để quản lí, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng HP, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
(?) Tòa án có nhiệm vụ gì? Viện kiểm sát ND có nhiệm gì?
HS lần lượt trả lời
GV giới thiệu Điều 127, 131, 137 HP 1992
(?) Em hãy nêu tên một số người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước?
HS trả lời theo hiểu biết
GV nhận xét và giới thiệu thêm
GV kết luận, HS ghi nội dung
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền và trách nhiệm của CD đối với nhà nước.
+ Mục tiêu: HS hiểu quyền và trách nhiệm của CD với nhà nước.
+ Cách tiến hành:
(?) Nêu một số việc mà em hoặc gia đình em đến cơ quan nhà nước để giải quyết?
HS liên hệ
GV nhận xét
(?) Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước?
HS trả lời
GV chốt lại, giáo dục HS thực hiện đungs chính sách, pháp luật của nhà nước, trước hết là những quy định, quy chế học tập của nhà trường; biết giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ; đấu tranh phê phán những hiện tượng tự do, vô kỉ luật, chống phá nhà nước; phấn đấu học tập trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Bác Hồ đã dạy “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
GV liên hệ, mở rộng kiến thức
(?) So sánh bản chất nhà nước XHCN với nhà nước Tư bản?
Nhà nước XHCN
Nhà nước Tư bản
- Của dân, do dân, vì dân.
- Đảng Cộng sản lãnh đạo
- Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh
- Đoàn kết, hữu nghị vì hòa bình
- Của giai cấp tư sản
- Nhiều đảng chia nhau quyền lợi
- Bảo vệ lợi ích, làm giàu cho giai cấp tư sản
- Chia rẽ, gây chiến tranh
1. Thông tin, sự kiện.
2. Nội dung bài học.
d) Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền là chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
đ) Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát,góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
Đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ
4. Củng cố:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập d, đ SGK
- GV chôt lại
5. Dặn dò:
- HS học bài
- Nghiên cứu bài 18 “ Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn )”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 32, Tiết 31
Bài 18. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
( xã, phường, thị trấn )
.........................@..........................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được bộ máy Nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở ( UBND, HĐND xã ( phườn, thị trấn).
2. Kĩ năng:
Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sạch của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương ; ý thức tôn trong, giữ gìn an ninh, trật tự kỉ cương và an toàn xã hội ở địa phương.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết các công việc của cá nhan hay của gia đình khi cần thiết như: xin cấp giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu .... Tôn trọng giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một số điều trong Hiến pháp 1992
- Học sinh: SGK, nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
III. các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với Nhà nước?
(?) Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nhất cao nhất? Nêu chức năng của cơ quan đó?
3. Bài mới:
GV giới thiệu: Hàng ngày, người dân thường có nhiều công việc cần đến cơ quan nhà nước để giải quyết. Liên quan trực tiếp đên mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) gồm có UBND và HĐND.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống, thông tin.
+ Mục tiêu: HS hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
+ Cách tiến hành:
- HS đọc tình huống hỏi và giải đáp pháp luật ( SGK )
(?) Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
(?) Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
HS: Khi cần xin cấp hoặc sao giấy khai sinh thì đến UBND xã ( phường, thị trấn )
(?) Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) gồm có những cơ quan nào?
HS: UBND và HĐND xã, phường, thị trấn.
(?) Trường hợp xin cấp lại giấy khai sinh phải có các loại giấy tờ nào?
HS trả lời
GV chốt lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND
+ Mục tiêu: HS hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND
+ Cách tiến hành:
- HS đọc thông tin SGK
- GV nêu câu hỏi
(?) HĐND xã ( phường, thị trấn ) do ai bầu ra và có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
(?) UBND xã ( phường, thị trấn ) do ai bầu ra và có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
HS trả lời theo SGK
GV chốt lại
(?) Nêu một số việc mà em hoặc gia đình em cần đến UBND để giải quyết?
HS: Làm giấy khai sinh, xin cấp lại giấy khai sinh, xin chứng nhận hồ sơ lí lịch cá nhân, đăng kí hộ khẩu, cắt chuyển hộ khẩu, công chứng giấy tờ, đăng kí bảo hiểm y tế...
1. Tình huống, thông tin:
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) gồm: UBND và HĐND xã, phường, thị trấn.
- Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú hoặc đang đăng kí hộ tịch thực hiện.
- Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm:
+ Đơn xin cấp lại giấy khai sinh;
+ Sổ hộ khẩu gia đình;
+ Chứng minh thư nhân dân;
+ Các giấy tờ cần thiết khác để chưng minh việc mất giấy khai sinh và xin cấp lại là đúng sự thật.
2. Nội dung bài học:
a) Bộ may nhà nước cấp cơ sở:
HĐND và UBND xã ( phường, thị trấn ) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.
b) Nhiệm vụ của HĐND và UBND:
- HĐND do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tể xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương.
- UBND do HĐND bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
4. Củng cố:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập a, b SGK
- HS làm và nhận xét
- GV chốt lại UBND xã ( phường., thị trấn ) do HĐ nhân dân trực tiếp bầu ra
5. Dặn dò:
- HS học bài
- Nghiên cứu nội dung còn lại và bài tập.
........................... @ ...........................
Ngày soạn:
Ngày day:
Tuần 33, Tiết 32
Bài 18. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
( xã, phường, thị trấn ) ( tiếp theo )
.........................@..........................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được bộ máy Nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở ( UBND, HĐND xã ( phườn, thị trấn).
2. Kĩ năng:
Hình thành ở HS ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sạch của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương ; ý thức tôn trong, giữ gìn an ninh, trật tự kỉ cương và an toàn xã hội ở địa phương.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết các công việc của cá nhan hay của gia đình khi cần thiết như: xin cấp giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu .... Tôn trọng giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một số điều trong Hiến pháp 1992
- Học sinh: SGK, nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Nhiệm vụ của HĐND và UBND?
(?)Nêu một số việc mà em hoặc gia đình đến cơ quan nhà nước ở địa phương để giải quyết?
3.Bài mới: GV gới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
+ Mục tiêu: HS biết góp phần thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước ở địa phương.
+ Cách tiến hành
(?) HS cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước ở địa phương?
HS trả lời
GV chốt lại: Bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạ xã hội, phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn hóa, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm công dân
+ Mục tiêu: HS hiểu trách nhiệm công dân đối với cơ quan nhà nước ở địa phương.
+ Cách tiến hành:
(?) Công dân có trách nhiệm gì đối với cơ quan nhà nước cấp cơ sở?
HS trả lời theo SGK
GV chốt lại: Công dân phải thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Đồng thời mạnh dạn chống lại thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh
HS ghi nội dung
1. Tình huống, thông tin
2. Nội dung bài học
a) Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
b) Nhiệm vụ vủa HĐND và UBND.
c) Trách nhiệm của công dân:
- HĐND và UBND là những cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Mỗi chúng ta cần phải:
+ Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước
+ Làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước
+ Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như quy định của chính quyền địa phương.
4. Củng cố:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập c SGK
- HS làm và nhận xét
- GV chốt lại
A1, A4, A5, A6, A7 – B2
A2, A3 – B1
A8 – B4
A9 – B3
5. Dặn dò:
- HS học bài
- Chuẩn bị tiết thực hành, ngoại khóa.
File đính kèm:
- GDCD 7(15).doc