I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là đạo đức, kỷ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật. Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật
2) Thái độ : HS có thái độ tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỷ luật
3) Kỹ năng: HS biết tự đánh gia, xem xét hành vi của bản thân và người khác theo chuẩn mực đạo đức và kỷ luật
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, đèn chiếu
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về Đạo đức và kỷ luật, BT tình huống.
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT.
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1)
2) Kiểm tra bài cũ: (3).
Đưa tình huống lên máy chiếu:
Một cậu bé khoảng 12 tuỏi đang đánh giày cho một thanh niên ăn mặc rất mốt. Thỉnh thoảng anh ta đưa mắt nhìn cậu bé và nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Mày đánh không kỹ tao không trả tiền.” Đôi giày đã đánh xong, cậu bé trao lại và đi vào chân cho anh ta . Một tay cầm cốc bia , một tay rút trong túi ra tờ giấy bạc 2 nghìn đồng ném xuống và bảo cậu bé: “Biến !”
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 4 - Bài 4: Đạo đức và kỷ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
NGÀY SOẠN
04
04
Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬ
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là đạo đức, kỷ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật. Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật
2) Thái độ : HS có thái độ tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỷ luật
3) Kỹ năng: HS biết tự đánh gia, xem xétù hành vi của bản thân và người khác theo chuẩn mực đạo đức và kỷ luật
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, đèn chiếu
Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về Đạo đức và kỷ luật, BT tình huống.
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT.
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (3’).
Đưa tình huống lên máy chiếu:
Một cậu bé khoảng 12 tuỏi đang đánh giày cho một thanh niên ăn mặc rất mốt. Thỉnh thoảng anh ta đưa mắt nhìn cậu bé và nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Mày đánh không kỹ tao không trả tiền.” Đôi giày đã đánh xong, cậu bé trao lại và đi vào chân cho anh ta . Một tay cầm cốc bia , một tay rút trong túi ra tờ giấy bạc 2 nghìn đồng ném xuống và bảo cậu bé: “Biến !”
Đứng lên thu dọn đồ đạc vào thùng gỗ, cậu bé nhìn thẳng vào mặt anh ta rồi quay đi thẳng để lại phía sau sự ngạc nhiên của anh ta và ánh mắt thiện cảm của mọi người.
Em hãy cho biết ý kiến của mình !
- HS: Đọc, quan sát tình huống và trả lời câu hỏi.
- GV: NX và cho điểm
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (3’)
GV đưa tình huống sau lên máy chiếu:
Vào lớp đã được 15’, cả lớp đang nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?
- HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi: Đi học muộn, không chào cô giáo, không xin phép vào lớp
- GV: NX và chuyển tiếp để vào bài học.
Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
10’
15’
12’
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc
- Mời 1 HS có giọng đọc diễn cảm đọc truyện: “Tấm gương tận tụy vì việc chung”.
- Giúp HS khai thác ND truyện đọc qua các câu hỏi dưới đây:
1) Kỷ luật LĐ đối với nghề của anh Hùng như thế nào?
2) Khó khăn trong nghề của anh Hùng là gì?
3) Việc làm của anh Hùng thể hiện đức tính gì?
- NX và ghi lên bảng, chuyển ý sang HĐ2
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học:
- Chia nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi dưới đây ( Đèn chiếu)
1) Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
2) Kỷ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
3) Để trở thành người có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỷ luật?
- Kết luận và ghi tóm tắt lên bảng, kết hợp diễn giảng, đàm thoại, rút ra bài học.
- Cho HS giải thích nội dung câu tục ngữ: Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước.
- Kết luận: Muốn làm tốt công việc mọi người phải chấp hành kỷ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tự giác tuân theo những qui định chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỷ luật vừa mang tính đạo đức.
HĐ3: Liên hệ, luyện tập, giải bài tập SGK.
- Sử dụng đèn chiếu BT a SGK, Tr14
- Chữa BT a trên đèn chiếu.
- Cho HS đọc BT c SGK.
- Bài tập rèn luyện kỹ năng hành vi ứng xử:
Nêu 1 số hành vi trái ngược với kỷ luật của 1 số bạn HS hiện nay ở gia đình, ở lớp?
- NX và cho điểm
* Kết luận toàn bài: Nêu mục tiêu bài học và nhấn mạnh sự cần thiết phải RL đạo đức và kỷ luật của HS.
- Theo dõi và tự đọc SGKđể tìm hiểu ND truyện.
- Trả lời câu hỏi.
- Các nhóm tham gia thảo luận theo nội dung câu hỏi trên đèn chiếu.
- Nhóm trưởng ghi kết quả thảo luận vào giấy khổ to, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày khi hết thời gian qui định.
- NX tự do trình bày ý kiến.
- Cùng trao đổi và ghi nội dung trên bảng vào vở.
- Tự bọc lộ suy nghĩ để trả lời.
- Làm việc cá nhân
- Đặt giả thuyết và kết luận , từ đó đánh giá hành vi của bạn Tuấn: Có đạo đức và có ý thức kỷ luật
- Giơ tay trả lời các hành vi trái ngược với kỷ luật.
- Đạo đức là những qui định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường cuộc sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
- Kỷ luật là những qui định chung của 1 cộng đồng hoặc của tổ chức XH yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ.
DẶN DÒ: ( 1’)
Về nhà làm các BT còn lại trong SGK
Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về đạo đức và kỷ luật
Chuẩn bị trước bài 5.
IV) RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
File đính kèm:
- CD7 T4.doc