I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hs nắm được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
2/. Kĩ năng:
- Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh.
3/. Thái độ:
- Quan tâm đến mọi người xung quanh, lên án hành vi độc ác, thờ ơ, lạnh nhạt với con người.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Tranh ảnh về lòng yêu thương con người.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc trước truyện đọc, soạn phần gợi ý SGK.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 6 - Bài dạy: Yêu thương con người (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Tiết : 6
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tt).
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hs nắm được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
2/. Kĩ năng:
Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh.
3/. Thái độ:
Quan tâm đến mọi người xung quanh, lên án hành vi độc ác, thờ ơ, lạnh nhạt với con người.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Tranh ảnh về lòng yêu thương con người.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc trước truyện đọc, soạn phần gợi ý SGK.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- H1: Thế nào là yêu thương con người, nêu thể hiện.
=> Dự kiến trả lời
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Biểu hiện:
Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
Có lòng vị tha.
Biết hy sinh.
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề: GV đọc bài thơ “Tiếng ru” của nhà thơ Tố Hữu cho hs nghe => Lòng yêu thương con người có tác dụng rất lớn đến cuộc sống con người chúng ta, để hiểu rõ hơn nội dung này, cô cùng các em tiếp tục nghiên cứu bài học hôm nay.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
14’
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa lòng yêu thương con người.
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hs thảo luận nhóm theo nội dung sau:
Vì sao phải yêu thương con người?
Nêu những câu tục ngữ, ca dao thể hiện lòng yêu thương con người.
GV kết luận => ghi bài.
Hs thảo luận nhóm.
Thời gian 3’
Các nhóm ghi ý kiến thống nhất trên bảng nhóm => hết thời gian gắn lên bảng.
Lớp nhận xét, bổ sung.
2/. Ý nghĩa:
Yêu thương con người là truyềng thống quý báu của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
12’
Hoạt động 2: Luyện tập bằng hoạt động cá nhân.
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập a.
Gv nhận xét và giải thích cho hs.
Hành vi của Nam, Long, Hồng thể hiện lòng yêu thương con người.
Hành vi của bạn Toàn là không có lòng yêu thương con người bởi bạn còn quan niệm phân biệt đối xử.
Hs đọc nội dung bài tập a.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Hs xung phong giải bài tập.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hs ghi bài tập vào vở.
12’
Hoạt động 3: Rèn luyện thực tế, củng cố kiến thức bằng phương pháp sắm vai.
GV nêu tình huống: Bạn Hạnh gia đình gặp khó khăn. Lớp trưởng đã cùng các bạn tổ chức quyên góp, giúp đỡ.
Gv nhận xét và góp ý bổ sung phần lời thoại cũng như diễn xuất của các vai đóng.
Gv hướng dẫn cho hs các nhóm tham gia trò chơi thi tiếp sức.
Gv nêu thể lệ cuộc thi: mỗi nhóm nêu một nội dung thể hiện lòng yêu thương con người bằng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, thơ nối tiếp nhau từ nhóm 1 đến nhóm 4. không được lặp lại nội dung, đảm bảo tính chính xác (nếu đội nào vi phạm thì bị loại khỏi cuộc chơi) cuối cùng hết thời gian đội nào trụ được thì đội đó thắng cuộc.
Gv nêu kết quả đội thắng => tuyên dương.
Hs thảo luận nhóm.
Hs sắm vai trong tình huống GV nêu.
Cả lớp nhận xét phần sắm vai của hai đội vừa rồi.
Hs thảo luận nhóm nhanh.
Hs các nhóm đại diện tham gia cuộc thi, các bạn hkác hổ trợ tiếp cho lần sau. Cứ thế các nhóm tiếp tục cho đến hết thời gian (4’)
Hs vỗ tay hoan hô cho đội thắng cuộc.
Đáp án: A, B, C, D, G.
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học; Làm bài tập c, d SGK.
+ Chuẩn bị bài “Tôn sư trọng đạo”.
+ Đọc trước truyện đọc “Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu” => soạn gợi ý a SGK.
+ Sưu tầm những mẫu chuyện về “Tôn sư trọngđạo”.
+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thơ, những ca khúc về tình nghĩa Thầy trò.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 6.doc